Bài học giúp các em nắm được nội dung, ý nghĩa của đoạn trích hồi 4 vở kịch Bắc Sơn, thể hiện tinh thần cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn sảy ra. Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng
- Tên thật: Nguyễn Huy Tưởng sinh năm 1912 mất năm 1960.
- Quê: Xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.
- Cuộc đời:
- Ông viết văn từ trước năm 1945.
- Sau cách mạng tháng tám ông là nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng.
- Năm 1966 ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác vào đầu năm 1946.
- Vị trí: đoạn trích nằm ở hồi 4 của vở kịch.
- Kiểu văn bản: kịch
- Bố cục: 3 lớp kịch.
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Xung đột và hành động
- Mâu thuẫn:
- Ta – địch
- Cán bộ cách mạng – giặc Pháp
- Gia đình:Thơm – Ngọc
- Nội tâm: Thơm – Ngọc
- Các mâu thuẫn – xung đột trên nảy sinh và phát triển trong tình huống kịch gay cấn, đột ngột và kịch liệt. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại. Giặc lùng bắt các cán bộ chiến sĩ.
b. Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm
- Thơm được đặt trong một tình huống rất căng thẳng, đầy lịch tính. Thái, Cửu – hai chiến sĩ cách mạng bị Pháp truy lùng, họ đã chạy trốn đúng vào nhà Thơm. Trong khi đó chồng Thơm – là Ngọc lại đi lùng bắt các anh và bắt bất cứ lúc nào.
- Tình huống buộc cô phải nhanh chóng suy tính và có quyền quyết ddingj ngay: cứu người hay bỏ mặc để hai người bị rơi vào tay giặc thì lòng cô day dứt không yên.
- "Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không? Làm thế nào bây giờ? Tôi không bảo hai ông đâu. Tôi chết thì chết chiws không báo hai ông đâu. nhưng làm thế nào để hai ông đi được bây giờ?"
- Tâm trạng của Thơm: luống cuống, lúng túng, hốt hoảng chưa nghĩ ra cách cứu Thái , Cửu
- Cô hành động: chỉ vào buồng "Hai ông đừng nói nữa, đừng đi đâu, hãy tạm vào đây may ra → Hành động của cô mau lẹ, thân mật như nguời em gái, kéo tay hai người, đẩy vào buồng với lời dặn dò.
→ Thơm thoát ra khỏi trạng thái day dứt để đứng hẳn vào hàng ngũ quần chúng có tình cảm với cách mạng. Đây là hành động khách quan và chủ quan rất hợp tình hợp lí đó là lòng thương người, lòng kính phục Thái, nhớ đến cái chết của cha và em và Thơm nhận ra bộ mặt thật của chồng.
- Ngọc trở về Thơm buộc phải che mắt chồng, đóng kịch với chồng để hắn không nghi ngờ.
- "Anh thằng Sáng có phải đi nữa không?", "Hai thằng nào?"
- "Chỉ thương anh thằng Sáng vất vả, lo lắng nghĩ nhiều, ngày đã thế, đêm lại chẳng được nghỉ ngơi, cứ hốc hác đi..."
→ Qua sự chuyển biến của Thơm, tác giả khái quát, khẳng định rằng: ngay cả khi cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt. Nó vẫn tiềm tàng khả năng thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm.
c. Nhân vật khác
- Ngọc: Thương vợ nhưng lại tham địa vị, quyền lực, tiền tài, làm tay sai cho giặc là kẻ phản dân, hại nước.
- Thái và Cửu: hai chiến sĩ cách mạng dũng cảm, trung thành. Trong hoàn cảnh nguy hiểm bị kẻ thù bắt vẫn sáng suốt, bình tĩnh và tin tưởng vào nhân dân.
-
Tổng kết
-
Nội dung
- Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng một tình huống làm bộc lộ xung đột cơ bản của vở kịch giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù, đồng thời thể hiện diễn hiến mội tâm của nhân vật Thơm – một cô gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ở với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng.
- Tác giả khẳng định chính nghĩa cách mạng.
-
Nghệ thuật
- Thành công bới nghệ thuật xây dựng tình huống để bộ lộ xung đột, tổ chức đối thoại, thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật.
-
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề: Phân tích đoạn trích hồi 4 vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. Nêu nội dung chính của đoạn trích hồi 4 trong vở kịch Bắc Sơn.
2. Thân bài
- Cuộc truy lùng ráo riết của Ngọc đối với hai cán bộ cách mạng.
- Thái, Cửu chạy nhầm vào chính nhà của Ngọc.
- Thơm hoảng sợ, lo lắng và bối rối.
- Thái trấn an Thơm, bày tỏ lòng tin vào truyền thống và bản chất tốt đẹp của gia đình Thơm.
- Ngọc dẫn lính về đến gần nhà, Thơm giấu Thái và Cửu vào buồng ngủ rồi đánh lạc hướng Ngọc cứu thoát hai người.
- Bằng hành động của mình, Thơm đã thấy tội ác của chồng và đứng về phía cách mạng.
- Xung đột kịch được đẩy tới đỉnh điểm.
- Mâu thuẫn giữa tên Ngọc Việt gian, tay sai của thực dân Pháp với các cán bộ cách mạng
- Mâu thuẫn giữa Thơm và Ngọc – kẻ can tâm bán nước, hại đất nước nên vừa căm ghé, ghê tởm nhưng cũng khó xử vì đó là chồng.
- Giải quyết xung đột hợp tình hợp lí.
- Lòng thương người, ý thức trách nhiệm công dân được tỉnh dậy trong Thơm. Sự yêu mến cán bộ cách mạng, mối thù giết cha và em. Khiến Thơm có hành động sáng suốt và cứu thoát hai chiến sĩ.
3. Kết bài
- Trong hồi 4 của vở kịch Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng đã để nhân vật bộc lộ tâm trạng trong hoàn cảnh điển hình theo đúng tâm lí.
- Khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng.
3. Soạn bài Kịch Bắc Sơn
Nguyễn Huy Tưởng viết kịch Bắc Sơn vào cuối năm 1945 - đầu năm 1946. Vở kịch được công diễn lần đầu vào đêm 6 - 4 - 1946 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã nổ ra vào cuối năm 1940 đầu năm 1941, là một trang sử oanh liệt của nhân dân ta và Đảng ta. Vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng đã nói về cuộc khởi nghĩa này. Để hiểu được vở kịch một cách sâu sắc hơn, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Kịch Bắc Sơn.
4. Hỏi đáp về bài Kịch Bắc Sơn
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số bài văn mẫu về Kịch Bắc Sơn
Để nắm vững hơn về kiến thức bài Bắc Sơn, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
-- Mod Ngữ văn 9 HỌC247