YOMEDIA
NONE

Soạn bài Ôn tập Bài 7 - Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài soạn Ôn tập Bài 7 nhằm giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học ở Bài 7: Trí tuệ dân gian (Tục ngữ) thông qua các câu hỏi trong sách giáo khoa. Từ đó áp dụng vào giải các bài tập tương tự. Bài giảng Ôn tập Bài 7 - CTST sẽ hỗ trợ các em nắm vững nội dung trọng tâm phục vụ cho quá trình luyện tập. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại kiến thức về tục ngữ

- Tục ngữ là một trong những thể loại sáng tác dân gian. Đó là những câu được sử dụng trong lời nói hằng ngày. Về nội dung, tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội. Về hình thức, tục ngữ có các đặc điểm: 

- Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ) 

- Có nhịp điệu, hình ảnh. 

- Hầu hết đều có vần và thường là vần lưng. Vần lưng trong tục ngữ có thể được gieo ở hai tiếng liền nhau (gọi là “vần sát”) : 

Ví dụ: 

Bút sa gà chết

Một điều nhịn chín điều lành. 

Hoặc gieo ở hai tiếng cách nhau (gọi là “vần cách”) 

Ví dụ: 

Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng

Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông. 

- Thường có hai vế trở lên. Các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung. 

- Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là tục ngữ về con người và xã hội. 

1.2. Ôn lại kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

1.2.1. Kiểu bài

- Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống: thuộc thể nghị luận xã hội. Trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người. Ở bài này, các em sẽ tiếp tục nghị luận những câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về các vấn đề trong đời sống.

1.2.2. Cách làm

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Xác định đề tài

- Thu thập tài liệu

- Để xác định đúng yêu cầu của đề bài, em có thể:

+ Tìm đọc những câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về các vấn đề trong đời sống

+ Chọn một câu tục ngữ hoặc danh ngôn mà em tâm đắc hoặc gợi cho em nhiều suy ngẫm

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Tìm ý

- Liệt kê bất cứ suy nghĩ nào của em về câu tục ngữ hoặc danh ngôn mà em đã chọn

- Lập dàn ý

- Đọc lại những ý đã tìm được đồng thời đối chiếu với yêu cầu của đề bài và cân nhắc, chọn lựa, sắp xếp những ý kiến tiêu biểu thành dàn ý (có thể tham khảo sơ đồ dàn ý đã học ở bài 6)

- Dàn ý cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Lí lẽ phong phú, xác đáng để giúp người đọc hiểu vì sao em lại có ý kiến như vậy về câu tục ngữ/ danh ngôn này

+ Bằng chứng đa dạng, thuyết phục để có thể làm rõ lí lẽ

+ Các lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí

Bước 3: Viết bài

Khi viết bài, em cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Mỗi đoạn văn chỉ nên trình bày một ý. Các ý phải tập trung vào chủ đề là câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống mà em đã chọn.

- Cần sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý để tạo liên kết trong bài.

- Có thể sử dụng các câu chuyện từ thực tế, các trích dẫn từ sách, báo hoặc từ người lớn tuổi, có kinh nghiệm để tăng tính thuyết phục.

2. Soạn bài Ôn tập Bài 7 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Tóm tắt nội dung và xác định thể loại của các văn bản 1 và 2 bằng cách điền vào bảng sau: 

Tên văn bản

Nội dung

Thể loại

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

 

 

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

 

 

 

Trả lời:

Tên văn bản

Nội dung

Thể loại

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Thể hiện những kinh nghiệm dân gian về dự đoán thời tiết phục vụ cuộc sống lao động, sản xuất.

Tục ngữ

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Thể hiện những kinh nghiệm dân gian trong lao động sản xuất được đúc kết.

Thành ngữ

Câu 2: Hãy xác định số dòng, số chữ, các cặp vần, các vế, biện pháp tu từ trong các câu tục ngữ sau: 

a. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

b. Ếch kêu uôm uôm, ao chuông đầy nước

c. Én bay thấp, mưa ngập bờ ao

    Én bay cao, mưa rào lại tạnh. 

Trả lời:

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

a

8

1

2

b

8

1

2

c

14

2

2

Câu 3: Thành ngữ và tục ngữ khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Thành ngữ

Tục ngữ

Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó. 

Thí dụ: 

Một nắng hai sương

Rán sành ra mỡ

Đâm ba chẻ củ

Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân. 

Thí dụ: 

Đói cho sạch, rách cho thơm

Một giọt máu đào hơn ao nuớc lã. 

Thừa người nhà mới ra người ngoài

Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. 

Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán. 

Câu 4: Viết ba câu có sử dụng biện pháp nói quá và ba câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. 

Trả lời:

3 câu có sử dụng biện pháp nói quá: 

- Mị nương có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. 

- Đoàn kết là sức mạnh có thể dời non lấp bể

- Thuận vợ thuận chồng tát cạn biển Đông. 

3 câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. 

- Người ta phát hiện một tử thi ngay tại hiện trường vụ án mạng. 

- Cậu thanh niên kia khiếm thị. 

- Ồn ào quá, cậu vui lòng im lặng. 

Câu 5: Em hãy chia sẻ với bạn những kinh nghiệm khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến vè một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống. 

Trả lời:

Kinh nghiệm khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến vè một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống: 

- Lập luận rõ ràng. 

- Bố cục đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 

- Kết hợp các dẫn chứng và độ tin cậy cho bài viết. 

Câu 6: Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những gì để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng các ý kiến khác biệt?

Trả lời:

- Em cần lắng nghe ý kiến trên thái độ tôn trọng và cầu thị phát triển. 

- Trao đổi với thái độ lịch sự. 

Câu 7: Qua bài học, em hiểu thế nào về “trí tuệ dân gian”?

Trả lời:

Trí tuệ dân gian là những kinh nghiệm, bài học được đúc kết qua thực tiễn cuộc sống con người được vận dụng linh hoạt vào các lĩnh vực trong cuộc sống. 

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Ôn tập Bài 7. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết đoạn văn ngắn về Bác Hồ có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.

Trả lời:

Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là vị cha già kính yêu của tất cả con dân đất Việt. Ba mươi năm bôn ba nơi xứ người, vất vả đầy rẫy hiểm nguy, Người cố gắng đấu tranh, không ngừng học hỏi để tìm ra con đường Cách mạng cho dân tộc. Cả cuôc đời của Người lúc nào cũng hướng về nhân dân, tổ quốc. Lo nghĩ tới từng bữa ăn giấc ngủ của nhân dân, các đồng chí bộ đội, trăn trở thao thức lo nghĩ nhiều đêm cũng chỉ vì nhân dân, đất nước. Người tựa như người cha hiền từ lúc nào cũng lo nghĩ cho đàn con thơ dại. Mặc dù Người đã đi xa nhưng sâu trong trái tim của những người dân đất Việt, Người mãi mãi sống trong lòng mỗi người.

=> Nói giảm nói tránh: "đi xa" thay cho cái chết để giảm mất sự đau thương, xót xa

4. Hỏi đáp về bài Ôn tập Bài 7 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON