YOMEDIA
NONE

Sinh học 7 Bài 4: Trùng roi


Trong bài học này các em được học về một đại diện của ngành động vật nguyên sinh là trùng roi, biết được các đặc điểm hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sảnsinh lí của trùng roi.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Trùng roi xanh

1.1.1. Cấu tạo và di chuyển

  • Trùng roi xanh là một cơ thể động vật đơn bào cỡ nhỏ (≈ 0,05mm)
  • Cơ thể là 1 tế bào rất nhỏ, hình thoi, đầu nhọn, đuôi tù.
  • Có roi, điểm mắt, hạt diệp lục, hạt dự trữ, không bào co bóp.

Cấu tạo trùng roi

  • Di chuyển: vừa tiến vừa xoay nhờ roi xoáy vào nước.

1.1.2. Dinh dưỡng

  • Vừa dị dưỡng, vừa tự dưỡng:
    • Ở nơi có ánh sáng trùng roi dinh dưỡng như thực vật (tự dưỡng). Nếu cho chúng vào chỗ tối lâu ngày chúng sẽ mất dần màu xanh và sẽ chuyển sang dị dưỡng.
    • Chúng vẫn sống được nhờ đồng hoá những chất hữu cơ có sẵn hoà tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra (dị dưỡng).
  • Hô hấp: Trao đổi chất qua màng tế bào.
  • Bài tiết: Nhờ không bào co bóp thải bã ra ngoài.

1.1.3. Sinh sản

Trùng roi sinh sản vô tính theo hình thức: Phân đôi cơ thể theo chiều dọc: Từ cơ thể mẹ phân chia nhân và tế bào chất → hai cá thể mới

Sinh sản bằng hình thức phân đôi

1.1.4. Tính hướng sáng

Nhờ có điểm mắt nên trùng roi có khả năng cảm nhận ánh sáng.

1.2. Tập đoàn trùng roi

  • Sống ở ao và giếng nước, hình cầu màu xanh.
  • Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi hợp thành.

Tập đoàn trùng roi

  • Tập đoàn trùng roi sinh sản vừa vô tính vừa hữu tính:

    • Sinh sản vô tính: ở tập đoàn trùng roi chỉ có một số cá thể chìm vào trong rồi phân chia để cho ra tập đoàn mới nằm trong tập đoàn mẹ. Tập đoàn con muốn thoát ra ngoài phải đợi tập đoàn mẹ chết đi.

    • Sinh sản hữu tính: thì một số cá thể rụng roi chuyển trực tiếp thành giao tử cái. Một số cá thể khác biến thành tế bào đực, mỗi tế bào đực phân chia để cho hàng trăm giao tử đực có roi bơi. Giao tử đực sau khi được tung vào nước tìm đến giao tử cái thành hợp tử. Hợp tử phân cắt cho ra tập đoàn mới bên ngoài tập đoàn mẹ.

2. Luyện tập Bài 4 Sinh học 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được hình dạng về cấu tạo và hoạt động của trùng roi, tập đoàn trùng roi như cách di chuyển, sinh sản, dinh dưỡng (bắt mồi,tiêu hoá).
  • Thấy được bước chuyển quan trọng từ động vật đơn bào đến động vật đa bào, qua đại diện là tập đoàn trùng roi.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 19 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 19 SGK Sinh học 7

Bài tập 3 trang 19 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 11 SBT Sinh học 7

Bài tập 6 trang 12 SBT Sinh học 7

Bài tập 1 trang 14 SBT Sinh học 7

Bài tập 7 trang 14 SBT Sinh học 7

Bài tập 4 trang 15 SBT Sinh học 7

3. Hỏi đáp Bài 4 Chương 1 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON