YOMEDIA
NONE

Soạn bài Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây - Ngữ văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Chợ nổi là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch đến với miền Tây sông nước. Nó không chỉ lạ mà còn mang đặc trưng lối sống sinh hoạt và văn hóa của người dân nơi đây.HOC247 giới thiệu đến các em bài soạn Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo sẽ giúp các em có thêm kiến thức về đặc điểm và cách hoạt động của chợ nổi. Qua đó biết yêu quý và trân trọng những di sản văn hóa của đất nước hơn. Chúc các em học tập vui vẻ!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về chợ nổi - một hình thức buôn bán độc đáo mới lạ thú vị của người miền Tây, đồng thời thể hiện vai trò quan trọng của chợ nổi trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa miền Tây.

1.2. Nghệ thuật

- Văn bản có sử dụng kết hợp phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh)

- Kết hợp giữa phương thức thuyết minh và miêu tả, tự sự

- Ngôn từ rõ ràng, mạch lạc

2. Soạn bài Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Điền vào bảng tổng hợp dưới đây những đặc điểm của văn bản thông tin được thể hiện qua văn bản trên (làm vào vở):

 Yếu tố được sử dụng

Có/không

Một vài bằng chứng (nếu văn bản có sử dụng)

Tác dụng

 Nhan đề

 

 

 

 Đề mục

 

 

 

 Trích dẫn

 

 

 

 Địa danh

 

 

 

 Yếu tố miêu tả

 

 

 

 Yếu tố biểu cảm

 

 

 

 Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

 

 

 

 

Trả lời:

Yếu tố được sử dụng

Có/không

Một vài bằng chứng (nếu văn bản sử dụng)

Tác dụng

Nhan đề

Chợi nổi-nét văn hóa của sông nước miền Tây

Nói lên nội dung chính của văn bản

Đề mục

1. Những khu chợ sầm uất bên sông

2. Những cách rao mời độc đáo

3. Dư âm chợ nổi

Phân rõ từng ý chính

Trích dẫn

Ai ăn chè đạu đen, nước dừa đường cát hôn,….

Làm rõ ý

Địa danh

Tiền Giang, Cần Thơ, Cà mau,..

Liệt kê, đưa thông tin

Yếu tố miêu tả

Thấy nhô lên vô số những cây bẹo như những cột ‘’ăng-ten’’ kì lạ di động…

Làm văn bản thêm sinh động

Yếu tố biểu cảm

Nghe sao mà lảnh lót, thiết tha

Diễn tả cảm xúc của người viết

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Hình minh họa 1,2

Làm rõ ý, minh họa điều mà người viết muốn nói

Câu 2: Nêu một số hình ảnh, chi tiết cho thấy cách mua bán, giao thương độc đáo, thú vị trên chợ nổi.

Trả lời: 

+ Rao hàng bằng cây bẹo dựng đứng trên xuồng nhìn như cột ăng-ten di động

+ Chế ra cách ''bẹo'' hàng băng âm thanh lạ tai của những chiếc kèn: có kèn bấm băng tay, có kèn đạp băng chân,..

+ Những tiếng rao: Ai ăn chè đạu đen, nước dừa đường cát hôn,….

Câu 3: Nhận xét về tác dụng minh họa của các tấm ảnh trong văn bản.

Trả lời: 

Hình minh họa trong bài giữ vai trò quan trọng. Nó giúp cụ thể hóa lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, giúp văn bản trở nên hấp dẫn và thuyết phục hơn.

Câu 4: Sau khi đọc văn bản trên, bạn suy nghĩ như thế nào về vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây?

Trả lời: 

Sau khi đọc văn bản trên, em thấy rằng chợ nổi đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân miền Tây. Bởi đấy là một trong những hoạt động giao thương buôn bán quan trọng, giúp người dân cải thiện đời sống và là một nét đẹp văn hóa truyền thống của nhân dân nơi đây.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu giới thiệu về di sản văn hóa vật thể ở nước ta.

Trả lời:

Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hoá thế giới phi vật thể ở Việt Nam. Đây là thể loại nhạc cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, vua băng hà và các lễ hội khác trong năm) của các triều đại phong kiến nhà Nguyễn Việt Nam. Bên cạnh việc chăm lo phát triển các bài bản, lề lối, thể thức cho Nhã nhạc, các vua triều Nguyễn còn chú trọng việc xây dựng các nhà hát để làm nơi biểu diễn. Vì thế, vào thời này, trong Hoàng cung có Duyệt Thị Đường, trong lăng Tự Đức có Minh Khiêm Đường, thậm chí ngay tại tư gia Thượng thư Đào Tấn, ông tổ nghề hát tuồng Việt Nam, cũng có một nhà hát mang tên Mai Viên…Âm nhạc nói chung và Nhã nhạc nói riêng cũng thịnh suy theo thời. Vì thế, vào cuối thế kỷ XIX, khi đất nước lâm vào nạn ngoại xâm, vai trò triều Nguyễn mờ nhạt dần, do đó Nhã nhạc cung đình Huế cùng các nghi lễ cũng giảm dần. Vào gần cuối thời Nguyễn, triều đình chỉ còn duy trì 2 loại dàn nhạc là: Đại nhạc (trống, kèn, mõ bồng, chập chóe) và Tiểu nhạc (trống bản, đàn tì bà, nhị, đàn tam, địch, tam âm, phách tiền). Đặc biệt, khi triều Nguyễn du nhập dàn quân nhạc phương Tây đã làm cho vai trò Nhã nhạc ngày càng trở nên mờ nhạt hơn. Trong phần nhận định về Nhã nhạc, UNESCO đánh giá: “Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa âm nhạc tao nhã… Trong các thể loại nhạc cổ truyền Việt Nam chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia. Nhã nhạc Việt Nam đã có từ thế kỷ XI, đến thời Nguyễn thì Nhã nhạc cung đình Huế đạt đến độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất”.

4. Hỏi đáp về bài Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Qua văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây người đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích về nét văn hóa đặc trưng của cuộc sống con người vùng sông nước. Qua đó thể hiện niềm tự hào của tác giả với sự đa dạng và phong phú trong bản sắc văn hóa Việt Nam. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

----------------------(Đang cập nhật)---------------------

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON