YOMEDIA
NONE

Soạn bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam - Ngữ văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Từ xưa đến nay, tranh Đông Hồ như một nét văn hoá không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt Nam. Bài soạn Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo sẽ giúp các em có thêm kiến thức về quy trình chế tác công phu và đầy nghệ thuật của một bức tranh Đông Hồ. Đồng thời nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc. Chúc các em học tập vui vẻ!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp văn hóa truyền thống tranh Đông Hồ của dân tộc. Đông thời, phát huy tinh thần yêu mến, trân trọng tìm hiểu về các tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc.

1.2. Nghệ thuật

- Ngôn từ rõ ràng, mạch lạc

- Kết hợp giữa thuyết minh và miêu tả, tự sự

- Có sự sưu tầm và tìm tòi thông tin từ nhiều nguồn

2. Soạn bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu 1: Theo bạn, thế nào là một di sản văn hóa? Hãy nói về giá trị một di sản văn hóa của địa phương hoặc đất nước mình mà bạn quan tâm.

Trả lời:

- Di sản văn hóa  là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).

Ví dụ di sản văn hóa ở quê hương: Ca chù, chèo, di tích cố đô Huế…

Câu 2: Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu về cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy chưa? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.

Trả lời: 

Quy trình làm tranh Đông Hồ

- Sáng tác mẫu và tạo bản khắc gỗ: mỗi mẫu sẽ có 2- 5 bản khắc gỗ khác nhau tùy theo màu sắc của từng mẫu. Đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao.

- Chuẩn bị giấy Dó: để có được tờ giấy dó hoàn chỉnh, người ta phải chọn lựa từng loại vỏ Dó được lấy từ trên rừng về, rồi trải qua nhiều công đoạn phơi, ngâm, giã nhuyễn, hòa bột vào bể seo, seo giấy, ép kiệt nước, phơi khô, đóng xén thành phẩm. Cuối cùng là quét hồ điệp.

- In tranh: Màu sắc trong tranh Đông Hồ có 5 màu chủ đạo hoàn toàn tự nhiên: màu đỏ lấy từ gạch non, vàng từ hoa hòe, đen từ than lá tre, xanh từ lá tràm, trắng từ vỏ sò điệp. Thường để in một tranh cần phải có 5 bản khắc, in trong 5 lần. 

- Phơi tranh: sau khi tranh đã in xong sẽ được phơi cho khô.

Ví dụ: Bức họa Nhảy đầm, có lẽ là đề tài không mấy quen thuộc với người Đông Hồ và nông dân Việt Nam nói chung, nhưng nó là một cảnh có thực khi người phương Tây sang Việt Nam, không có lý do gì mà những họa sĩ dân gian từ chối không miêu tả lại. Bức họa cho thấy trong một quán bar, có treo đèn điện và quạt trần, cạnh bàn chủ quán có máy hát quay tay. Một chú bé hầu bàn đang bưng rượu, một đôi trai gái người Việt đang tán tỉnh nhau, còn hai cặp nam nữ Tây đang nhảy đầm. 

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Đoạn văn in nghiêng này có vai trò thế nào đối với việc truyền tải thông tin chính của văn bản?

Trả lời:

- Tóm tắt nội dung chính đề cập ở nội dung bài.

- Đoạn văn in nghiên đưa ra nội dung khái quát của văn bản, giúp người đọc tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng hơn

Câu 2: Trong số những màu sắc được nhắc tới ở đoạn này, tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc nào?

Trả lời: 

Tranh “Lợn đàn” đã sử dụng rất nhiều những màu sắc khác nhau như:

+ Màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm

+ Màu vàng từ hoa hòe

+ Màu đỏ từ sói son, gỗ vang

Câu 3: Tóm tắt các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ.

Trả lời: 

Các công đoạn tạo nên bức Tranh Đông Hồ là vô cùng tỉ mỉ, phức tạo và cầu kì.

+ Chọn đề tài, ý tưởng và phác thảo

+ Can lại bản thảo rõ nét cùng với màu sắc phù hợp

+ In thành từng chồng. Dùng bìa đã quét đẫm màu

+ Lấy xơ mướp thoa đều mặt giấy để mực màu đều thấm

Câu 4: Đoạn cuối này hé mở thêm điều gì trong quan điểm và cách đưa tin của người viết?

Trả lời:

- Đoạn cuối này cho thấy người viết luôn tin và mong đợi nghề tranh Đồng Hồ sẽ được quan tâm và phát triển trở lại.

- Khát vọng gìn giữ một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Hãy chỉ ra các công đoạn chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ được nêu trong văn bản.

Trả lời:

+ Chọn đề tài, ý tưởng và phác thảo

+ Can lại bản thảo rõ nét cùng với màu sắc phù hợp

+ In thành từng chồng. Dùng bìa đã quét đẫm màu

+ Lấy xơ mướp thoa đều mặt giấy để mực màu đều thấm

Câu 2: Xác định đề tài của văn bản trên. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.

Trả lời: 

Đề tài: nói về tranh Đông Hồ - một nét văn hóa dân gian của Việt Nam

Những đoạn có yếu tố miểu tả hoặc biểu cảm

+ ''Cả làng tất bật, chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sức màu của giấy điệp..''

+ ''Chợ tranh đông vui, sầm uất..''

+ ''Chế tác khéo léo, công phu''

+ ''Rộn ràng tranh Tết''

Mục đích: bày tỏ cảm xúc, sự công nhận, thán phục của người viết đối với nghệ thuật tranh Đông Hồ

Câu 3: Theo bạn, nội dung của các mục 1,2,3 của văn bản trên đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản như thế nào?

Trả lời: 

Mục 1,2,3 của văn bản trên đã góp phần nổi bật ý chính của văn bản: tranh Đông Hồ là gì, trông như thế nào, chất liệu và cách làm ra một bức tranh ra sao. Đây là những ý giúp người đọc thấy và hiểu rõ được điều mà tác giả muốn nói đến là gì?

Câu 4: Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản trên?

Trả lời:

+ Nhan đề, đề mục: giúp chia rõ từng phần của văn bản, thể hiện được là phần này của văn bản đang nói đến điều gì, nói về ai

+ Sa-pô: xuất phát từ tiếng Pháp là chapeau – Cụm từ này có nghĩa là cái mũ. Có thể nói một cách đơn giản thì nó chính là phần nội dung mở đầu nằm ở phía trên cùng của bài viết có tác dụng dẫn dắt , tạo được sự thú vị và kích thích người đọc xem bài viết. 

Câu 5: Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản trên. Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?

Trả lời: 

+ Mục đích : giới thiệu về một nét văn hóa dân gian lâu đời đang dần bị mai một: tranh Đông Hồ

+ Quan điểm của người viết: khẳng định đây là một nét văn hóa tryền thống cần được lưu giữ và phát triển

Đây là một quan điểm vô cùng chính xác vì hiện nay nhiều nét văn hóa dân gian đang bị lất át bởi sự phát triển hiện đại, nhanh chóng trong cuộc sống. Nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ dường như chưa được tiếp xúc và có phần lãng quên những nét văn hóa này. Vì thế, việc làm cho văn hóa dân gian như tranh Đông Hồ phát triển là một điều đúng đắn

Câu 6: Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy.

Trả lời:

Nhã nhạc cung đình Huế là một di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận vào năm 2003.  Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia. 

Đặc trưng của Nhạc cung đình là tính bao trùm đối với tất cả các bộ môn âm nhạc khác, từ Lễ nhạc (dùng vào các cuộc tế lễ lớn nhỏ của cung đình, trong các chùa miếu), nhạc thính phòng, sân khấu, kể cả các vũ điệu, mà mỗi bộ môn đều có những nghệ sĩ thượng thặng chuyên sáng tạo và biểu diễn. Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản... của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao, có khả năng phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời

Thể loại này được xem như một nét văn hóa tiêu biểu của xứ Huế và luôn được phát triển, thu hút khách du lịch đến tìm hiểu. Có thể nói đây là một cách bảo tồn di sản văn hóa rất hay khi đưa nó vào du lịch để gì giữ và phát triển hơn nữa.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy thuyết minh về tranh Đông Hồ.

Trả lời:

Cũng như tranh làng Sình, tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống… tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh là một dòng tranh dân gian đặc sắc của Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tranh Đông Hồ vẫn tồn tại với những nét độc đáo, tiêu biểu cho nghệ thuật dân gian nước nhà.

