YOMEDIA
NONE

Soạn bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất - Phạm Ngọc Cảnh - Ngữ văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Thế hệ ông cha ta thường sử dụng những câu dân ca, điệu lí nhằm thể hiện tình cảm lứa đôi và giao lưu văn hoá xóm giềng. Bài soạn Lí ngựa ô ở hai vùng đất - Phạm Ngọc Cảnh thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo sẽ giúp các em có thêm kiến thức về văn bản. Đồng thời hiểu hơn về khát vọng và ước mơ của nhân dân ta về sự giao hoà về văn hoá giữa các vùng đất với nhau. Chúc các em học tập vui vẻ!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Văn bản nói về giai điệu lí ngựa ô tuy thân thuộc mà khác nhau giữa hai vùng đất. Mỗi câu lí lại chứa đựng những tâm tư, tình cảm khác nhau.

1.2. Nghệ thuật

- Vận dụng lối hát đối đáp của những câu lý, điệu hò.

- Thể thơ tự do, kết hợp giữa mạch tự sự và mạch trữ tình.

2. Soạn bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất - Phạm Ngọc Cảnh Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Văn bản cho thấy, trong cảm nhận của chủ thể trữ tình, những câu Lí ngựa ô hát ở “làng anh” và hát ở “bên em” khác nhau như thế nào?

Trả lời:

+ Làng anh: Câu hát Lí ngựa ô như một khúc ca vang lên khi họ đi hành quân

+ Bên em: ''móng ngựa gõ mê say', ''qua phá rộng duềnh doàng lên đợt sóng''. Ở bên em, câu hát Lí ngựa ô như một lời mời gọi, mang cảm giác mộc mạc của làng quê, sông nước miền Trung.

Câu 2: Tìm trong văn bản một số chi tiết cho thấy có sự gặp gỡ, hòa hợp giữa những câu Lí ngựa ô hát “ở hai vùng đất” vốn có người hát khác nhau, không gian hát và âm điệu khác nhau

Trả lời: 

Chi tiết cho thấy có sự gặp gỡ, hòa hợp giữa những câu Lí ngựa ô hát “ở hai vùng đất” vốn có người hát khác nhau, không gian hát và âm điệu khác nhau được thể hiện là:

+ "Qua truông rậm đến giờ anh buộc võng''/''gặp mối dây buộc ngựa gốc lim già''

+ "'Ngựa tung bờm bay qua biển lúa''/''ngựa kìm cương nơi sông xòe chín cửa''

Câu 3: Đọc Lí ngựa ô ở hai vùng đất (Phạm Ngọc Cảnh) bạn hiểu thêm điều gì về vẻ đẹp và sức sống của những câu lí, câu hò và của ca dao, dân ca nói chung?

Trả lời: 

Những câu lí, câu hò và ca dao, dân ca nói chung như thể hiện vẻ đẹp, khát vọng của người dân. họ đưa vào đó những mong ước, khát khao về sự yên bình, tình yêu lứa đôi, những tâm tư tình cảm. Cùng với đó là lòng yêu quê hương, đất nước.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ về các bài ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình.

Trả lời:

Từ nhỏ những câu ca dao, dân ca đã đi vào từng lời ru, tiếng hát của bà, của mẹ và cùng chúng ta lớn lên từng ngày. Đặc biệt, những bài ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình thật đẹp và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Tình cảm gia đình luôn là một điều gì đó làm cho chúng ta mỗi khi nhớ đến thì vô cùng xúc động. Những bài ca dao ấy đã nói lên được tình cảm mẫu tử, phụ tử, tình cảm anh em trong gia đình. Những tình cảm đó đi vào những câu hát lại nó đẹp hơn mấy phần. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng sẽ nhớ câu " Công cha như núi Thái Sơn...." câu ca dao đã nói lên công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái là không gì sánh được nhưng đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta cần có trách nhiệm đối với những công lao đó của cha mẹ.  

4. Hỏi đáp về bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất - Phạm Ngọc Cảnh Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất - Phạm Ngọc Cảnh Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Qua văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng đất - Phạm Ngọc Cảnh là những câu hát tâ tình về tình cảm lứa đôi và tình yêu cuộc sống. Qua đó thể hiện khát vọng của con người về cuộc đời. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

----------------------(Đang cập nhật)---------------------

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON