Phần hướng dẫn soạn bài gợi ý cách trả lời các câu hỏi cụ thể giúp các em thấy được mối đe dọa bởi chiến tranh hạt nhân, nó gây những thiệt hại, tổn thất to lớn cho đất toàn thế giới. Mỗi chúng ta cần phải đấu tranh để bảo vệ hòa bình, bảo vệ thế giới.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Nguy cơ hạt nhân đe họa sự sống trên trái đật.
- Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém.
- Chiến tranh hạt nhân là hành động cực kì phi lý.
- Nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh của mỗi người chúng ta.
1.2. Nghệ thuật
- Là văn bản nghị luận sống động và xuất sắc.
- Hệ thống luận điểm, luận cứ ngắn gọn, rành mạch.
- Dẫn chứng xác thực, thuyết phục gây ấn tượng cho người đọc.
2. Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
2.1. Soạn bài tóm tắt
Câu 1: Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản?
- Luận điểm: Sự đe dọa của chiến tranh hạt nhân và kêu gọi nhân loại chống lại hiểm họa đó.
- Hệ thống luận cứ:
- Luận cứ 1: Sức hủy diệt khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân trong mọi lĩnh vực (y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục,…)
- Luận cứ 2: Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí.
- Luận cứ 3: Chúng ta có trách nhiệm đem tiếng nói mình chống lại hạt nhân.
- Luận cứ 4: Lên án những thủ phạm đã gây ra điều đau khổ đó.
Câu 2: Trong đoạn đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào?
- Cách lập luận ấn tượng và đầy thuyết phục qua việc tác giả đã nêu:
- Nêu các câu hỏi để gây sự chú ý và kêu gọi chúng ta nhập cuộc.
- Nêu thời gian chính xác, cụ thể đó là ngày 8 – 8 – 1986.
- Đưa ra những con số thống kê chính xác khiến mọi người rùng mình: 5000 đầu đạn hạt nhân, 4 tấn thuốc nổ, …nó có thể tiêu diệt cả hành tinh.
- Cách so sánh giàu hình ảnh: So sánh vũ khí hạt nhân với gươm Đa – mô – clet, đứa con của tài năng quyết định vận mệnh của thế giới. Sức mạnh hủy diệt ghê gớm của vũ khí hạt nhân.
Câu 3: Sự tốn kém và vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cớ nào?
- Sự tốn kém: Chi phí cho chương trình vũ khí hạt nhân là lên tới hàng trăm tỉ đô la, gấp hàng trăm lần cho chi phí ý tế và giáo dục.
- Sự vô lí: Số tiền chi phí để hủy diệt sự sống lại gấp nhiều lần so với số tiền chi vào mục đích phát triển sự sống.
Câu 4: Vì sao có thể nói “Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại với ý chí con người mà còn đi ngược lại với cả lí trí tự nhiên nữa”. Em có suy nghĩ gì trước sự cảnh báo của nhà văn Mác – két về nguy cơ hủy diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?
- Chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa” vì nó xóa sạch những thành quả tiến hóa của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hóa của sự sống tự nhiên trên Trái Đất.
- Lời cảnh báo của nhà văn đặt ra là nhiệm vụ cho toàn thể nhân loại. Chúng ta phải đoàn kết, đấu tranh xây dựng một thế giới hòa bình không có vũ khí hạt nhân.
Câu 5: Theo em vì sao văn bản này lại được đặt tên là: “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
- Nhan đề Đấu tranh cho một thế giới hòa bình thể hiện chủ đề của bài văn.
- Muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân thì phải xác định một thái độ hành động tích cực, đấu tranh cho hòa bình vì sự sống của chính con người.
- Thông điệp này của nhà văn mang ý nghĩa thời đại, có tính nhân văn sâu sắc.
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản
- Luận điểm:
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh cho hoà bình.
- Ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của mỗi người, toàn thể loài người.
- Hệ thống luận cứ:
- Số lượng vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, cộng thêm bốn hành tinh khác nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời;
- Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới.
- Chạy đua vũ trang không những là đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên, phi văn minh, phản lại sự tiến bộ của xã hội loài người;
- Vì vậy phải chống lại chạy đua vũ trang, đấu tranh vì một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng.
Câu 2. Trong đoạn đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào?
- Cách lập luận ấn tượng và đầy thuyết phục qua việc tác giả đã nêu:
- Nêu các câu hỏi để gây sự chú ý và kêu gọi chúng ta nhập cuộc.
- Nêu thời gian chính xác, cụ thể đó là ngày 8-8-1986.
- Đưa ra những con số thống kê chính xác khiến mọi người rùng mình: 5000 đầu đạn hạt nhân, 4 tấn thuốc nổ,... nó có thể tiêu diệt cả hành tinh.
- Cách so sánh giàu hình ảnh: So sánh vũ khí hạt nhân với gươm Đa-mô-clet, đứa con của tài năng quyết định vận mệnh của thế giới. Sức mạnh hủy diệt ghê gớm của vũ khí hạt nhân.
Câu 3. Sự tốn kém và vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cớ nào?
- Sự tốn kém: Chi phí cho chương trình vũ khí hạt nhân là lên tới hàng trăm tỉ đô la, gấp hàng trâm lần cho chi hí y tế và giáo dục. Chi phí cho 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân bằng chi phí để cứu 1 tỉ người bị bệnh sốt rét và 14 triệu trẻ em đói nghèo, chi phí sản xuất 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân bằng số tiền để chi phí xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.
- Sự vô lí: Số tiền chi phí để hủy diệt sự sống lại lớn gấp nhiều lần so với số tiền chi vào mục đích phát triển sự sống. Tiền để giết người thì có, tiền để cứu người thì không.
Câu 4. Vì sao có thể nói "Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại với ý trí con người mà còn đi ngược lại với cả lí trí tự nhiên nữa". Em có suy nghĩ gì trước sự cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ hủy diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?
- Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí và tự nhiên vì:
- Nó xóa bỏ toàn bộ quá trình tiến hóa của tự nhiên và xã hội suốt hàng triệu năm qua. Nó đưa loài người trở về con số không vô nghĩa.
- Thiên nhiên và xã hội cần chắt chiu để có được một cuộc sống thăng hoa: phải mất 180 triệu năm bông hồng mới nở, mất hàng chục triệu năm con người mới hát hay, mới biết yêu. Nhưng chỉ trong tích tắc tất cả sẽ bị hủy diệt.
- Suy nghĩ của bản thân trước sự cảnh báo của nhà văn
- Yêu cầu suy nghĩ hải chân thật, lập trường quan điểm rõ ràng.
- Cảm xúc của em về sự hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.
Câu 5. Theo em vì sao văn bản này lại được đặt tên là: "Đấu trang cho một thế giới hòa bình"?
- Nhan đề Đấu tranh cho một thế giới hoà bình thể hiện chủ đề của bài văn.
- Muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân thì phải xác định một thái độ hành động tích cực, đấu tranh cho hoà bình vì sự sống của chính con người.
- Thông điệp này của Mác-két mang ý nghĩa thời đại, có tính nhân văn sâu sắc.
3. Một số bài văn mẫu về văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình với chứng cứ cụ thể, xác thực, so sánh đầy thuyết phục, lập luận chặt chẽ để đặt ra vấn đề nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên Trái Đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó. Để hiểu được những điều mà Mác- két muốn gửi đến bạn đọc, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
4. Hỏi đáp về văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Hướng dẫn soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Hướng dẫn soạn bài " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình " - Gabri Gacxia Macket - Văn lớp 9