Qua bài học này giúp các em hiểu mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. Bên cạnh đó các em hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp vì nhiều lí do khác nha, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.
1. Tóm tắt nội dung
- Phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Cần vận dụng các phương châm hội thoại phù hợp với đặc điểm tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?)
- Không tuân thủ các phương cham hội thoại bắt nguồn từ:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
2. Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiết 3)
Câu 1. Đọc câu chuyện trong sách giáo khoa (trang 38) và trả lời câu hỏi. Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy
- Câu trả lời của bố không tuân thủ phương châm hội thoại.
- Một đứa trẻ 5 tuổi không thể nào nhận biết được "Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao" để nhờ nó mà tìm ra quả bóng. Cách nói của người Bố với cậu bé là mơ hồ.
Câu 2. Đọc đoạn trích trong sách giáo khoa (trang 38) và trả lời các câu hỏi sau: Thái độ lời nói của Chân, Tay, Mắt đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?
- Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt là bất hòa với lão Miệng. Thái độ đó vi hạm phương châm lịch sự.
- Việc không tuân thủ phương châm không có lí do chính đáng vì theo nghi thức giao tiếp, mỗi khi đến nhà ai trước hết phải chào hỏi chủ nhà sau đó mới nói đến những vấn đề khác cần trao đổi.
- Trong trường hợp này, bốn người Chân, Tay, Tai, Mắt đến nhà Miệng lại không chào hỏi mà còn nói những lời nặng nề, giận giữ.
- Để thấy được phương châm hội thoại và phương châm giao tiếp có mối quan hệ với nhau như thế nào các em tham khảo thêm bài giảng Các phương châm hội thoại (tiết 3).
3. Hỏi đáp về bài Các phương châm hội thoại (tiết 3)
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Giải thích các thành ngữ Nói băm nói bổ, Nói như đấm vào tai...
Bạn ơi giúp mình với mình cần gấp lắm!!!!!!
**** Em hãy giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan tới phương châm hội thoại nào?****
1/ nói băm nói bổ:
2/ nói như đấm vào tai:
3/ điều nặng tiếng nhẹ:
4/ nữa úp nửa mở:
5/ mồm loa mép giải:
6/ đánh trống lảng:
7/ nói như dùi đục chấm mắm cáy:
**** Mình cần gấp!!!****
-
Ví dụ vi phạm phương châm về chất
Tìm 3 ví dụ vi phạm phương châm về chất
-
Vì sao nói phương châm lịch sự không hướng đến nội dung hôi thoại
Vì sao nói phương châm lịch sự không hướng đến nối dung hôi thoại
-
Vì sao người nói đôi khi phải dùng cách diễn đạt: như tôi được biết,...
dựa vào những phương châm hội thoại đã hok để giải thick vì sao ng nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như: như tôi đc biết, tôi tin rằng, nếu tôi ko nhầm, tôi nghe nói, hinh như là,...