Tranh Đông Hồ có tên gọi đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, xuất xứ từ làng nghề nổi tiếng thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù có truyền thống lâu đời nhưng do dân làng không thờ tổ nghề và cũng không có tài liệu nào ghi chép cụ thể nên không ai biết rõ tranh Đông Hồ từ đầu mà có.

Tranh Đông Hồ hấp dẫn, gần gũi với mọi người có lẽ là ở màu sắc, bố cục khuôn hình và đặc biệt là ở chất liệu tạo nên tranh hoàn toàn từ tự nhiên: từ bản khắc gỗ, giấy dó, lớp hồ điệp đến màu sắc. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp. Đây là loại giấy được người ta nghiền nát từ vỏ con điệp - một loại sò vỏ mỏng ở biển rồi trộn với hồ. Hồ này cũng được nấu từ bột gạo nếp hoặc bột gạo tẻ, có khi là cả bột sắn. Cùng với giấy điệp, màu sắc của tranh Đông Hồ cũng là quà tặng của thiên nhiên kì thú và bàn tay khéo léo, sự tìm tòi của nghệ nhân làm tranh. Màu đỏ rực rỡ chiết từ gỗ vang hay sỏi son trên núi Thiên Thai, màu vàng ấm lấy từ hoa dành dành hay hoa hòe, màu xanh mát lấy từ lá chàm - loại lá vẫn được dùng để nhuộm áo; màu đen lấy từ than gỗ xoan hay than lá tre được ngầm kĩ trong chum vại vài tháng. Chỉ với bốn màu cơ bản: đen, vàng, đỏ, xanh, các nghệ nhân vẫn làm nên những bức tranh hết sức sống động, hài hòa và vô cùng độc đáo. Sự sống động đó đều nhờ vào cách chế màu, hãm màu tỉ mỉ và khéo léo của các nghệ nhân. Sự cầu kì, cẩn thận từ cách tạo giấy đến chế màu ấy đã làm nên tuổi thọ dài lâu và vẻ đẹp bền vững của tranh Đông Hồ. Giấy điệp có thể tổn tại hơn năm trăm năm, còn màu sắc tranh Đông Hồ luôn rực rỡ, tươi sáng như lúc vừa mới in xong, không bị phai hay bay màu.

Để có được một bức tranh đẹp, các màu in tranh thường được lấy từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó, màu xanh lấy từ vỏ lá tràm, màu vàng lay từ hoa hoè, màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp... Những năm gần dây có một số người khi in tranh đã từng dùng một số màu và hóa chất hiện đại, như thế sản phẩm có tăng nhưng chất liệu màu của tranh không tươi màu, sắc nét như tranh làm truyền thống. Đã thế, chỉ trong một thời gian ngắn màu sắc sẽ bị phai nhạt, không bền màu.

Tranh dân gian Đông Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần như tranh hiện đại. Những nghệ sĩ sáng tác tranh dân gian mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc. Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thế hiện, do đó xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lý hợp tình.

Tranh dân gian Đông Hồ đã trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử. Có một dạo nghề tranh bị lãng quên nên đã mai một nhiều. Không ít hộ đã bỏ lại tranh chuyển sang làm nghề vàng mã. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, nhận ra giá trị mộc mạc, vẻ đẹp sang trọng của tranh Đông Hồ mà nghề tranh đã được “tái phục hồi” trở thành một trong những thứ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người nhất là dịp tết đến xuân về.

Xã hội ngày càng phát triển, sẽ có nhiều loại tranh ra đời nhưng tranh Đông Hồ mãi là dòng tranh độc đáo của dân tộc Việt Nam. Nó không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn là nét đẹp văn hóa của dân tộc. Vì vậy, thế hệ hôm nay hãy bảo tồn và phát huy để “màu dân tộc” sẽ mãi luôn “sáng bừng trên giấy điệp”.

4. Hỏi đáp về bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Qua văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam, người đọc cảm nhận được sự công phu và kheo léo của người nghệ nhân trong việc chế tác một bức tranh Đông Hồ. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

----------------------(Đang cập nhật)---------------------

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF