Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 153648
Những đặc điểm nào sau đây không thể có ở một quần thể sinh vật?
1. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.
2. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài.
3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa.
5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
6. Quần thể có khu phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông núi, eo biển.
Tổ hợp câu đúng là:
-
A.
1, 4, 6
-
B.
1, 3, 5
-
C.
3, 4, 5
-
D.
4, 5, 6
-
A.
1, 4, 6
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 153650
Cho các nguyên nhân sau đây:
1. Xảy ra giao phối cận huyết.
2. Thiếu sự hỗ trợ, kiếm ăn và tự vệ không tốt.
3. Sinh sản nhanh, dẫn đến thiếu thức ăn, chỗ ở, xuất hiện dịch bệnh.
4. Cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực và cái ít, làm giảm khả năng sinh sản.
Số nguyên nhân mà nếu kích thước quần thể dưới mức tối thiểu sẽ dẫn đến diệt vong?
- A. 1
- B. 3
- C. 2
- D. 4
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 153651
Hiện tượng nào sau đây không thuộc quan hệ đấu tranh cùng loài?
1. Tự tỉa cành ở thực vật.
2. Ăn thịt đồng loại.
3. Cạnh tranh sinh học cùng loài.
4. Quan hệ cộng sinh.
5. Ức chế cảm nhiễm.
- A. 1, 2, 3
- B. 4, 5
- C. 3, 4, 5
- D. 1, 3, 4, 5
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 153652
Cho các hiện tượng sau:
1. Trâu, bò, ngựa đi ăn theo bầy đàn.
2. Cây sống liền rễ thành từng đám.
3. Sự tách bầy của ong mật vào mùa đông.
4. Chim di cư theo đàn.
5. Cây tự tỉa cành do thiếu ánh sáng.
6. Gà ăn trứng của mình sau khi đẻ xong.
Số quan hệ được gọi là quần tụ là:
- A. 6
- B. 3
- C. 5
- D. 4
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 153653
Xét tương quan giữa nhiệt độ trung bình và môi trường, chu kì phát triển của loài và tốc độ sinh sản của động vật biến nhiệt. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Trong cùng đơn vị thời gian, chu kì sống càng ngắn, số thế hệ của loài trong năm sẽ tăng.
B. Trong giới hạn chịu đựng, sống ở môi trường nào có nhiệt độ càng lạnh, tốc độ sinh sản của loài càng giảm.
C. Chu kì sống tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển của loài.
D. Trong giới hạn chịu đựng, nhiệt độ môi trường tỉ lệ thuận với sự phát triển của loài.
Số phương án đúng là:
- A. 4
- B. 1
- C. 2
- D. 3
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 153654
Khi đánh bắt ngẫu nhiên một loài cá ở ba vùng khác nhau người ta thống kê được tỉ lệ các loại cá theo độ tuổi ở từng vùng như sau:
Một số nhận xét được rút ra từ lần đánh bắt này như sau:
(1) Quần thể ở vùng A đang có mật độ cá thể cao nhất trong ba vùng.
(2) Quần thể ở vùng C đang có tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể nhanh nhất.
(3) Vùng B đang được khai thác một cách hợp lý.
(4) Nên thả thêm cá con vào vùng C để giúp quần thể phát triển ổn định.
Số phát biểu đúng là:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 153655
Trong các điều kiện dưới đây, nhiệt độ có ảnh hưởng gì đến sinh vật?
1. Biến đổi hình thái và sự phân bố.
2. Tăng tốc độ các quá trình sinh lí.
3. Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước, thoát nước của cây trồng.
4. Ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn.
- A. 1, 2, 3, 4
- B. 2, 3, 4
- C. 1, 2, 3
- D. 1, 3, 4
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 153656
Cho các phát biểu sau:
1. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau trước nhiệt độ môi trường.
2. Chỉ có động vật mới nhạy cảm với nhiệt độ, còn thực vật thì ít phản ứng với nhiệt độ.
3. Động vật biến nhiệt thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên dễ thích nghi hơn so với động vật đẳng nhiệt.
4. Động vật đẳng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt.
Các phát biểu đúng là:
- A. 1, 2
- B. 2, 3
- C. 1, 2, 4
- D. 1, 4
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 153657
Vai trò của việc nghiên cứu giới hạn sinh thái là:
1. Tạo điều kiện tối thuận cho vật nuôi, cây trồng về mỗi nhân tố sinh thái.
2. Mỗi loài có giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái. Do vậy trong công tác nuôi trồng, ta không phải bận tâm đến khu phân bố.
3. Khi biết được giới hạn sinh thái từng loài đối với mỗi nhân tố sinh thái, ta phân bố chúng một cách hợp lí. Điều này còn có ý nghĩa trong tác di nhập vật nuôi, cây trồng.
4. Nên giữ môi trường ở giới hạn dưới hoặc giới hạn trên để sinh vật khỏi bị chết.
Số phương án đúng là:
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 1
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 153658
Có bao nhiêu ví dụ nào sau đây chứng minh ánh sáng đã ảnh hưởng đến hình thái thực vật?
1. Cây mọc vươn về phía có ánh sáng.
2. Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, sâu đòi đình dục.
3. Cùng loài, cây mọc nơi nhiều ánh sáng có vỏ dày hơn, thân cây nhạt, cây thấp và tán rộng hơn.
4. Những cây tầm gửi ưa bóng sống nhờ trên cây khác.
- A. 3
- B. 1
- C. 4
- D. 2
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 153660
Điều nào sau đây không đúng?
- A. Vào giai đoạn sinh sản, sức chống chịu của động vật thường giảm.
- B. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật thường bị ức chế.
- C. Một số động vật ngủ đông, khi nhiệt độ môi trường giảm xuống dưới nhiệt độ giới hạn.
- D. Sinh vật luôn sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ cực thuận.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 153661
Cho các đặc điểm sau:
1. Thân có vỏ dày, màu nhạt.
2. Lá nằm ngang, phiến lá mỏng, màu xanh sẫm, lục lạp có kích thước lớn.
3. Thân có vỏ mỏng, màu thẫm.
4. Lá nằm nghiêng, phiến lá dày, màu xanh sẫm, lục lạp có kích thước lớn.
5. Cường độ chiếu sáng thấp, quang hợp đạt hiệu quả cao nhất.
6. Cường độ chiếu sáng cao, quang hợp đạt hiệu quả cao nhất.
Các đặc điểm thuộc cây ưa bóng là?
- A. 2, 3, 6
- B. 2, 3, 5
- C. 1, 4, 6
- D. 1, 4, 5
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 153662
Cho ví dụ về hoạt động thường gặp của sinh vật:
1. Khi triều xuống, những con sò thường khép chặt vỏ lại và khi triều lên chúng mở vỏ để lấy thức ăn.
2. Nhịp tim đập, nhịp phổi thở, chu kì rụng trứng.
3. Chim và thú thay lông trước mùa đông tới.
4. Hoa nguyệt quế nở vào mùa trăng.
5. Hoa anh đào nở vào mùa xuân.
6. Gà đi ăn từ sáng, đến tối mới quay về tổ.
7. Cây họ Đậu mở lá lúc được chiếu sáng và xếp lại lúc trời tối.
8. Chim di cư từ bắc sang nam vào mùa đông.
Số hoạt động là nhịp sinh học là?
- A. 8
- B. 6
- C. 5
- D. 7
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 153663
Cho ví dụ: cây sống theo nhóm chịu đựng bão và hạn chế thoát hơi nước tố hơn cây sống riêng rẽ.
Trong các hiện tượng sau, có bao nhiêu hiện tượng nào tương tự với ví dụ trên?
1. Nhiều con quạ cùng loài tranh nhau xác một con thú.
2. Hổ đuổi bắt một bầy sơn dương.
3. Một con linh cẩu không hạ được một con trâu rừng nhưng nhiều con thì được.
4. Nhiều con báo cùng ăn thịt một con nai rừng.
- A. 2
- B. 4
- C. 1
- D. 3
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 153664
Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ đến . Giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong số các loại môi trường dưới đây thì có bao nhiêu loại môi trường mà sinh vật có thể sống?
- A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ đến , độ ẩm từ 75% đến 95%
- B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ đến , độ ẩm từ 85% đến 95%
- C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ đến , độ ẩm từ 85% đến 95%
- D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ đến , độ ẩm từ 90% đến 100%
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 153665
Hai loài động vật A, B cùng sống trong một môi trường có điều kiện tự nhiên thay đổi mạnh. Sau một thời gian dài, quần thể loài A đã tiến hóa thành loài A’ thích nghi hơn với môi trường còn loài B có nguy cơ tuyệt diệt. Trong các giải thích dưới đây, giải thích nào là không hợp lí?
- A. Quần thể loài A có khả năng thích nghi cao hơn quần thể loài B.
- B. Quần thể loài A có tốc độ phát sinh và tích lũy đột biến nhanh hơn loài B.
- C. Loài A có tốc độ sinh sản chậm hơn và chu kì sống dài hơn loài B.
- D. Loài A có tốc độ sinh sản nhanh hơn và chu kì sống ngắn hơn loài B.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 153667
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ lên thời gian sinh trưởng của 3 loài ong mắt đỏ ở nước ta, các nhà khoa học đã đưa ra bảng sau: (Biết rằng các ô trống là các ô chưa lấy đủ số liệu)
Nhiệt độ ( )
Thời gian phát triển (ngày)
Loài 1
Loài 2
Loài 3
15
31,4
30,65
20
14,7
16
30
9,63
10,28
35
7,1
7,17
7,58
Chết
Chết
Chết
Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
1. Cả 3 loài đều chết nếu ở nhiệt độ lớn hơn
2. Nhiệt độ càng thấp thì thời gian sinh trưởng của ba loài càng ngắn.
3. Thời gian sinh trưởng ở cùng nhiệt độ của loài 3 luôn là lớn nhất.
4. Không có sự khác nhau quá lớn về thời gian sinh trưởng ở cùng một mức nhiệt độ của cả 3 loài.
5. Nếu nhiệt độ trung bình mùa đông miền Bắc nước ta là từ đến thì ít nhất một trong ba loài ong sẽ đình dục
- A. 3
- B. 5
- C. 4
- D. 2
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 153670
Ở những loài sinh vật sống trong nước, những quần thể khác nhau trong một loài sống ở những môi trường có hàm lượng oxi khác nhau thường có tổng diện tích các lá mang (của cơ thể) thay đổi thích ứng để bảo đảm sự hô hấp. Giả sử trong một loài có 4 quần thể A, B, C, D với tổng diện tích lá mang lần lượt là 2350; 1800; 2700; 1300 đơn vị phân bố trong các môi trường nước khác như: suối đầu nguồn, hạ lưu sông, suối nước ấm. Sự sắp xếp nào sau đây là chính xác?
- A. Quần thể A: hồ; quần thể B: hạ lưu sông; quần thể C: suối đầu nguồn; quần thể D: suối nước ấm.
- B. Quần thể A: hồ; quần thể B: suối đầu nguồn; quần thể C: hạ lưu sông; quần thể D: suối nước ấm.
- C. Quần thể A: hồ; quần thể B: hạ lưu sông; quần thể C: suối nước ấm; quần thể D: suối đầu nguồn.
- D. Quần thể A: hạ lưu sông; quần thể B: hồ; quần thể C: suối đầu nguồn; quần thể D: suối nước ấm.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 153672
Cho các ví dụ sau về tính thích nghi của sinh vật đối với các nhân tố sinh thái:
1. Chim định hướng đường bay theo ánh sáng mặt trời và các vì sao.
2. Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, sâu đòi đình dục.
3. Tăng cường độ chiếu sáng sẽ rút ngắn thời gian đình dục ở cá hồi.
4. Rắn mái gầm cảm nhận được tia hồng ngoại.
5. Cây mọc ở nơi thiếu ánh sáng sẽ tự tỉa cành, thân nhỏ và cao.
Có bao nhiêu ví dụ cho thấy ảnh hưởng của ánh sáng đối với động vật?
- A. 3
- B. 5
- C. 4
- D. 2
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 153673
Cho các phát biểu sau:
1. Người ta ứng dụng quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể của quần thể trong việc phòng hộ, chắn cát.
2. Người ta ứng dụng mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể trong cả chăn nuôi và trồng trọt.
3. Các cây thông trong rừng thông, đàn bò rừng, các loài cây gỗ sống trong rừng có các kiểu phân bố cùng là phân bố theo nhóm.
4. Kích thước quần thể không thể vượt quá kích thước tối đa vì nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật tăng cao dẫn đến tỉ lệ tử vong tăng và một số cá thể di cư ra khỏi quần thể.
5. Đặc điểm được xem là cơ bản nhất đối với quần thể là các cá thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định.
Số phát biểu sai:
- A. 1
- B. 3
- C. 4
- D. 2
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 153674
Cho các phát biểu sau:
1. Giới hạn sinh thái chính là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
2. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
3. Ổ sinh thái của một loài cũng giống như nơi ở của chúng. Cả hai đều là nơi cư trú của loài đó.
4. Động vật hằng nhiệt ổn định nhiệt độ cơ thể chủ yếu qua sự thích nghi về hình thái, cấu tạo giải phẫu, hoạt động sinh lí của cơ thể và tập tính lẫn tránh nơi có nhiệt độ không phù hợp.
5. Cây ưa sáng có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.
6. Các loài khác nhau thì phản ứng giống nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.
7. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố rộng, những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố hẹp.
8. Sự trùng lặp ổ sinh thái của các loài là nguyên nhân gây ra cạnh tranh giữa chúng.
9. Ở sinh vật biến nhiệt, thân nhiệt biến đổi theo môi trường.
Số phát biểu đúng:
- A. 4
- B. 5
- C. 7
- D. 8
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 153676
Những sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt?
I. Vi sinh vật II. Chim
III. Con người IV. Thực vật
V. Thú VI. Ếch nhái, bò sát
- A. I, II, V
- B. I, IV, VI
- C. II, III, V
- D. I, III, VI
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 153677
Thỏ sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi nhỏ hơn tai, đuôi và các chi của thỏ sống ở vùng nhiệt đới, điều đó thể hiện quy tắc nào?
- A. Quy tắc về kích thước cơ thể.
- B. Quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể.
- C. Do đặc điểm của nhóm sinh vật hằng nhiệt.
- D. Do đặc điểm của nhóm sinh vật biến nhiệt.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 153680
Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm:
- A. Thực vật, động vật và con người.
- B. Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.
- C. Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
- D. Thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 153683
Hình ảnh sau diễn tả kiểu phân bố của cá thể trong quần thể
Một số nhận xét được đưa ra như sau:
1. Hình 1 là kiểu phân bố đồng đều, hình 2 là kiểu phân bố theo nhóm và hình 3 là kiểu phân bố ngẫu nhiên
2. Hình 3 là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.
3. Cây thông trong rừng thông hay chim hải âu làm tổ là một số ví dụ của kiểu phân bố được nói đến ở hình 1.
4. Hình 2 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống được phân bố một cách đồng đều trong một môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
5. Hình 2 là kiểu phân bố giúp sinh vật tân dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
6. Hình 3 là kiểu phân bố giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
7. Nhóm cây bụi mọc hoang dại và đàn trâu rừng là một số ví dụ của kiểu phân bố được nói đến ở hình 3.
8. Hình 1 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
Các em hãy cho biết những phát biểu nào sai?
-
A.
1, 4, 8
-
B.
1, 2, 7
-
C.
3, 5, 6
-
D.
2, 4, 7
-
A.
1, 4, 8
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 153685
Cho các phát biểu sau:
1. Biến động số lượng được coi là phản ứng tổng hợp của quần thể trước sự biến đổi của điều kiện sống, đặc biệt là nguồn thức ăn và không gian sống cũng như các nhân tố môi trường khác.
2. Biến động không theo chu kì thường xảy ra với các loài sinh vật có kích thước nhỏ và tuổi thọ thấp.
3. Các loài sinh vật có kích thước nhỏ và tuổi thọ thấp thường biến động theo chu kì ngày đêm.
4. Cạnh tranh là nhân tố duy nhất điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
5. Hiện tượng “tự tỉa thưa” gặp phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật.
6. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
7. Quan hệ cạnh tranh dẫn đến quần thể bị suy thoái, nghèo nàn về vốn gen, mất sự đa dạng di truyền.
8. Các cây thông nhựa liền rễ nhau là ví dụ về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
9. Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
Các em hãy cho biết trong số những nhận xét trên có bao nhiêu nhận xét đúng?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 6
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 153687
Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Nguyên nhân là do:
- A. Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
- B. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực và cá thể cái là ít.
- C. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
- D. Cả A, B và C
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 153689
Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
- A. Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất.
- B. Môi trường cung cấp nguồn sống cho sinh vật mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
- C. Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.
- D. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 153690
Cho các nhận xét sau:
1. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.
2. Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể.
3. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
4. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy điều kiện môi trường sống.
5. Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi và tiềm năng sinh học của các cá thể cao.
6. Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật chỉ phụ thuộc vào thức ăn có trong môi trường.
7. Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
8. Đường cong tăng trưởng kinh tế có hình chữ J.
Trong số những phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 153693
Cho hình ảnh sau:
Một số nhận xét được đưa ra như sau:
1. Đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có dạng chữ J.
2. Trong điều kiện môi trường lý tưởng thì mức sinh sản là tối đa và mức tử vong là tối thiểu, do đó sự tăng trưởng đạt tối đa.
3. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng có dạng chữ J.
4. Sự tăng trưởng kích thước quần thể của các loài trong thực tế bị giới hạn bởi các nhân tố môi trường. Do đó, quần thể chỉ đạt được số lượng tối đa, cân bằng với sức chịu đựng của môi trường.
5. Thực tế có môi trường lí tưởng, nhiều loài kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp tăng trưởng gần với kiểu hàm mũ. Tuy nhiên, theo thời gian số lượng của chúng tăng rất nhanh nhưng thường giảm đột ngột ngay cả khi kích thước quần thể chưa đạt tối đa do chúng mẫn cảm với các tác động của các nhân tố hữu sinh.
Trong số những nhận xét trên, có bao nhiêu nhận xét sai?
-
A.
0
-
B.
1
-
C.
2
-
D.
3
-
A.
0
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 153694
Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là:
I. Môi trường không khí II. Môi trường trên cạn
III. Môi trường đất IV. Môi trường xã hội
V. Môi trường nước VI. Môi trường sinh vật
- A. I, II, IV, VI
- B. I, III, V, VI
- C. II, III, V, VI
- D. II, III, IV, V
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 153695
Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Xét các nguyên nhân sau đây:
(1) Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
(2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
(3) Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cái.
(4) Sự cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong.
Có bao nhiêu nguyên nhân đúng?
-
A.
3
-
B.
2
-
C.
1
-
D.
4
-
A.
3
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 153696
Cho một số nhận định sau:
1. Những kiểu quan hệ: cạnh tranh, kí sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể dẫn đến sự tiêu diệt loài.
2. Ở quần thể cá sống sâu, con đực nhỏ biến đổi hình thái, cấu tạo, sống kí sinh vào con cái là ví dụ của quan hệ kí sinh cùng loài.
3. Quần thể bị diệt vong khi mất đi nhóm tuổi đang sinh sản và trước sinh sản.
4. Kích thước tối đa là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.
5. Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều và ngược lại.
6. Trong quan hệ kí sinh – vật chủ, vật kí sinh hầu như không giết chết vật chủ mà chỉ làm nó suy yếu, do đó dễ bị vật ăn thịt tấn công.
7. Ở cơ thể còn non hoặc cơ thể trưởng thành nhưng trạng thái sinh lý thay đổi, giới hạn sinh thái đối với nhiều nhân tố bị thu hẹp.
8. Ánh sáng là nhân tố cơ bản, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các nhân tố khác.
Gọi a là số phát biểu đúng, b là số phát biểu sai. Biểu thức nào sau đây diễn tả đúng mối quan hệ của a và b?
- A. A+2b=10
- B. a-b=5
- C. a+1=8b
- D. a+3=b+8
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 153700
Loài chuột cát ở đài nguyên có thể chịu được nhiệt độ không khí dao động từ \( - 50^\circ C\) đến \(+30^\circ C\) , trong đó nhiệt độ thuận lợi từ \( 0^\circ C\) đến \(20^\circ C\) thể hiện quy luật sinh thái:
- A. Giới hạn sinh thái.
- B. Tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.
- C. Không đồng đều của các nhân tố sinh thái.
- D. Tổng hợp của các nhân tố sinh thái.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 153702
Màu sắc đẹp và sặc sỡ của con đực thuộc nhiều loài chim có ý nghĩa chủ yếu là:
- A. Nhận biết đồng loại
- B. Dọa nạt
- C. Khoe mẽ với con cái trong mùa sinh sản
- D. Báo hiệu
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 153706
Tăng trưởng của quần thể vi khuẩn E. Coli trong điều kiện thí nghiệm là:
- A. Tăng trưởng thực tế của quần thể vi khuẩn.
- B. Do không có kẻ thù.
- C. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
- D. Do nguồn sống thuận lợi.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 153708
Khi đánh bắt cá được càng nhiều con non thì nên:
- A. Tăng cường đánh cá vì quần thể đang ổn định.
- B. Hạn chế vì quần thể sẽ suy thoái.
- C. Tiếp tục vì quần thể ở trạng thái trẻ.
- D. Dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 153709
Chuồn chuồn, ve sầu… có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè nhưng rất ít vào những tháng mùa đông, thuộc dạng biến động số lượng nào sau đây?
- A. Không theo chu kỳ
- B. Theo chu kỳ ngày đêm
- C. Theo chu kỳ tháng
- D. Theo chu kỳ mùa
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 153711
Ở rừng nhiệt đới châu Phi. Muỗi Aedes afrieanus (loài A) sống ở vòm rừng, còn muỗi Anophenles gambiae (loài B) sống ở tầng sát mặt đất. Khẳng định nào sau đây đúng?
- A. Loài A là loài hẹp nhiệt hơn so với loài B.
- B. Loài A là loài rộng nhiệt, loài B là loài hẹp nhiệt.
- C. Cả hai loài đều rộng nhiệt như nhau.
- D. Cả hai loài đều hẹp nhiệt như nhau.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 153713
Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có điểm chung là:
- A. Chỉ xuất hiện khi mật độ quần thể tăng cao.
- B. Đều có lợi cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
- C. Đều làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
- D. Đều giúp duy trì mật độ của quần thể ổn định qua các thế hệ.