Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về ý nghĩa, giá trị biểu đạt của các câu tục ngữ trong tác phẩm văn học, HOC247 mời các em cùng tham khảo bài giảng Tục ngữ và sáng tác văn chương thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây. Đồng thời, bài tập minh họa giúp các em vận dụng các câu tục ngữ vào quá trình tạo lập bản của mình. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em!
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Văn bản Tục ngữ và sáng tác văn chương được sưu tầm.
b. Thể loại:
- Tục ngữ và sáng tác văn chương thuộc thể loại nghị luận văn học.
c. Bố cục
Tục ngữ và sáng tác văn chương có bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “là vì thế’: Câu tục ngữ xuất hiện trong truyện Nàng Bân
- Phần 2: Còn lại: Câu tục ngữ xuất hiện trong truyện “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay
d. Tóm tắt tác phẩm
Tục ngữ không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn trong các sáng tác văn chương. Truyện Nàng Bân với câu tục ngữ: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân và truyện “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay với câu tục ngữ: Chim trời cá nước, ai được nấy ăn là hai ví dụ tiêu biểu.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Câu tục ngữ Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân trong truyện Nàng Bân
- Tóm tắt truyện Nàng Bân:
+ Nàng Bân – con gái của Ngọc Hoàng có phần chậm chạp, vụng về
+ Tuy vậy, Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu vẫn yêu thương nàng
+ Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu bàn nhau cho nàng Bân lấy chồng để biết thêm công việc nội trợ
+ Nàng Bân rất yêu chồng nên khi trời rét đến nàng may cho chồng một cái áo
+ Tuy nhiên, vì nàng Bân vụng về nên đến khi trời hết rét thì áo mới may xong
+ Khi thấy con gái buồn rầu, Ngọc Hoàng bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng Bân mặc thử áo
+ Từ đó, hằng năm cứ vào tháng Ba tuy mùa rét đã qua nhưng tự nhiên rét lại vài hôm. Người ta gọi đó là Rét nàng Bân
→ Đây cũng chính là nguồn gốc câu tục ngữ: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân
+“Tháng giêng rét đài”: tháng giêng là thời điểm giữa mùa đông, miền Bắc đón những đợt gió mùa Đông Bắc mạnh, rét đậm (nhiều nơi có băng giá) làm hoa rụng cánh, còn trơ lại đài hoa
+ “tháng Hai rét lộc”: tháng hai là thời điểm nửa cuối mùa đông nên thời tiết lạnh, ẩm, mưa phùn, cây cỏ đâm chồi nảy lộc
+ “tháng Ba rét nàng Bân”: rét ngắn ngắn, đợt cuối mùa đông, thường vào tháng ba
→ Đây là kiểu thời tiết do gió mùa đông gây ra ở miền Bắc nước ta: nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm.
1.2.2. Câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn xuất hiện trong “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay
- Tóm tắt “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay:
+ Nhân vật “tôi” đang ngủ thì thằng Cò gọi dậy. Nhân vật “tôi” nhìn thấy biết bao nhiêu loài chim.
+ Nhân vật “tôi” và Cò choáng ngợp trước biển chim trời bao la và ước được dừng thuyền lại vài hôm để bắt chim
+ Tía nói: chim về ở trên vùng đất của ai thì thuộc tài sản của người đó
- Giải thích câu tục ngữ: Chim trời cá nước, ai được nấy ăn:
+ Chim trời trên trời, cá dưới nước là của cải thiên nhiên ban tặng, không của riêng ai nên sự chiếm hữu là không hạn chế.
→ Bài học mở rộng: Khi văn minh loài người ngày càng nâng cao, việc khai thác của cải thiên nhiên không thể vô hạn. Chúng ta phải biết khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, tránh lãng phí và biết bảo vệ những loài động vật quý hiếm.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
- Văn bản Tục ngữ và sáng tác văn chương đã chứng minh cho vấn đề: Tục ngữ không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn trong các sáng tác văn chương.
1.3.2. Về nghệ thuật
- Dẫn chứng cụ thể, hợp lí
- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục
Bài tập minh họa
Bài tập: Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu có sử dụng câu tục ngữ.
Hướng dẫn giải:
- Sưu tầm trên sách báo, internet chọn một câu tục ngữ mà em yêu thích
- Rút ra nội dung chính của câu tục ngữ và phát triển thành đoạn văn có nội dung liên quan
Lời giải chi tiết:
Khi cuộc sống ngày càng hiện đại thì chúng ta không chỉ được kết nối với nhiều nguồn tài liệu hơn mà còn có nhiều hình thức học khác nhau nữa. Chính vì vậy mà chỉ cần bạn có ý thức, có ý chí cố gắng học tập thì có thể học được từ rất nhiều nguồn. Thế nhưng vai trò của người thầy trong cuộc sống hôm nay vẫn không hề thuyên giảm. Bởi theo em nghĩ người thầy vẫn là người dẫn dắt chúng em đến với những con chữ đầu tiên. Đó là những người ngày đêm miệt mài bên trang sách, bên những tờ gián án để mong muốn truyền tải, bắt nhịp cầu tri thức đến với tất cả các bạn học sinh. Không chỉ đóng vai trò là người mẹ thứ hai của chúng em ở trường mà mỗi GV còn là người bạn sẻ chia bao tâm tư tình cảm. Bởi những lẽ thường tình như thế mà trong thâm tâm luôn nhắc nhở mình một điều là phải luôn biết ơn, kính trọng quý thầy cô giáo vì "không thầy đố mày làm nên".
Lời kết
- Học xong bài Tục ngữ và sáng tác văn chương, các em cần:
+ Phân tích ý nghĩa của các câu tục ngữ trong tác phẩm nghệ thuật
+ Vận dụng viết bài văn có sử dụng câu tục ngữ
Soạn bài Tục ngữ và sáng tác văn chương Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Tục ngữ và sáng tác văn chương là văn bản nghị luận nhằm chúng tỏ tầm quan trọng của tục ngữ không chỉ với đời sống mà còn ở trong sáng tác văn học. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:
Hỏi đáp bài Tục ngữ và sáng tác văn chương Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Một số bài văn mẫu về Tục ngữ và sáng tác văn chương Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Tục ngữ và sáng tác văn chương đã giúp người đọc có thêm kiến thức và kĩ năng trong việc vận dụng linh hoạt tục ngữ vào sáng tác văn chương. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
---------------------(Đang cập nhật)---------------------
-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247