YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 35 - Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Xin gửi đến các em học sinh lớp 7 nội dung lí thuyết bài Thực hành tiếng Việt trang 35 thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây đã được HOC247 biên soạn kĩ càng. Với các kiến thức tóm tắt về đặc điểm, chức năng của thành ngữ, tục ngữ trong việc thể hiện nội dung của văn bản và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh. Bên cạnh đó, phần bài tập minh họa sẽ giúp các em nắm kiến thức bài học hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Đặc điểm và chức năng của thành ngữ, tục ngữ

- Thành ngữ là một tập hợp từ cố định. Nghĩa của thành ngữ không phải phép cộng đơn giản nghĩa của các từ cấu tạo nên nó mà là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm. 

Ví dụ: Chậm như rùa, đen như cột nhà cháy

- Khi được sử dụng trong giao tiếp (nói và viết) , thành ngữ làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc. Thành ngữ có thể làm một bộ phận của câu hay thành phần phụ trong các cụm từ.

Ví dụ: Chậm như rùa làm thành một bộ phận của câu. Nó lúc nào cũng chậm như rùa

- Khác với thành ngữ, mỗi câu tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một ý (một nhận xét, một kinh nghiệm).

Ví dụ: Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Tục ngữ được sử dụng chủ yếu nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm. 

1.2. Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh

- Nói quá là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. 

Ví dụ: câu tục ngữ Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông dùng biện pháp nói quá (tát cạn biển Đông) để tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. 

- Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. 

Ví dụ: Chẳng ai muốn thấy một “cao thủ dế” qua đời bằng cách đó. 

Ví dụ trên sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh (dùng “qua đời” thay cho “chết” để tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề. 

Bài tập minh họa

Bài tập: Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.

Hướng dẫn giải:

- Chọn chủ đề để viết đoạn văn

- Lên ý tưởng về biện pháp tu từ nói giảm nói tránh định dùng

- Viết đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn mẫu 1:

Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là vị cha già kính yêu của tất cả con dân đất Việt. Ba mươi năm bôn ba nơi xứ người, vất vả đầy rẫy hiểm nguy, Người cố gắng đấu tranh, không ngừng học hỏi để tìm ra con đường Cách mạng cho dân tộc. Cả cuôc đời của Người lúc nào cũng hướng về nhân dân, tổ quốc. Lo nghĩ tới từng bữa ăn giấc ngủ của nhân dân, các đồng chí bộ đội, trăn trở thao thức lo nghĩ nhiều đêm cũng chỉ vì nhân dân, đất nước. Người tựa như người cha hiền từ lúc nào cũng lo nghĩ cho đàn con thơ dại. Mặc dù Người đã đi xa nhưng sâu trong trái tim của những người dân đất Việt, Người mãi mãi sống trong lòng mỗi người.

=> Nói giảm nói tránh: đi xa thay cho cái chết để giảm mất sự đau thương, xót xa.

Đoạn văn mẫu 2:

Đất nước ta trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là truyền thống quý báu cảu dân tộc ta từ ngàn đời nay. Trải qua biết bao năm kháng chiến, đấu tranh giành lại độc lập tự do, để có được cuộc sống ấm lo như ngày nay chúng ta phải đánh đổi rất nhiều điều. Biết bao thế hệ, lớp lớp ra đi lên đường nhập ngũ để rồi chiến đấu và hy sinh xương máu của mình để giành lại, bảo vệ quê hương đất nước dân tộc. Các anh, mang trong mình sứ mệnh lớn lao nguyện hết minh dâng hiến sức trẻ, lòng dũng cảm và sự kiên cường trở thành những vị anh hùng trong lòng những con người dân đất Việt

=> Nói giảm nói tránh: hy sinh  thay cho cái chết để làm giảm bớt sự đau thương mất mát.

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 35, các em cần:

+ Nắm được đặc điểm, chức năng của thành ngữ và tục ngữ trong văn bản

+ Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh

+ Vận dụng giải bài tập về thành ngữ, tục ngữ trong văn bản và biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 35 Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 35 sẽ giúp các em có thêm kiến thức về đặc điểm, chức năng của thành ngữ, tục ngữ, đồng thời phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh, vận dụng kiến thức để giải các bài tập cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 35 Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF