YOMEDIA
NONE

Chương trình địa phương phần Tiếng Việt - Ngữ văn 9


Qua bài học các em hiểu và nắm rõ hơn từ ngữ địa phương thể hiện màu sắc địa phương, có tác dụng làm giàu ngôn toàn dân. Tìm hiểu, sử dụng mặt tích cực của tiếng địa phương là chuẩn bị cho môi trường giao tiếp rộng hơn địa bàn quen thuộc.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

Câu 1. Tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích sách giáo khoa trang 97 - 98 (Trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng.

  • Từ địa phương: thẹo - sẹo, dễ sợ - sợ lắm, lặp bặp - lập bập, ba - cha, bố. 
  • Từ địa phương: kêu - gọi, đâm - trở nên, đũa bếp - đũa cả, nói trổng - nói trống không, vô - vào. 
  • Từ địa phương: bữa sau - hôm sau, lui cui - cắm cúi, lúi húi, nhắm - ước chừng, cho là, dáo dác - nháo nhác, giùm - giúp.

Câu 2.Đối chiếu các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược  ngà của Nguyễn Quang Sáng), cho biết từ kêu ở câu nào là từ địa phương, từ kêu ở câu nào là từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó.
a. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:

– Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó lại nói trổng.

b. – Con kêu rồi mà người ta không nghe.

  • Từ "kêu" ở (a) là từ toàn dân, đồng nghĩa với "nói to". 
  • Từ "kêu" ở (b) là từ địa phương, tương đương với từ toàn dân "gọi".

Câu 3. Trong hai câu đố sau, từ nào là từ địa phương? những từ đó tương đương với những từ ngữ nào trong ngôn ngữ toàn dân?

a.

Không cây không trái, không hoa

Có ăn lá được đố là lá chi?

b.

Kín như bưng lại kêu là trống

Trống hổng trống hảng lại kêu là buồng?

  • Các từ địa phương là "trái" (tương đương với từ toàn dân quả), "chi” (gì), "kêu" (gọi), "trống hổng trống hảng" (trống huểch trống hoác).

Câu 4.Hãy điền những từ địa phương tìm được ở các bài tập 1,2,3 và các từ toàn dân tương ứng vào bảng tổng hợp theo mẫu sau đây:

Từ địa phương Từ toàn dân

Kêu

Bữa sau

Lui cui

Giùm

Dáo dác

Đâm

Đũa bếp

Trống hổng trống hảng

Chi

Thẹo

Dễ sợ

Lặp bặp

Ba

Nói trổng

Trái

Vào

Gọi

Hôm sau

Cắm cúi, lúi húi

Giúp

Nháo nhác

Trở nên

Đũa cả

Trống huếch trống hoác

Sẹo

Sợ lắm

Lập bập

Cha, bố

Nói trống không

Quả

Câu 5. Đọc các đoạn trích ở bài tập 1 và bình luận về cách dùng từ ngữ địa phương bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:

a. Có nên để cho nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao?

  • Không nên để cho nhân vật Thu (chiếc lược ngà) dùng từ ngữ toàn dân vì Thu còn nhỏ, giao tiếp trong phạm vi nhỏ hẹp, chưa biết đến các từ toàn dân. 

b. Tại sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương?

  • Trong lời kể, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương, nó có tác dụng làm nên màu sắc địa phương của tác phẩm. Tuy nhiên, tác giả cũng có ý thức không lạm dụng từ ngữ địa phương để không gây khó khăn cho người đọc. 

2. Soạn bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt

Để hiểu và nắm rõ hơn kiến thức của bài học, các em có thể tham khảo bài soạn Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.

3. Hỏi đáp Chương trình địa phương phần Tiếng Việt

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 9 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON