Trong giao tiếp và văn học người ta thường sử dụng biện pháp tu từ nói quá để tăng sức biểu đạt và nhấn mạnh ý. Bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 13 thuộc sách Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em có thêm kiến thức về đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá, từ đó vận dụng vào giải những bài tập cụ thể. Chúc các em học tập vui vẻ!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Khái niệm và đặc điểm của biện pháp tu từ nói quá
a. Khái niệm
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả, nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.
b. Đặc điểm
Biện pháp tu từ nổi quả có đặc điểm: luôn phòng đại tính chất, quy mô của sự vật, hiện tượng được nói đến.
1.2. Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá
Biện pháp tu từ nói quả có tác dụng gây ấn tượng đặc biệt, tăng sức bầu cảm hoặc gây cười.
2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức
BIỆN PHÁP TU TỪ
Câu 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những câu tục ngữ sau:
a.
Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
b.
Ngày vui ngắn chẳng tầy gang
c.
Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.
Trả lời:
a.
Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
Câu tục ngữ ám chỉ quy luật ngày dài hơn đêm của tự nhiên. Trong câu đã sử dụng biện pháp tu từ nói quá để tạo sự hấp dẫn, thú vị cho câu tục ngữ.
b.
Ngày vui ngắn chẳng tầy gang
- Câu tục ngưc có nghĩa là: khi vui vẻ thì cảm thấy thời gian trôi qua rất nhanh, những chuyện vui vẻ, may mắn thường ngày chỉ thoảng qua ngắn ngủi, còn lại là lo toan muộn phiền.
- Trong câu đã sử dụng biện pháp tu từ nói quá để tạo sự hấp dẫn, thú vị cho câu tục ngữ.
c.
Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.
- Câu tục ngữ được hiểu là cả vợ và chồng đồng sức đồng lòng, chung ý kiến, mục tiêu, thống nhất những quyết định chung thì không có gì là không làm được, đến biển đông cũng có thể cạn.
- Trong câu đã sử dụng biện pháp tu từ nói quá để tạo sự hấp dẫn, thú vị cho câu tục ngữ.
Câu 2: Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá.
a.
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
(Ca dao)
b. Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà.
c.
Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.
(Ca dao)
d. Bài văn này tôi chỉ làm vào trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang.
Trả lời:
a. Sử dụng biện ơhaps tu từ nói quá.
b. Nói khoác
c. Sử dụng biện pháp tu từ nói quá.
d. Nói khoác.
Sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá là:
Nói quá |
Nói khoác |
- Phóng đại về mức độ, quy mô, tính chất của sự việc dựa trên cơ sở có thực. => Nhấn mạnh, gây ấn tượng và có giá trị biểu cảm cao. |
- Phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc dựa trên cơ sở không có thực. => Có tác dụng gây cười. |
Câu 3: Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong số các cụm từ có biện pháp tu từ nói quá sau đây:
a. buồn nẫu ruột
b. rụng rời chân tay
c. cười vỡ bụng
d. mệt đứt hơi
Trả lời:
a. Hôm nay, tôi buồn nẫu ruột.
b. Cô ấy mệt đến rụng rời chân tay.
c. Ôi! Tôi cười vỡ bụng mất.
c. Hôm nay, tôi đi lao động mệt đứt hơi.
Để củng cố bài học và có thêm nhiều kiến thức bổ ích, mời các em cùng tham khảo:
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 dòng có sử dụng biện pháp nói quá.
Trả lời:
Vào một buổi chiều trong lành, tôi đang dạo bước trên con đường đến trường. Tôi cảm thấy khá hồi hộp cho buổi sáng ngày hôm nay vì lớp tôi sẽ có bài kiểm tra Ngữ Văn học kì I, tôi khá lo lắng cho bài kiểm tra này vì tôi sợ bài sẽ rất khó đối với khả năng của tôi. Sau khi đến trường, tôi chạy nhanh như cắt lên lớp để ôn bài và tự hứa với mình rằng sẽ làm bài cho tốt . Khoảng một tuần sau, cô giáo trả bài và lòng tôi vui như mở hội khi mà tôi đã đạt điểm cao. Lúc ấy, tôi muốn nói hết ra cảm xúc của mình cho mọi người nhưng tôi vẫn phải giữ niềm vui này trong lòng. Về đến nhà, tôi nhanh như gió chạy vào nhà và khoe với mẹ điểm kiểm tra của mình, mẹ rất vui và mẹ cũng đã thưởng cho tôi thứ mà tôi thích nhất. Ngày hôm ấy tôi vui lắm.
4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 13 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức
Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.