YOMEDIA
NONE

Dọc đường xứ Nghệ - Sơn Tùng - Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều


Những câu chuyện trong tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ đã mang đến cho người đọc hoài niệm và hiểu biết về các nhân vật lịch sử. Từ đó, tu dưỡng đạo đức để tiếp bước ông cha ta trong việc kiến thiết và xây dựng nước nhà. Bài học Dọc đường xứ Nghệ - Sơn Tùng thuộc sách Cánh Diều dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về văn bản. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Sơn Tùng

- Nhà văn Sơn Tùng sinh ngày 8/8/1928 tại làng Hoa Lũy (nay là Kim Lũy), xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

- Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1944, có 70 năm tuổi Đảng. Nhà văn Sơn Tùng để lại một di sản văn chương đồ sộ đáng tự hào với hàng chục tác phẩm, trong đó có 21 tác phẩm tiêu biểu

- Tiểu thuyết “Búp sen xanh” là tác phẩm tiêu biểu nhất, thành công nhất về hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chân dung nhà văn Sơn Tùng và bìa tác phẩm Búp sen xanh

- Cả cuộc đời lao động và sáng tạo của mình, nhà văn Sơn Tùng dành nhiều công sức và tâm huyết cho đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng và lan tỏa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở cả trong và ngoài nước

1.1.2. Tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ

a. Xuất xứ 

In trong tiểu thuyết “Búp sen xanh” NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2005

b. Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử.

c. Bố cục 

Chia văn bản làm 3 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu…“không cam chịu nộp mình cho giặc”): Câu chuyện tình sử Mị Châu – Trọng Thủy, đền thờ Thục Phán

- Đoạn 2 (tiếp…“có chức trọng quyền cao đó, con ạ”): Câu chuyện về vùng Ba Hòn và đền Quả Sơn

- Đoạn 3 (còn lại): Câu chuyện về đền thờ Nguyễn Du.

d. Tóm tắt tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ

Câu chuyện kể về cuộc hành trình của ba cha con Phó bảng, từ đền thờ An Dương Vương đến vùng Ba Hòn, Đền Quả Sơn và kết thúc ở Nhà thợ họ Nguyễn Tiên Điền. Hành trình với biết bao câu hỏi thú vị của Côn và Khiêm. Từ đó bộc lộ phẩm chất và tài năng riêng biệt của hai cậu bé này.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Những địa danh cha con cụ Phó bảng đi qua

a. Câu chuyện về ngôi đền gắn với tình sử Mị Châu – Trọng Thủy

- Các chi tiết miêu tả ngôi đền:

+ Ngôi đền cổ kính có nhiều tòa từ trên đỉnh núi xuống tận chân núi, sát đường Thiên lí

+ Nhìn từ xa, dãy núi có nhiều hình nhiều vẻ

- Câu chuyện về ngôi đền:

+ Ngôi đền gắn với câu chuyện tình sử Mỵ Châu – Trọng Thủy, với thành Cổ Loa, vua Thục Phán….

+ Nơi có đền thờ Thục Phán

 

Đền Cuông (Nghệ An) - nơi thờ Thục Phán

b. Câu chuyện về vùng Ba Hòn

- Câu chuyện về vùng núi Ba Hòn:

+ Có một vị tướng đánh thắng giặc phương Bắc rất nhiều trận nhưng trong một lần không may đã bị giặc chém đầu. Vị tướng nhoai người lấy đầu lắp lên cổ phi ngựa chạy trở về

+ Trên đường về gặp một ông lão ở phía bắc sông Mã, hỏi ông có tin người bị chặt đầu mà chắp lên cổ sống được không. Ông lão tin. Tướng quân tiếp tục phi về

+ Về Diễn Châu gặp một bà già ở phía nam sông Bùng, hỏi bà có tin người bị chặt đầu mà chắp lên cổ sống được không. Bà lão không tin. Đầu tướng quân rơi xuống đất, ông hóa thành hòn núi Hai Vai

Lèn Hai Vai (Nghệ An)

+ Ngựa hóa núi Mã

+ Trống, cờ hóa núi Trống Thủng, Cờ Rách

→ Câu chuyện mang màu sắc hư cấu kì ảo nhưng chứa đựng trong đó những giá trị cao đẹp, niềm tin, ước vọng của nhân dân. Các hòn núi gắn liền với câu chuyện đầy bi hùng, thể hiện sức mạnh, sự kiên cường, quả cảm, anh hùng của nhân dân ta.

c. Câu chuyện về đền Quả Sơn

- Ngôi đền uy nghi hơn cả đền Thục Phán An Dương Vương

- Câu chuyện về ngôi đền Quả Sơn: thờ vị quan Lý Nhật Quang – người có công mở mang bờ cõi, dẹp yên giặc phía tây, phía nam, truyền dạy các nghề cho người dân

Đền Quả Sơn (Nghệ An) có kiến trúc uy nghiêm và cổ kính

d. Câu chuyện về nhà thờ họ Nguyễn Tiên Điền

- Ba cha con đến thăm nhà thờ họ Nguyễn Tiên Điền, thăm mộ đại thi hào Nguyễn Du và nhớ về kiệt tác Truyện Kiều của ông

- Nguyễn Du là người có tài năng và để lại một kho tàng những tác phẩm mang nhiều giá trị nhưng lại không được lập đền thờ vì quan niệm không coi trọng thơ văn của người xưa. Vậy mà có thằng ăn trộm bị đánh chết lại được lập đền thờ vì “đạo tặc tối linh tôn thần”

Nhà thờ họ Nguyễn Tiên Điền (Nghệ An)

1.2.2. Cậu bé Côn

- Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn lương thiện và suy nghĩ thấu đáo, lo xa về những việc trọng đại

- Nhân vật Côn có tính cách ngoan ngoãn, hiếu học

1.2.3. Nhân vật cụ phó Bảng

- Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách kể và giảng giải cho các con về các câu chuyện đời trước

- Tính cách của cụ Phó bảng: ân cần, từ tốn, khí tiết

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Câu chuyện kể về hành trình đi qua các địa danh của ba cha con cụ Phó Bảng. Mỗi địa danh họ đi qua gắn với một câu chuyện và qua các câu chuyện đó, cụ Phó Bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, tu dưỡng làm người, tinh thần yêu nước, tự hào về vẻ đẹp của non sông. Đồng thời, nhắc nhở mỗi người phải luôn nhớ về cội nguồn, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để xứng đáng với lịch sử hào hùng của dân tộc.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị

- Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm

Bài tập minh họa

Bài tập: Nêu cảm nhận của em về văn bản Dọc đường xứ Nghệ - Sơn Tùng, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ văn bản Dọc đường xứ Nghệ - Sơn Tùng, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều

- Nêu cảm nhận của bản thân về văn bản:

Mỗi địa danh họ đi qua đều gắn với một câu chuyện ý nghĩa

+ Qua các câu chuyện đó, cụ Phó bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, tu dưỡng làm người

+ ...

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ gợi cho em hoài niệm về các câu chuyện, danh nhân lịch sử đã được học trong các tiết lịch sử. Câu chuyện kể về hành trình đi qua các địa danh của ba cha con cụ Phó bảng. Mỗi địa danh họ đi qua đều gắn với một câu chuyện ý nghĩa. Và qua các câu chuyện đó, cụ Phó bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, tu dưỡng làm người. Đồng thời, cách kể chuyện và dạy con của cụ Phó bảng khiến em thêm biết ơn thế hệ cha anh đi trước và tự hào về truyền thống dân tộc. Từ đó suy nghĩ về cách tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để trở thành một công dân có ích, sau này tiếp bước ông cha xây dựng và kiến thiết đất nước thêm tươi đẹp.

Lời kết

- Học xong bài Dọc đường xứ Nghệ - Sơn Tùng, các em cần:

+ Nắm được nội dung câu chuyện gắn liền với từng địa danh

+ Phân tích được tính cách các nhân vật

+ Phân tích được bài học giáo dục từ các câu chuyện của cụ Phó bảng kể

Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ - Sơn Tùng Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Qua văn bản Dọc đường xứ Nghệ - Sơn Tùng đã mang đến cho người đọc những câu chuyện li kì về lịch sử gắn liền với các địa danh ở Nghệ An. Từ đó thể sự am hiểu tường tận và tình yêu của tác giả về xứ Nghệ. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Dọc đường xứ Nghệ - Sơn Tùng Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Dọc đường xứ Nghệ - Sơn Tùng Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Dọc đường xứ Nghệ - Sơn Tùng là tiểu thuyết lịch sử thông qua những câu chuyện của cụ Phó bảng để giải thích các tích liên quan đến nhiều địa danh ở Nghệ An. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

----------------(Đang cập nhật)----------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF