YOMEDIA
NONE

Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ - Sơn Tùng - Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều

Mỗi di tích lịch sử thường gắn với các sự kiện, câu chuyện kì thú liên quan đến quá trình hình thành, tên gọi. Để có nhiều kiến thức bổ ích về lịch sử và địa danh vùng đất Nghệ An, mời các em cùng tham khảo bài soạn Dọc đường xứ Nghệ - Sơn Tùng thuộc sách Cánh Diều dưới đây. Từ đó, hứng thú hơn trong việc khám phá và tìm hiểu lịch sử nước nhà. Chúc các em học tập vui vẻ!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

Câu chuyện kể về hành trình đi qua các địa danh của ba cha con cụ Phó Bảng. Mỗi địa danh họ đi qua gắn với một câu chuyện và qua các câu chuyện đó, cụ Phó Bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, tu dưỡng làm người, tinh thần yêu nước, tự hào về vẻ đẹp của non sông. Đồng thời, nhắc nhở mỗi người phải luôn nhớ về cội nguồn, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để xứng đáng với lịch sử hào hùng của dân tộc.

1.2. Nghệ thuật

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị

- Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm

2. Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ - Sơn Tùng Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: 

- Đọc trước văn bản Dọc đường xứ Nghệ và tìm hiểu thông tin về nhà văn Sơn Tùng. 

- Khái quát về tác phẩm Búp sen xanh nói chung và đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ nói riêng. 

Trả lời:

- Nhà văn Sơn Tùng tên thật là Bùi Sơn Tùng (1928-2021), quê ở làng Hoa Lũy (nay là Kim Lũy), Diễn Kim, Diễn Châu, Nghệ An. Ông là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam. Tác phẩm nổi tiếng nhất trong chủ đề về Hồ Chí Minh của Sơn Tùng là tiểu thuyết Búp sen xanh, cho đến nay đã được tái bản và nối bản tới 30 lần và dịch ra nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới.Ngày 14/7/2011, nhà văn Sơn Tùng được chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết ký Quyết định phong tặng nhà văn Sơn Tùng là Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

- Tác phẩm Búp sen xanh:  là tiểu thuyết đầu tiên viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất của nhà văn Sơn Tùng. Xây dựng nên hình tượng Hồ Chí Minh từ khi cất tiếng khóc chào đời tại Làng Chùa quê ngoại tới khi rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, tác phẩm được tác giả dày công sưu tầm tư liệu có liên quan và chấp bút trong thời gian dài, bắt đầu từ năm 1948 và hoàn thành năm 1980. Tác phẩm được nhà văn chia làm 3 chương: "Thời thơ ấu", "Thời niên thiếu" và "Tuổi hai mươi".

- Đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ: Kể về tuổi thơ của Bác Hồ. Khi còn là cậu bé Nguyễn Sinh Côn, Người đã cùng anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm theo cha vào kinh thành Huế. Sau khi đỗ Phó bảng ông Sắc vinh quy về quê. Văn bản trong SGK kể chuyện người cha sau khi về quê đi thăm bạn bè và cho hai con theo cùng.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Chú ý những quan sát, câu hỏi của cậu bé Côn trong phần 1.

Trả lời:

Những câu hỏi của cậu bé Côn trong phần 1 là:

- Thưa cha, con muốn được cha chỉ bảo chúng con về sự tích ngôi đền ni, về tên của các hòn núi kia, trông lạ mắt quá cha ạ.

- Thành Cổ Loa ở mãi tận đâu, thưa cha?

Câu 2: Cậu bé Côn phê phán điều gì và coi trong giá trị gì qua sự đánh giá về An Dương Vương?

Trả lời:

- Cậu bé Côn phê phán: nhà Triệu nước Tàu nham hiểm ghê gớm, chàng Trọng Thủy ngoan ngoãn làm theo mẹo của cha bày đặt; Vua nước ta không đề phòng; Mị Châu ruột để ngoài da…giữ nước là sao được.

- Cậu bé Côn coi trọng: Vua nhà Thục nước ta trọng chữ tín; Người đã phải tự chém con mình và tự xử án mình, để mất nước chứ không nộp mình cho giặc.

Câu 3: Ý nghĩa của các địa danh được nhắc tới ở đây là gì? 

Trả lời:

Các địa danh được nhắc tới: hòn Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách, vùng Ba Hòn. Tên các địa danh phần nào giải thích về đặc điểm của địa danh đó: hòn Hai Vai là hòn núi giống người cụt đầu/ núi Tướng quân rơi đầu; núi Cờ Rách là dãy núi dài dằng dặc sát chân trời…. và hình dạng núi non thường thể hiện khát vọng của con người.

Câu 4: Chú ý sự giải thích về Uy Minh hầu Lý Nhật Quang của cụ Phó bảng tác động đến nhận thức, tình cảm của cậu bé Côn. 

Trả lời:

Cụ Phó bảng giải thích cho Côn về Uy Minh hầu Lý Nhật Quang: Ngài có công mở mang bờ cõi, dẹp yên giặc phía tây, phía nam của đất nước… Nghề nông, nghề tắm tang, dệt lụa, đánh cá, làm muối sớm thịnh hành khắp xứ Nghệ. Điều đó  đã tác động đến cậu bé Côn, giúp cậu nhận thức được quan có người tài, kẻ vô dụng, có người đục khoét thì cũng có người giúp dân, làm lợi cho dân. Và những người giúp dân sẽ được nhân dân kính trọng mà lập đền thờ nguy nga lộng lẫy.

