YOMEDIA
NONE

Ôn tập phần tập làm văn - Ngữ văn 9


Qua bài học giúp các em nắm được nội dung chính của phần Tập làm văn đã được học trong học kì I, thấy được tính chất tích hợp của chúng với các văn bản đã học, thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Văn bản thuyết minh và tự sự

  • Văn bản thuyết minh
    • Trọng tâm: Luyện tập kết hợp thuyết minh với các phương thức khác như thuyết minh về kết hợp với lập luận giải thích, thuyết minh kết hợp với miêu tả. 
  • Văn bản tự sự
    • Trọng tâm: 
      • Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm; tự sự kết hợp với lập luận. 
      • Một số nội dung mới trong văn bản tự sự: Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự. Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự.
  • Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:
    • Trong thuyết minh nhiều khi người ta phải giải thích để làm rõ sự vật cần giải thích, nhất là khi gặp các thuật ngữ, các khái niệm chuyên môn hoặc nhưng nội dung trừu tượng cũng phải vận dụng miêu tả để người nghe hình dung ra đối tượng. Yêu cầu giải thích và miêu tả là không thể thiếu trong văn thuyết minh.

1.2. Văn bản thuyết minh và miêu tả

Miêu tả Thuyết minh

- Đối tượng của miêu tả thường là các sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể,...

- Có hư cấu tưởng tượng không nhất thiết phải trung thành với sự vật.

- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.

- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.

- Ít dùng số liệu cụ thể chi tiết.

- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương nghệ thuật.

- Ít tính khuôn mẫu.

- Đa nghĩa.

- Đối tượng của thuyết minh thường là các loại sự vật, đồ vật.

- Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật.

- Bảo đảm tính khách quan, khoa học.

- Ít dùng tưởng tượng, so sánh.

- Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết.

- Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hóa, khoa học.

- Thường theo một số yêu cầu giống nhau.

- Đơn nghĩa.

 

  • Tuy vậy, văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả và tự sự giống văn tự sự và miêu tả ở chỗ nó đều làm đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, sinh động hơn. Tuy nhiên, văn thuyết minh coi miêu tả, tự sự chỉ là sự hỗ trợ.

1.3. Những nội dung chính trong văn tự sự lớp 9 tập 1

  • Những nội dung chính trong văn tự sự
    • Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và người kể trong văn tự sự.
    • Kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
  • Vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận, đối thoại và độc thoại người kể chuyện trong văn tự sự.
    • Miêu tả nội tâm giúp cho người viết văn bản tự sự đi sâu phân tích, trình vày những diễn biến tâm lý, cảm xúc, ý nghĩa của các nhân vật trong chuyện.
    • Nghị luận trong văn bản tự sự giúp người có thể trình bày những vấn đề về nhân sinh, về lý tưởng, về triết lý sống,...rút ra từ diễn biến của câu chuyện, từ cuộc đời của các nhân vật.

1.4. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm

  • Đối thoại: Là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. 
  • Độc thoại là lời nói của một người nào đó không nhằm vào ai hoặc nói với chính mình (Phía trước lời thoại có gạch đầu dòng).
  • Độc thoại nội tâm là độc thoại không cất thành lời (Không có gạch đầu dòng). 
  • Đối thoại và độc thoại làm cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thực, đi vào nội tâm nhân vật, bộc lộ được tính cách và sự chuyển biến trong tâm lý nhân vật làm cho câu chuyện sinh động hơn.
  • Yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm: là những hình thức quan trọng để thể hiện đặc điểm tính cách, tư tưởng... của nhân vật trong văn bản tự sự.

2. Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn

Để nắm được nội dung chính của phần Tập làm văn đã được học trong học kì I, các em có thể tham khảo bài soạn Ôn tập phần tập làm văn.

3. Hỏi đáp Bài Ôn tập phần tập làm văn

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 9 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON