Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 10 chương Cấu trúc của tế bào Bài 7: Tế bào nhân sơ giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 34 SGK Sinh học 10
Thành tế bào vi khuẩn có chức năng gì?
-
Bài tập 2 trang 34 SGK Sinh học 10
Tế bào chất là gì?
-
Bài tập 3 trang 34 SGK Sinh học 10
Nêu chức năng của roi và lông ở tế bào vi khuẩn?
-
Bài tập 4 trang 34 SGK Sinh học 10
Nêu vai trò của vùng nhân đối với tế bào vi khuẩn?
-
Bài tập 5 trang 34 SGK Sinh học 10
Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ưu thế gì?
-
Bài tập 1 trang 45 SBT Sinh học 10
Cho một cầu khuẩn có đường kính 3 μm, một trứng ếch có đường kính 30 μm. Em hãy tính tỉ lệ giữa diện tích và thể tích (\( \frac{S}{V} \)) của 2 tế bào trên. Từ đó rút ra nhận xét về ưu thế sinh học của kích thước tế bào vi khuẩn?
-
Bài tập 2 trang 45 SBT Sinh học 10
Giả thiết tế bào A và B đều có hình khối lập phương, tế bào A có tỉ lệ \( \frac{S}{V} \) = 0,3, tế bào B có tỉ lệ \( \frac{S}{V} \) = 3.
a) Kích thước tế bào A và B là bao nhiêu μm?
b) So sánh tương quan giữa diện tích, thể tích của hai tế bào đó? Rút ra nhận xét?
-
Bài tập 3 trang 46 SBT Sinh học 10
a) Hãy chú thích cho các số 1, 2, 3,4,5,6, 7 trong hình sau đây
b) Những cấu trúc nào có ở mọi vi khuẩn, cấu trúc nào không hẳn có ở mọi vi khuẩn?
-
Bài tập 4 trang 47 SBT Sinh học 10
a) Hãy phân biệt về cấu tạo và hoạt động của vi khuẩn Gram dương với vi khuẩn Gram âm?
b) Nêu ý nghĩa thực tiễn của sự khác biệt này? -
Bài tập 1 trang 61 SBT Sinh học 10
Khi nói về đặc điểm chung của tế bào, câu nào sau đây không đúng?
A. Tế bào rất đa dạng nhưng dựa vào cấu trúc, người ta chia thành 2 loại là tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
B. Tế bào đều gồm ba phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân hay vùng nhân,
C. Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. .
D. Các tế bào đều có kích thước nhỏ dưới 1μm.
-
Bài tập 2 trang 62 SBT Sinh học 10
Thành tế bào của vi khuẩn được cấu tạo từ
A. Peptiđôglican.
B. Phôtpholipit.
C. Lipôprôtêin.
D. Xenlulôzơ.
-
Bài tập 4 trang 62 SBT Sinh học 10
Trong các thành phần sau đây, thành phần nào không có trong cấu trúc của một vi khuẩn?
A. Ti thể.
B. Mêzôxôm.
C. Màng sinh chất.
D. Ribôxôm.
-
Bài tập 5 trang 62 SBT Sinh học 10
Vi khuẩn có các đặc điểm nào dưới đây?
1. Tế bào chưa có nhân.
2. Thành tế bào cứng cấu tạo từ peptiđôglican.
3. Có hệ thống nội màng.
4. Sinh sản bằng phân đôi.
5. Màng tế bào cứng, cấu tạo từ xenlulôzơ.
Tổ hợp đúng là:
A. 1,2, 4.
B. 3, 4, 5.
C. 2, 3, 4.
D. 1,2,5.
-
Bài tập 6 trang 63 SBT Sinh học 10
Các tế bào thường có kích cỡ khá nhỏ vì
A. Dễ thay đổi hình dạng.
B. Khi bị thương tổn thì dễ thay thế.
C. Thuận lợi cho việc trao đổi chất.
D. Đỡ tiêu tốn năng lượng và nguyên liệu để tạo tế bào.
-
Bài tập 7 trang 63 SBT Sinh học 10
Các cấu trúc: I: Nhân ; II: Lưới nội chất ; III: Bào quan có màng bao bọc ; IV: Khung tế bào ; V: Thành tế bào ; VI: Ribôxôm ; VII: Chất nhân ; VIII: Nhung mao ; IX: Roi ; X: Bộ máy Gôngi ; XI: Hạch nhân.
Cấu trúc nào có ở vi khuẩn?
A. I, II, III, XI.
B. V, VI, VII.
C. V, X, XI.
D. I, III, XI.
-
Bài tập 10 trang 63 SBT Sinh học 10
Tế bào của con kiến và tế bào của con voi có kích thước trung bình như nhau. Tại sao tế bào của con voi không có kích thước lớn hơn tế bào của con kiến?
A. Tế bào nhỏ bền vững hơn tế bào lớn.
B. Tế bào nhỏ tiện lợi trong quá trình trao đổi chất.
C. Tế bào nhỏ dễ thay thế khi cần thiết.
D. Tế bào nhỏ dễ xây dựng nên các cơ quan, bộ phận.
-
Bài tập 1 trang 48 SGK Sinh học 10 NC
Trình bày khái quát về tế bào?
-
Bài tập 2 trang 48 SGK Sinh học 10 NC
Vẽ sơ đồ cấu trúc tế bào vi khuẩn và chú thích?
-
Bài tập 3 trang 48 SGK Sinh học 10 NC
Những nhận định nào dưới đây là đúng với tế bào vi khuẩn:
a) Nhân được phân cách với phần còn lại bởi màng nhân
b) Vật chất di truyền là ADN kết hợp với prôtêin histon
c) Không có màng nhân
d) Vật chất di truyền là ADN không kết hợp với prôtêin histon
-
Bài tập 4 trang 48 SGK Sinh học 10 NC
Chọn phương án đúng. Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là:
a) Tham gia vào quá trình phân bào
b) Thực hiện quá trình hô hấp
c) Giữ hình dạng tế bào ổn định
d) Tham gia vào duy trì áp suất thẩm thấu