Câu 5: Ý nghĩa câu vè mà bà ngoại cậu bé Côn đã đọc là gì? 

Trả lời:

Câu vè mà bà ngoại Côn đọc là: 

“Dân vạn đại, quan nhất thời

Ghế quan ai ngồi, xin chớ thờ ơ

Thương dân, dân lập đền thờ

Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương”

Những câu vè có ý nghĩa là thời thế sẽ thay đổi theo thời gian, làm quan chỉ có thời hạn, cònlàm dân thì là mãi mãi, làm người dân mới là lâu dài. Do vậy, làm quan phải thế nào để khi đương chức cũng như khi mãn nhiệm được dân tin, dân quý. Khi thương dân, chăm lo cho dân sẽ được dân tin yêu thì khi mất đi dân sẽ lập đền thờ; còn khi hại dân, không chăm lo cho dân mà hách dịch cửa quyền thì khi mất đi dân vẫn còn căm ghét.Câu vè như lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà sâu sắc đối với những người "làm quan", đồng thời cũng khẳng định vai trò của "dân" trong mọi thời đại, mọi thể chế chính trị. Bởi thế, "quan" phải thế nào cho xứng với sự kỳ vọng, niềm tin của nhân dân, để đến khi "Cởi bỏ mũ ô sa", hết "quan" thành "dân", khi ấy dân còn tin yêu, kính trọng. Có vậy, đất nước mới phát triển, non sông vững bền và lòng người mới quy phục.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy trong truyện.

Trả lời:

Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba, người kể tự giấu mình đi và gọi tên các nhân vật theo tên của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật, cuộc trò chuyện giữa ba cha con cứ diễn ra tự nhiên lần lượt theo mạch cảm xúc và mạch truyện: từ những ngọn núi, ngôi đền nhìn thấy trên đường đi dẫn vào các địa danh, các sự kiện và nhân vật lịch sử.

Câu 2: Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?

Trả lời:

Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên vô tư nhưng cũng hiểu biết sâu rộng. Qua đó chúng ta thấy được phần nào tính cách của chú bé tôn trọng người lớn và tinh thần ham học hỏi.

Câu 3: Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật cụ Phó bảng?

Trả lời:

Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người từ những trải nghiệm thực tế và từ những trải nghiệm để các con phát biểu vốn hiểu biết, suy luận và thiếu sót chỗ nào sẽ bổ sung và sửa chữa ngay chỗ đó. Qua đó chúng ta thấy được phần nào tính cách của cụ Phó bảng chỉn chu, sáng tạo trong cách dạy con, uốn nắn con. Không chỉ có vậy chúng ta còn thấy được sự tỉ mỉ, ân cần đối đãi với các con và Người có vốn học vấn sâu rộng.

Câu 4: Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời:

Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ về những địa danh (núi Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách, đền thờ Thục Phán…), những nhân vật lịch sử (Lý Nhật Quang), cách đối đãi ứng xử đối với nhân dân, với con người xung quanh. Bên cạnh đó còn gợi cho em về một phương pháp giáo dục hữu ích đó là học thông qua trải nghiệm, học bằng phương pháp thảo luận.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Phân tích suy nghĩ của cậu bé Côn về câu chuyện tình sử Mị Châu - Trọng Thủy.

Trả lời:

Cu bé Côn cùng cha và anh trai đi thăm bạn bè của cha, đi qua vùng đất Diễn Châu, mảnh đất nổi tiếng trong lịch sử với tên gọi Châu Diễn. Họ đến trước ngôi đền cổ kính có nhiều tòa từ trên đỉnh núi xuống tn chân núi. Ngôi đền gắn với câu chuyện tình sử Mị Châu - Trọng Thủy, với thành Cổ Loa, vua Thục Phán. Qua lời kể của cụ Phó bảng, cu bé Côn đã hiểu được chuyện lịch sử trong quá khứ và rút ra được những nhận định của riêng mình. Cậu nhn ra đó là câu chuyện tình sử hay tuyệt, một vua Triệu nham hiểm, một Mị Châu ruột để ngoài da, một vua Thục trọng chữ tín nhưng không phòng sự gian xảo, một vị vua công tư phân minh và không chịu khuất phục kẻ thù khi đã chém đầu con và tự nhảy xuống biển. Cậu bé Côn là cậu bé có khả năng nhận định sắc bén khi đã nhận xét về những nhân vt lịch sử, chỉ ra mặt đáng coi trọng và mt cần phê phán của vua Thục. Những lời nhn xét của cậu bé vừa hồn nhiên, đáng yêu vừa xác đáng, đúng đắn, sâu sắc.

4. Hỏi đáp về bài Dọc đường xứ Nghệ - Sơn Tùng Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Dọc đường xứ Nghệ - Sơn Tùng Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Văn bản Dọc đường xứ Nghệ - Sơn Tùng giúp người đọc có những trải nghiệm mới mẻ về những địa danh gắn liền với các câu chuyện lịch sử ở vùng đất Nghệ An. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------(Đang cập nhật)-----------------

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF