YOMEDIA
NONE

Soạn bài Tục ngữ và sáng tác văn chương - Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài soạn Tục ngữ và sáng tác văn chương giúp các em nắm được tầm quan trọng của tục ngữ không chỉ trong cuộc sống hằng ngày mà còn ở việc sáng tác văn chương. Ngoài ra, bài soạn còn giúp giải quyết các dạng bài tập có trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tục ngữ và sáng tác văn chương - CTST để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu văn bản tại lớp.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Văn bản Tục ngữ và sáng tác văn chương đã chứng minh cho vấn đề: Tục ngữ không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn trong các sáng tác văn chương.

1.2. Nghệ thuật

- Dẫn chứng cụ thể, hợp lí

- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

2. Soạn bài Tục ngữ và sáng tác văn chương Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu như thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét dài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân?

Trả lời:

Đó là cái rét lại giữa trời mùa nóng, rét Tháng Ba nên sẽ không phải rét đậm rét hại. 

Câu 2: Câu trả lời của tia nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu gì thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn?

Trả lời:

Câu trả lời giúp em hiểu được rằng những tài sản chim cá tuy của tự nhiên nhưng con người cũng phải đóng thuế để bảo vệ nó. 

Câu 3: Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước ...” ...xưa và nay. Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương. 

Trả lời:

Việc sử dụng tục ngữ trong văn bản giúp diễn đạt thêm phong phú, cùng với đó làm tăng tính gợi cảm trong văn bản, cô đúc suy nghĩ. 

Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương: Bảy nổi ba chìm, Phải duyên phải kiếp…

Câu 4: Đọc văn bản Nàng Bân, “Chim trời, cá nước ...” – xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ?

Trả lời:

Đọc hai văn bản, em rút ra được lưu ý khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ là phải tùy vào hoàn cảnh cụ thể và hiểu được ý nghĩa của từng tục ngữ để sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Vì sao giữa tục ngữ và các sáng tác dân gian khác có mối liên quan rất chặt chẽ?

Trả lời:

Tục ngữ là sản phẩm tinh thần chung của nhân dân lao động. Những kinh nghiệm sống, đấu tranh, lối suy nghĩ dân tộc và những quan điểm tư tưởng đạo đức trong tục ngữ cũng thể hiện cả trong các sáng tác dân gian khác. Tục ngữ còn là những lời nói súc tích, giàu hình tượng, mang nhiều đặc điểm độc đáo của ngôn ngữ nhân dân, ngôn ngữ dân tộc. Vì thế giữa tục ngữ và các sáng tác dân gian khác có mối liên quan rất chặt chẽ.

4. Hỏi đáp về bài Tục ngữ và sáng tác văn chương Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Tục ngữ và sáng tác văn chương Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Văn bản Tục ngữ và sáng tác văn chương giúp người đọc phân tích ý nghĩa của một số câu tục ngữ khi được sử dụng trong văn thơ. Từ đó, có những bài văn hay và thú vị về việc vận dụng tục ngữ vào sáng tác. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------------(Đang cập nhật)-------------------------

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF