Trong bài này các em được tìm hiểu về cấu tạo của một nơron điển hình của động vật, biết được kiến thức về phản xạ, cung phản xạ và vòng phản xạ của động vật. Giúp các em giải thích được các hiện tượng thường gặp hằng ngày.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cấu tạo và chức năng của nơron
1.1.1. Cấu tạo của Nơron
- Thân: chứa nhân, xung quanh là sợi nhánh (tua ngắn)
- Sợi trục: có bao miêlin, nơi tiếp nối nơron gọi là xináp
1.1.2. Chức năng của nơron
-
Cảm ứng: là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh
-
Dẫn truyền: là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh và tiếp nhận về thân nơron và truyền đi dọc theo sợi trục
1.1.3. Phân loại nơron
Có 3 loại nơron:
Các loại nơron |
Vị trí |
Chức Năng |
Nơron hướng tâm (Nơron cảm giác) |
Thân nằm bên ngoài trung ương thần kinh |
Truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm đến trung ương thần kinh |
Nơron trung gian (nơron liên lạc) |
Nằm trong trung ương thần kinh |
Liên hệ giữa các nơron |
Nơron li tâm (nơron vận đông) |
Thân nằm trong trung ương thần kinh, sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng. |
Truyền xung thần kinh từ trung ương tới cơ quan phản ứng |
1.2. Cung phản xạ
1.2.1. Phản xạ
Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hay bên ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh
1.2.2. Cung phản xạ
-
Cung phản xạ có 5 thành phần:
-
Cơ quan thụ cảm
-
Nơron hướng tâm
-
Nơron trung gian
-
Nơron li tâm
-
Cơ quan phản ứng
-
-
Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng
-
Sơ đồ tổng quát 1 cung phản xạ
- Sơ đồ cung phản xạ ở người
1.2.3. Vòng phản xạ
-
Vòng phản xạ là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi (xung thần kinh hướng tâm ngược từ cơ quan thụ cảm và cơ quan phản ứng về trung ương thần kinh)
-
Vòng phản xạ điều chỉnh phản xạ nhờ luồng thông tin ngược
-
Sơ đồ tổng quát 1 vòng phản xạ
2. Luyện tập Bài 6 Sinh học 8
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được cấu tạo và chức năng của nơron.
- Chỉ rõ 5 thành phần của một cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.
- Phân biệt được cung phản xạ và vòng phản xạ.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Thân, sợi trục, đuôi gai
- B. Thân, sợi trục, đuôi gai, synap
- C. Thân, sợi trục, cúc tận cùng, đuôi gai
- D. Thân, sợi trục, cúc tận cùng, đuôi gai, synap
-
Câu 2:
Phản xạ là
- A. phản ứng của cơ thể động vật trước sự tác động của môi trường.
- B. phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích tác động vào cơ thể
- C. phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hay bên ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh
- D. những hành động tự nhiên mà cơ thể đáp trả lại các kích thích tác động.
-
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 8 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 23 SGK Sinh học 8
Bài tập 2 trang 23 SGK Sinh học 8
Bài tập 3 trang 6 SBT Sinh học 8
Bài tập 4 trang 7 SBT Sinh học 8
Bài tập 3 trang 8 SBT Sinh học 8
Bài tập 4 trang 8 SBT Sinh học 8
Bài tập 12 trang 9 SBT Sinh học 8
Bài tập 13 trang 10 SBT Sinh học 8
Bài tập 14 trang 10 SBT Sinh học 8
Bài tập 15 trang 10 SBT Sinh học 8
Bài tập 16 trang 10 SBT Sinh học 8
Bài tập 17 trang 11 SBT Sinh học 8
Bài tập 24 trang 12 SBT Sinh học 8
Bài tập 25 trang 12 SBT Sinh học 8
Bài tập 30 trang 13 SBT Sinh học 8
3. Hỏi đáp Bài 6 Chương 1 Sinh học 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 8 HỌC247