Trong bài này các em sẽ được nhìn lại hệ thống kiến thức của phần sinh học môi trường, các mối quan hệ giữa các kiến thức và hệ thống logic chươg trình sinh học 9.
Tóm tắt lý thuyết
Hệ thống hoá kiến thức
1.1. Bảng 63.1: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường | Nhân tố sinh thái | |
Nhân tố sinh thái vô sinh | Nhân tố sinh thái hữu sinh | |
Môi trường nước |
Nước, bùn, đất, các chất khoáng... |
Cá, tôm, cua, rận nước....... |
Môi trường đất |
Đất , đá, nước.... |
Giun đất, dế, trâu, gà, lợn, bò... |
Môi trường trên mặt đất - không khí |
Không khí |
Sáo, bồ câu, chuồn chuồn... |
Môi trường sinh vật |
Thức ăn có ở vật chủ (nước, chất hữu cơ, chất vô cơ ...) |
Vật chủ và vật kí sinh |
1.2. Bảng 63.2: Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái
Nhân tố sinh thái |
Nhóm thực vật |
Nhóm động vật |
Ánh sáng |
Nhóm cây ưa sáng Nhóm cây ưa bóng |
Nhóm động vật ưa sáng Nhóm động vật ưa tối |
Nhiệt độ |
Thực vật biến nhiệt |
Động vật biến nhiệt Động vật hằng nhiệt |
Độ ẩm |
Thực vật ưa ẩm Thực vật chịu hạn |
Động vật ưa ẩm Động vật ưa khô |
1.3. Bảng 63.3: Quan hệ cùng loài và khác loài
Quan hệ |
Cùng loài |
Khác loài |
Hỗ trợ |
Quần tụ cá thể Cách li cá thể |
Cộng sinh Hội sinh |
Cạnh tranh (hay Đối địch) |
Cạnh tranh thức ăn, chỗ ở Cạnh tranh trong mùa sinh sản Ăn thịt nhau |
Cạnh tranh Kí sinh, nửa kí sinh Sinh vật này ăn sinh vật khác |
1.4. Bảng 63.4: Hệ thống hoá các khái niệm
Khái niệm | Định nghĩa |
Ví dụ minh họa |
Quần thể sinh vật | Tập hợp những cá thể cùng loài,cùng sống trong một khu vực nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. |
Đàn gà trong sân Rừng thông |
Quần xã sinh vật |
Tập hợp nhiều quần thể SV thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. |
Tôm, cá trong hồ Rừng ngập mặn ven biển. |
Cân bằng sinh học |
Số lượng cá thể SV phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. |
Khi số lượng sâu tăng thì số lượng chim ăn sâu cũng tăng lên. |
Hệ sinh thái |
Bao gồm quần xã SV và Mtrường sống của quần xã. |
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới |
Chuỗi thức ăn |
Là một dãy nhiều loài SV có quan hệ dưỡng với nhau, mỗi loài vừa là SV tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ. |
Cỏ →Thỏ → Hổ → Vi khuẩn |
Lưới thức ăn |
Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. |
1.5. Bảng 63.5: Các đặc trưng của quần thể
Các đặc trưng |
Nội dung cơ bản |
Ý nghĩa sinh thái |
Tỉ lệ đực/ cái |
Phần lớn các quần thể có tỉ lệ đực : cái là 1:1 |
Cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể |
Thành phần nhóm tuổi |
Nhóm trước sinh sản Nhóm sinh sản Nhóm sau sinh sản |
Tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể Quyết định mức sinh sản của quần thể Không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể |
Mật độ quần thể |
Là số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích |
Phản ánh các mối quan hệ trong quần thể và có ảnh hưởng tới các đặc trưng khác của quần thể |
1.6. Bảng 63.6: Các dấu hiệu điển hình của quần xã
Các dấu hiệu |
Các chỉ số |
Thể hiện |
Số lượng các loài trong quần xã |
Độ đa dạng |
Mức độ phong phú về số số lượng loài trong quần xã. |
Độ nhiều |
Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã. |
|
Độ thường gặp |
Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát. |
|
Thành phần loài trong quần xã |
Loài ưu thế |
Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. |
Loài đặc trưng |
Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. |
2. Luyện tập Bài 63 Sinh học 9
Sau khi học xong bài các em cần:
- Hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Gần điểm gây chết dưới.
- B. Gần điểm gây chết trên.
- C. Ở điểm cực thuận
- D. Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên.
-
- A. Vì con người có tư duy, có lao động.
- B. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.
- C. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.
- D. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.
-
- A. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, ...
- B. Khi khu vực sống của quần thể mở rộng.
- C. Khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể.
- D. Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào.
Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 63 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 190 SGK Sinh học 9
Bài tập 2 trang 190 SGK Sinh học 9
Bài tập 3 trang 190 SGK Sinh học 9
Bài tập 4 trang 190 SGK Sinh học 9
Bài tập 5 trang 190 SGK Sinh học 9
Bài tập 6 trang 190 SGK Sinh học 9
Bài tập 7 trang 190 SGK Sinh học 9
Bài tập 8 trang 190 SGK Sinh học 9
Bài tập 9 trang 190 SGK Sinh học 9
Bài tập 10 trang 190 SGK Sinh học 9
3. Hỏi đáp Bài 63 Chương 4 Sinh học 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 9 HỌC247