YOMEDIA
NONE

Soạn bài Một người Hà Nội của Nguyễn Khải - Ngữ văn 12

Hướng dẫn soạn bài Một người Hà Nội của Nguyễn Khải giúp các em học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa Hà Nội qua nhân vật bà Hiền - một "hạt bụi vàng" đất kinh kì. Chúc các em có bước soạn bài thật tốt để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng tại lớp hiệu quả nhất.

 

2. Tóm tắt nội dung bài học 

2.1. Nội dung

  • Đoạn trích thể hiện những trân trọng và khát khao lưu giữ vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội cũng là của con người thời nay trước những biến động dữ dội của thời đại kinh tế thị trường và hội nhập văn hóa thế giới.
  • Nguyễn Khải đã có những khám phá sâu sắc về bản chất của nhân vật trên dòng lưu chuyển của hiện thực lịch sử:
    • Là một con người, bà Hiền luôn giữ gìn phẩm giá người.
    • Là một công dân, bà Hiền chỉ làm những gì có lợi cho đất nước.
    • Là một người Hà Nội, bà đã góp phần làm rạng rỡ thêm cái cốt cách, cái truyền thống của một Hà Nội anh hùng và hào hoa- tôn thêm vẻ đẹp thanh lịch quyến rũ của “người Tràng An”.

2.2. Nghệ thuật

  • Giọng điệu trần thuật đa thanh, trải đời nhưng tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa đầy chất triết lí.
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc.

3. Soạn bài Một người Hà Nội chương trình chuẩn

3.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Nhân vật trung tâm của truyện là cô Hiền. Nhận xét về tính cách cô Hiền, đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước. Vì sao tác giả cho cô Hiền là một "hạt bụi vàng" của đất nước?

a. Tính cách, phẩm chất:

  • Cô Hiền cũng như những người Hà Nội khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách người Hà Nội.
  • Cô sống thẳng thắn, không giấu giếm quan điểm, thái độ với mọi hiện tượng xung quanh.
    • Việc hôn nhân: thời còn trẻ, cô giao thiệp với nhiều loại người, nhưng cô chọn bạn trăm năm “là một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ”.
    • Việc sinh con: Sinh năm đứa con, đến con gái út, cô quyết định “chấm dứt chuyện sinh đẻ để sau này có thể lo cho các con chu đáo".
    • Việc dạy con: Cô dạy cho con cháu cách sống làm người Hà Nội lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ gìn phẩm chất, giá trị của người Hà Nội.
    • Chiêm nghiệm lẽ đời: Trước niềm vui thắng lợi, cô Hiền nhận xét “vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều”, “chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá”....
    • Cô hoà mình cùng dân tộc, cùng đất nước:
      • Cô chỉ làm những việc gì có lợi cho đất nước, cho lí tưởg xã hội.
      • Cô mở cửa hàng lưu niệm và tự mình làm ra sản phẩm.
      • Không đồng ý việc mua máy in và thợ làm vì muốn thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ.
    • Cô luôn đề cao lòng tự trọng: Kháng chiến chống Mĩ cứu nước: Cô vô cùng thương xót, lo lắng cho con nhưng sẵn sàng cho con ra trận như những bà mẹ, thanh niên Việt Nam khác: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng...
    • Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước trong thời kì đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là “một người Hà nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn”.

b. Tác giả cho cô Hiền là một "hạt bụi vàng" của đất nước:

  • Nói đến hạt bụi, người ta nghĩ đến vật nhỏ bé, tầm thường. Nhưng là hạt bụi vàng thì dù nhỏ bé nhưng có giá trị quí báu. Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng cô thấm sâu những cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội.
  • Đây là sự khẳng định những phẩm chất cao đẹp của con người cô, những tinh hoa bản chất trong con người Hà Nội. Những người Hà nội như cô bình thường và vô danh nhưng là “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội”, tất cả đang “bay lên cho đất kinh ki chói sáng những ánh vàng”. Ánh vàng đó chính là truyền thống  đẹp đẽ, cốt cách trong sáng của con người nơi đây.

Câu 2: Nêu cảm nghĩ về nhân vật tôi, Dũng, người mẹ của Tuất, những thanh niên Hà Nội và cả những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi” về Hà Nội.

  • Nhân vật tôi:
    • Là người đã chứng kiến và tham gia vào chặng đường lịch sử dân tộc. Trên những chặng đường ấy, nhân vật “tôi” đã có những quan sát tinh tế, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo, đặc biệt là về nhân vạt cô Hiền, về Hà Nội và người Hà Nội.
    • Ẩn sâu trong giọng điệu vừa vui đùa, khôi hài, vừa khôn ngoan, trải đời là hình ảnh một người gắn bó thiết tha với vận mệnh đất nước, trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc. Nhân vật “tôi” mang hình bóng Nguyễn Khải, là người kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc nét đem đến cho tác phẩm một điểm nhìn trần thuật chân thạt, khách quan và đúng đắn, sâu sắc
  • Dũng:
    • Là đứa con trai đầu mà cô Hiền rất yêu quý. Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội.
    • Năm 1965, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, vừa tốt nghiệp trung học, dũng “tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mĩ”. Tháng tư anh lên Thái Nguyên huấn luyện, tháng bảy vào Nam, anh đã chiến đấu suốt mười năm trời và đã trở về. Nhưng có biết bao người đồng đội của anh không có mặt trong ngày toàn thắng.

⇒ Dũng, Tuất và tất cả những chàng trai Hà Nội khác đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội.

  • Người mẹ của Tuất:
    • Làm ở phòng phát thanh nhà ga.
    • Là người mẹ vô cùng thương con và tràn đầy nghị lực. Bà đã nén nỗi đau mất con, tiếp tục sống, tiếp tục xây dựng cuộc sống.
  • Những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ”:
    • Đó là “ông bạn trẻ đạp xe như gió” đã làm xe người ta suýt đổ lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi “Tiên sư cái anh già”...
    • Là những người mà nhân vật tôi quên đường phải hỏi thăm...

⇒ Đó là những “hạt sạn”, làm mờ đi nét đẹp tế nhị, thanh lịch của người Tràng An. Cuộc sống của người Hà Nội nay cần phải làm nhiều điểm để giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách người Hà Nội.

Câu 3: Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?

  • Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi những suy nghĩ, chiêm nghiệm về quy luật bất diệt của sự sống. Cây si mọc ở đền Ngọc Sơn, biểu tượng cho nét cổ kính, linh thiêng của Hà Nội. Nhưng nó cũng có thể bị bão đánh đổ, “tán cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật đất chổng ngược lên trời”.
  • Chi tiết này không chỉ thể hiện quy luật khắc nghiệt của tự nhiên mà còn thể hiện quy luật vận động khắc nghiệt của xã hội: Hà Nội đẹp đẽ, thanh bình, Hà Nội trải qua bao biến cố dữ dội. Cây si dù bị bật một phần bộ rễ vẫn hồi sinh, lại trổ cành, xanh lá nhờ ý thức bảo vệ của con người. Vẻ đẹp, sức sống, truyền thống văn hóa của Hà Nội cũng bền bỉ, trường tồn cùng tạo vật thiên nhiên.
  • Ý nghĩa triết lí đậm nét, sâu sắc của chi tiết nghệ thuật cây si cổ thụ đã thể hiện sinh động phong cách ngòi bút của Nguyễn Khải.

Câu 4: Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải có gì đáng chú ý?

a. Giọng điệu trần thuật:

  • Một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh.
    • Cái tự nhiên, dân dã khi kể lại những gì mình đã chứng kiến, đã trải qua tạo nên phong vị hài hước trong giọng kể của nhân vật “tôi”.
    • Tính chất đa thanh thể hiện trong lời kể: nhiều giọng (tự tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự trào...).
  • Giọng điệu trần thuật đã làm cho truyện ngắn đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại.

b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

  • Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và các nhân vật khác.
  • Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc hoạ tính cách từng người:
    • Ngôn ngữ nhân vật “tôi”: đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, lại pha chút hài hước, tự trào;
    • Ngôn ngữ của cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát ...
    • Dũng: đã từng vào sinh ra tử nên có những lời thật xót xa.

Vừa rồi, HOC247 đã gợi ý cho các em soạn bài Một người Hà Nội của Nguyễn Khải. Để nắm vững hơn những kiến thức cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, mời các em tham khảo thêm phần bài giảng Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.

4. Một số bài văn mẫu về Một người Hà Nội

Tác phẩm Một người Hà Nội tiêu biểu cho các tác phẩm của Nguyễn Khải sau giai đoạn 1978, vẻ đẹp của hình tượng của cô Hiền tiêu biểu cho nét đẹp và sức sống bất diệt của Hà thành. Qua nhân vật này, nhà văn Nguyễn Khải đã nói lên biết bao nhiêu điều có tính triết lý về sự thay đổi của thời gian, không gian nhưng vẻ đẹp của con người và vốn văn hóa cùng tính cách người Hà Nội mãi là giá trị tinh thần không thay đổi. Để cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF