YOMEDIA
NONE

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội - Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Đội ngũ giáo viên HOC247 đã biên soạn một cách chi tiết hệ thống câu hỏi trong bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội nhằm giúp các em đi sâu vào tìm hiểu ý nghĩa từng câu tục ngữ được ông cha ta đúc kết trong quá trình lao động. Bên cạnh đó, bài giảng Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội - CTST sẽ hỗ trợ các em nằm kĩ nội dung lý thuyết! Chúc các em học tập vui vẻ!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Văn bản: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về con người, xã hội.

1.2. Nghệ thuật

- Tục ngữ ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc.

2. Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 1, 6, 8, 9.

Trả lời:

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1

4

1

1

6

8

1

2

8

8

1

2

9

6

2

2

Câu 2: Tìm các cặp vần (nếu có) và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên. 

Trả lời:

Câu

Cặp vần

3

Thầy – mày

4

Thầy – tày 

5

Cả - ngã 

7

Non - hòn

8

Bạn – cạn

Tác dụng của vần trong các câu tục ngữ là giúp câu có nhịp điệu, liền mạch hơn. 

Câu 3: Em hiểu các cụm từ “ăn quả”, “nhớ kẻ trồng cây”, “sóng cả”, “ngã tay chèo”, “mài sắt”, “nên kim” như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây. 

Trả lời:

“ăn quả”: hưởng thụ thành quả lao động, những cống hiến xã hội. 

“nhớ kẻ trồng cây”: ghi nhớ công lao của những người đã giúp đỡ mình, đã tạo ra thành quả lao động để mình được hưởng thụ. 

“sóng cả”: khó khăn, thử thách lớn. 

“ngã tay chèo”: từ bỏ trước khó khăn. 

“mài sắt”: sự kiên trì, bền bì, cố gắng trong cuộc sống

“nên kim”: thành công. 

Câu 4: Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt?

Trả lời:

Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có điều đặc biệt khi nó đặt sự đối lập giữa “mất của” – “mất lòng” để từ đó đề cao tình nghĩa, sự trân trọng nhau trong cuộc sống, giá trị của con người hơn bất kì thứ của cải nào. 

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Phân tích câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.

Trả lời:

Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại mà thôi.

Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.

Lời dạy trên ta phải hiểu và thực hiện nó ra sao?

Đọc câu tục ngữ, hình ảnh hiện ra trước mắt ta là những cuộn sóng to giữa một dòng sòng rông lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ đơn độc đang chơi vơi. Quả nhiên trước “sóng cả” này ai không lo sợ, không ngại cho số phận con thuyền, cho những người trong thuyền ây. Thường thì những làn sóng to này là nguyên nhân gây ra chết chóc, gây ra tai họa cho con người. Nhưng cũng không hẳn là thế. Bởi lẽ con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt được “sóng cả” này. Nếu người lái thuyền vẫn vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh đối phó với mọi tình hình, qụyết tâm chèo để vượt qua cơn sóng cả ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Ở đây “sóng cả" là muốn đề cập đến những việc lớn lao, khó khăn gian khổ. Đứng trước những trở ngại này ta đìtng vội nản lòng ngã chí, đừng vội “ngã tay chèo” mà phải vũng lòng, quyết tâm thì sẽ vượt qua, đi đến thắng lợi. Bài học vượt khó, kiên trì nhẫn nại cũng đã được Bác Hồ tiếp tục dạy cho các thanh niên:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

Trong các thời kì kháng chiến, nhân dân ta cũng gặp nhiều khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được. Chính nhờ có ý chí quyết tâm, nhờ có nghị lực phấn đấu, nhờ “vững tay chèo” nên chúng ta mới có ngày hôm nay. Ta đã nhận ra được một điều đáng nhớ là: Ngã lòng, nản chí, chùn bước… là nguyên nhân dẫn đến thất bại, là kẻ thù của mỗi chúng ta.

Hiểu được ý nghĩa sâu xa của lời dạy, mỗi chúng ta cần có ý thức rèn luyện mình.

Luôn lấy câu tục ngữ làm kim chỉ nam trong cuộc sống, ngay từ khi còn nhỏ ta phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Khi đã làm việc gì dù khó khăn cũng phải cố gắng đến cùng, không được bỏ cuộc. Một bài toán khó, một bài văn quá nan giải, một bài tiếng Anh quá nhiều từ… ta cũng sẽ làm xong, làm đúng nếu ta chịu khó học tập. Đây là một đức tính cần phải có của một người học sinh. Không những thế, trong bước đường xây dựng sự nghiệp tương lai sau này của mình, những chông gai, hiểm trở, những giông bão, sóng to, gió lớn của cuộc đời còn dữ dội, ác liệt hơn. Nếu từ lúc nhỏ ta đã tập “chèo chống” thì lúc ấy ta có sợ gì những cơn “sóng cả” khi tay chèo ta đã vững vàng. Và như vậy thì tương lai tốt đẹp sẽ đến với chúng ta.

Câu tục ngữ là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp con cháu sau này. Lời dạy trên là phương châm cho mọi hành động của chúng ta, nó nhắc nhở ta phải luôn đề cao tinh thăn vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm của mình – ta không quên “có chí thì nên”.

4. Hỏi đáp về bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội là văn bản tổng hợp những câu tục ngữ ý nghĩa nhằm giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về con người và đời sống. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------------(Đang cập nhật)-------------------------

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF