YOMEDIA
NONE

Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp - Ngữ văn 9

Qua bài này giúp các em rèn luyện kĩ năng nhận diện văn bản phân tích và tổng hợp. Hiểu, biết và viết văn bản phân tích và tổng hợp.

 

1. Tóm tắt nội dung

  • Kĩ năng nhận diện văn bản phân tích và tổng hợp. Hiểu, biết và viết văn bản phân tích và tổng hợp.

2. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Đọc các đoạn trích trong sách giáo khoa trang 11 và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào?

  • Trong đoạn văn (a), người viết sử dụng phép lập luận phân tích để làm rõ cái hay của bài thơ Thu điếu.
  • Trong đoạn văn (b), người viết sử dụng chủ yếu phép lập luận phân tích, có kết hợp với tổng hợp.
  • Trong đoạn a tác dụng của việc sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp có tác dụng
    • Cái hay thể hiện ở các điệu xanh: xanh ao, xanh bở, xanh sóng, xanh tre, xanh bèo,...
    • Cái hay thể hiện ở những cử động: Thuyền nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, con cá động,...
    • Cái hay thể hiện ở các vần thơ: Tử vận hiểm hóc, kết hợp với từ với nghĩa chữ, tự nhiên, không non ép...
  • Trong đoạn b tác dụng của phép lập luận phân tích, có kết hợp với tổng hợp.
    • Do nguyên nhân khách quan: Gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời phú,...
    • Do nguyên nhân chủ quan: tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi và không ngừng trau dồi phẩm chất tốt đẹp không mệt mỏi.

Câu 2. Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.

  • Biểu hiện của học qua loa
    • Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
    • Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một ít nhưng không có kiến thức cơ bản, hệ thống.
    • Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử. 
    • Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học. 
    • Học đối phó dù có bằng cấp thì đầu óc cũng trống rỗng.
  • Tác hại của việc học qua loa
    • Những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt như kinh tế, tư tưởng, đạo đức, lối sống,...
    • Những kẻ học đối phó sẽ không có hứng thú học tập và do đó hiệu quả học tập ngày càng thấp.

Câu 3. Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách.

  • Sách vở nhiều, sức đọc của người có hạn, do đó phải lựa chọn mà đọc.
  • Sách vở có nhiều chất lượng khác nhau, do đó phải chọn những sách cuốn sách hay mà đọc, không lãng phí sức vào việc đọc những sách vô thưởng vô phạt. 
  • Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, do đó phải chọn một số sách đích đáng, dồn tâm lực mà đọc để nắm được những điều cơ bản nhất. 
  • Bên cạnh đọc sâu cần phải đọc rộng, ở đây cũng cần lựa chọn những sách cần thiết.

Câu 4. Hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài bàn về đọc sách.

Ngạn ngữ phương Đông có câu"Hãy để lại cho con cái một ngôi nhà, một cái nghề và một quyển sách!". Một ngôi nhà vừa là tài sản vật chất, vừa là nơi để ở theo tinh thần "an cư lạc nghiệp". Một cái nghề vừa là phương tiện kiếm sống, vừa là phần đóng góp nhỏ bé của công dân cho xã hội. Còn một quyển sách là tài sản tinh thần vô giá. Trong quyển sách ấy có tri thức, có kinh nghiệm sống, có hoài bão, có ước mơ,... của tiền nhân truyền đạt và gửi gắm cho muôn đời con cháu. Trong rất nhiều lời răn dạy của tiền nhân, chắc chắn có những lời răn bổ ích, thấm thía về việc học hành, chẳng hạn như: "Ngọc bất trấc bất thành khí, nhân bất học bất vô tri lí". Như vậy việc học tập có vai trò quyết định trong việc lập thân của mỗi người. Vì thế muốn thành tài phải khổ công học tập, rèn luyện, phải học có đầu có đuôi, học đến nơi đến chốn, tuyệt đối không được học qua loa đối phó theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa" cốt chỉ lấy được tấm bằng mà thực chất chỉ là hành vi lừa người dối mình. Trong quá trình học tập phải đọc sách, cho nên ta phải biết chọn sách mà đọc và biết cách đọc để tiếp thu có hiệu quả những tri thức và kinh nghiệm của tiền nhân, đó chính là hành trang quan trọng để làm cuộc "trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn" của mỗi người.

Để hiểu rõ hơn về bài học, các em tham khảo qua bài giảng Phép phân tích và tổng hợp.

3. Hỏi đáp về bài Các thao tác nghị luận

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON