YOMEDIA
NONE

Soạn bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học - Ngữ văn 12

Qua phần hướng dẫn soạn bài và hướng dẫn luyện tập giúp các em biết được một cách khái quát về 3 giá trị cơ bản của văn học và những nội dung cơ bản nhất của quá trình tiếp nhận văn học. Để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Giá trị văn học và tiếp nhận văn học tóm tắt.

 

2. Tóm tắt nội dung bài học

2.1. Giá trị văn học

  • Khái niệm
    • Giá trị nhận thức.
    • Giá trị giáo dục.
    • Giá trị thẩm mĩ.
  • Mối quan hệ giữa các giá trị của văn học.

2.2. Tiếp nhận văn học (TNVH)

  • Tiếp nhận trong đời sống văn học
  • Tính chất tiếp nhận văn học.
  • Các cấp độ tiếp nhận văn học
    • Có ba cấp độ tiếp nhận văn học
  • Cách thức tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự.

3. Soạn bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học chương trình chuẩn

3.1. Soạn bài tóm tắt

3.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Nêu vắn tắt cơ sở xuất hiện và nội dung cụ thể từng giá trị nhận thức, giáo dục và giá trị thẩm mỹ?

  • Nói đến giá trị văn học là nói đến những khả năng của văn học trong việc đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người trong việc tác động sâu sắc tới cuộc sống và con người. Văn học có ba giá trị cơ bản là giáo dục, nhận thức và thẩm mĩ.
    • Giá trị nhận thức.
      • Đáp ứng được yêu cầu của con người muốn hiểu biết được một cách rõ ràng hơn, sâu sắc hơn về cuộc sống xung quanh mình và chính bản thân mình để từ đó tác động vào cuộc sống có hiệu quả hơn.
      • Văn học có thể mang đến cho người đọc những hiểu biết, những nhận thức mới mẻ, sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau từ ngày xưa đến ngày nay từ trong nước đến nước ngoài. Đó chính là quá trình nhận thức cuộc sống của văn học. Qua những tác phẩm văn học cụ thể, văn học còn giúp cho mỗi ngưòi đọc hiểu được bản chất của con người nói chung và hiểu chính bản thân mình hơn. Đó chính là quá trình tự nhận thức mà văn học mang tới cho mỗi người.
    • Giá trị giáo dục
      • Mang tới cho người đọc những bài học quý báu về lẽ sống ở đời giúp họ tự rèn luyện mình ngày một tốt đẹp hơn. Văn học hình thành trong người đọc một lí tưởng tiến bộ, giúp họ có quan điểm và thái độ đúng đắn về cuộc sống, biết yêu ghét phân minh, tâm hồn lành mạnh trong sáng và cao thương. Văn học giúp con người phân biệt phải trái, xấu tốt, đúng sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó cuộc sống của mình với cuộc sống của tập thể của cộng đồng.
      • Cũng cần lưu ý rằng đặc trưng giáo dục của văn học là không áp đặt hay giảng trải trực tiếp khô khan, cứng nhắc mà bằng con đường từ cảm xúc đến nhận thức, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của những hình tượng sinh động giàu tính thuyết phục. Tác dụng giáo dục của văn học vì vậy dần dần thấm sâu mà bền vững, gợi được những suy nghĩ sâu sắc về con người và cuộc sống, gián tiếp đưa ra những bài học, những đề nghị về cách sống. Như thế, văn học chính là một phương tiện hiệu nghiệm để kiến tạo nên ở con người những gì mang tính nhân đạo chân chính, không chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con người mà còn hướng họ tới những hành động cụ thể thiết thực vì một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
    • Giá trị thẩm mĩ
      • Mang tới cho người đọc những vẻ đẹp muôn hình vạn trạng của cuộc sống. Đó là vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật của quê hương đất nước, vẻ đẹp của những cảnh đời cụ thể, vẻ đẹp hào hùng của chiến trận. Ngoài ra, văn học còn đi sâu khám phá, phát hiện, miêu tả vẻ đẹp của con người từ ngoại hình đến nội tâm với những diễn biến sâu sắc của tư tưởng, tình cảm và những hành động gây ấn tượng không dễ gì quên đối với mọi người.
      • Cái đẹp trong văn học thể hiện cả ở nội dung và hình thức nghệ thuật khiến người đọc thêm yêu mến cuộc sống, thêm khao khát hướng tới Chân, Thiện, Mĩ.

Câu 2: Các giá trị văn học có mối quan hệ với nhau như thế nào?

  • Các giá trị của văn học có mối quan hệ với nhau rất mật thiết.
    • Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Phải có nhận thức đúng đắn thì văn học mới giáo dục được con người. Ngược lại, giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức của văn học đối với đời sống bởi vì người ta nhận thức mà nhận thức là để hành động. Cả giá trị giáo dục và giá trị nhận thức đều phát huy tích cực nhất qua giá trị thẩm mĩ.
    • Cả ba giá trị trên đồng thời tác động đến người đọc theo quan niệm cổ nhân ta đó chính là sự kết hợp hài hòa nhuẫn nhuyễn cả ba giá trị chân – thiện – mĩ của văn chương.

Câu 3: Tiếp nhận văn học là gì? Nêu các tính chất của tiếp nhận văn học?

  • Khái niệm 
    • Tiếp nhận văn học là toàn bộ hoạt động đọc, giải thích, tưởng tượng, khen chê của người đọc đối với tác phẩm.
  • Tính chất
    • Hai tính chất trong tiếp nhận văn học là tính cá thể hóa, chủ động tích cực, đa dạng, không thống nhất.
      • Ở tính chất đầu, năng lực thị hiếu, sở thích cá nhân đóng vai trò rất quan trọng. Tùy theo tuổi tác, kinh nghiệm sống, học vấn hay tâm trạng người đọc người nghe tiếp xúc tác phẩm văn chương. Ngoài ra, tiếp nhận văn học còn đòi hỏi tính tích cực sáng tạo của người đọc, người nghe. Đó là họat động cảm nhận, bổ sung, liên kết các mối quan hệ bên trong, giải thích, đánh giá. Mỗi người đọc, người nghe có một hình ảnh tác phẩm do người ấy lí giải mà thành.
      • Ở tính chất sau, tính chất đa dạng. không thống nhất bộc lộ ở chỗ cũng là một tác phẩm văn học nhưng cảm thụ và đánh giá của người đọc, người nghe có thể rất khác nhau. Nói chung, nội dung tác phẩm càng phong phú, hình tượng nghệ thuật càng phức tạp, ngôn từ càng đa nghĩa thì sự tiếp nhận của công chúng về tác phẩm càng lắm hình nhiều vẻ…

Câu 4: Có mấy cấp độ tiếp nhận văn học? Làm thế nào để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự?

  • Có ba cấp độ trong cách thức tiếp nhận văn học. 
    • Cấp độ 1: người đọc, người nghe cảm nhận diễn biến của cốt truyện tức là xem tác phẩm kể chuyện gì, các tình tiết diễn biến ra sao. 
    • Cấp độ 2: qua cảm thụ nội dung trực tiếp, người đọc thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm.
    • Cấp độ 3: Khi cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức để thấy được cả giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
  • Để tiếp nhận văn học thực sự có hiệu quả, người đọc tự nâng cao độ hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm và tiếp nhận văn học một cách tích cực chủ động và sáng tạo tới cái hay, cái đẹp, cái đúng…

Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học hơn, các em có thể tham khảo bài giảng Giá trị văn học và tiếp nhận văn học.

4. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1: Có người cho rằng giá trị cao quý nhất của văn chương là nuôi dưỡng đời sống, tâm hồn con người hay nói như Thạch Lam "làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn". Nói như vậy có đúng không? Vì sao?

  • Đây chỉ là cách nói để nhấn mạnh, khẳng định và đề cao giá trị giáo dục của văn chương, không có ý xem nhẹ các ý khác.
  • Cần đặt giá trị giáo dục trong mối quan hệ không thể tách rời với các giá trị khác. Bởi giữa các giá trị của văn học có mối quan hệ hồ trợ mật thiết, có giá trị này thì mới có giá trị kia.

Câu 2: Phân tích một tác phẩm văn học cụ thể để làm sáng tỏ các giá trị trong tiếp nhận văn học.

  • Phân tích "Tràng giang" của Huy Cận.
    • Gía trị nhận thức của tác phẩm giúp người đọc hiểu thêm được vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam qua cảnh tượng sông dài, trời rộng.
    • Gía trị giáo dục: giáo dục con người hướng tới sự trong sáng, hồn hậu, tình yêu thiên nhiên và cuộc sống.
    • Gía trị thẩm mỹ: đem đến cho người đọc một quan điểm thẩm mỹ thú vị, khiến người đọc rung động về vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn con người.

Câu 3: Thế nào là "cảm" và "hiểu" trong tiếp nhận văn học? 

  • Đây là cách nói khác về các cấp độ khác nhau trong tiếp nhận văn học:
    • "Cảm" là cấp độ tiếp nhận cảm tính.
    • "Hiểu" là cấp độ tiếp nhận linh tinh.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON