YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật


Hằng ngày, chúng ta cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động bằng cách ăn, uống. Vậy, khi ăn xong thức ăn sẽ được biến đổi như thế nào để có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hãy cùng HỌC247 tìm hiểu quá trình biến đổi này với nội dung bài giảng của Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật dưới đây.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quá trình trao đổi nước ở động vật

a. Nhu cầu nước của cơ thể động vật và người

- Động vật có nhu cầu nước phụ thuộc vào loài, kích thước cơ thể, độ tuổi, thức ăn, nhiệt độ của môi trường.

- Nước là một trong những thành phần cơ bản và cần thiết đối với cơ thể con người (chiếm 60 - 70 % khối lượng cơ thể người). Trung bình, mỗi ngày một người nặng 50 kg cần khoảng 2 lít nước. Trẻ em nặng 11 – 20 kg cần uống ít nhất 1 lít nước mỗi ngày.

- Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho động vật và con người: thức ăn và đồ uống.

b. Con đường trao đổi nước ở động vật và người

- Trao đổi nước ở động vật và người gồm các giai đoạn: lấy vào, sử dụng, thải ra.

Hình 26.1. Con đường trao đổi nước ở người

- Khi cơ thể đủ nước, các cơ quan sẽ hoạt động tốt, khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật. Do vậy, cần uống đủ nước mỗi ngày.

1.2. Dinh dưỡng ở động vật

a. Nhu cầu dinh dưỡng

- Nhu cầu dinh dưỡng là lượng thức ăn mà động vật cần thu nhận vào hằng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống.

- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào mỗi loại, độ tuổi, giai đoạn phát triển và cường độ hoạt động của cơ thể.

- Động vật là sinh vật dị dưỡng, để có các chất dinh dưỡng, động vật sẽ ăn các sinh vật khác (động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt, động vật ăn tạp).

b. Con đường thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã

- Quá trình dinh dưỡng ở động vật gồm 4 giai đoạn: thu nhận, tiêu hóa, hấp thụ, thải bã.

Hình 26.2. Sơ đồ con đường thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và thải bã

+ Khi ta ăn, thức ăn đi vào ống tiêu hoá (gồm các cơ quan tạo thành một ống dẫn từ miệng đến hậu môn).

+ Thức ăn di chuyển trong ống tiêu hoá và được biến đổi thành chất dinh dưỡng và chất thải.

+ Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu, chất thải được đẩy ra khỏi cơ thể qua hậu môn.

Hình 26.3. Sơ đồ mô tả con đường thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người

c. Con đường vận chuyển các chất ở động vật

- Động vật đơn bào chưa có hệ vận chuyển, các chất trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể.

- Ở động vật đa bào phức tạp, hệ vận chuyển là hệ tuần hoàn.

- Ở người, thức ăn được tiêu hoá đi đến các bộ phận của cơ thể thông qua hệ tuần hoàn (gồm 2 vòng tuần hoàn):

Hình 26.4. Sơ đồ vận chuyển các chất thông qua hệ tuần hoàn ở người

+ Vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể) vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch với các cơ quan của cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất. Các chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.

Vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi) vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi. Ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí, máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ phải.

1.3. Vận dụng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng vào thực tiễn 

a. Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Chế độ ăn thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng đề gây hại cho cơ thể.

- Chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng đảm bảo cân bằng giữa ba nguồn năng lượng (carbonhydrate, protein, lipid) và vitamin, chất khoáng.

- Chế độ dinh dưỡng phụ thuộc vào mức độ hoạt động, giới tính, độ tuổi của mỗi người.

=> Cần đảm bảo sự đa dạng, tránh ăn quá nhiều một loại thức ăn.

Hình 26.5. Ví dụ về tỉ lệ phần trăm các chất dinh dưỡng trong một chế độ dinh dưỡng hợp lí

b. Phòng tránh một số bệnh do dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống không hợp lí

- Chế độ dinh dưỡng không hợp lí có thể gây ra một số bệnh: bệnh do thiếu dinh dưỡng, thừa cân béo phì, tiểu đường, tim mạch hoặc cao huyết áp,...

- Biện pháp phòng tránh:

+ Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, đủ lượng: Ăn đủ, cân đối các chất và đa dạng các loại thức ăn

+ Tham gia các hoạt động thể dục thể thao

+ Thực hiện vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, rửa sạch rau quả tươi trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.

+ Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nước sạch.

1. Nhu cầu nước của động vật phụ thuộc vào loài, kích thước cơ thể, độ tuổi, thức ăn, nhiệt độ của môi trường, cường độ hoạt động của cơ thể. Cơ thể được cung cấp nước qua thức ăn và nước uống.

2. Trao đổi dinh dưỡng ở động vật đa bào (ví dụ ở người) thực hiện chủ yếu qua con đường từ hệ tiêu hoá đến hệ vận chuyển và hệ bài tiết.

3. Quá trình dinh dưỡng ở động vật gồm bốn giai đoạn: thu nhận, tiêu hoá, hấp thu, thải bã.

4. Động vật có cấu trúc cơ thể phức tạp, có hệ vận chuyển các chất là hệ tuần hoàn. Ở người, các chất được vận chuyển thông qua hai vòng tuần hoàn.

5. Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, đủ lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm giúp cơ thể khoẻ mạnh, phòng tránh bệnh.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Ở người, quá trình tiêu hóa thức ăn (thu nhận, tiêu hóa, hấp thụ và thải bã) diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Quá trình tiêu hóa thức ăn bắt đầu trong khoang miệng. Thức ăn được nghiền nhỏ, thấm nước bọt (tiêu hóa một phần carbohydrate) và nuốt, qua hầu và thực quản dẫn đến dạ dày. Tại dạ dày, quá trình tiêu hóa thức ăn cả cơ học và hóa học đều diễn ra. Từ dạ dày, thức ăn đã tiêu hóa đi vào ruột non, nơi diễn ra quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Từ ruột non, chất thải di chuyển vào ruột già (tái hấp thụ nước), chuyển thành chất thải rắn trước khi bài xuất ra ngoài.

Bài tập 2: Chú thích các bộ phận của hệ tiêu hóa ở người có trong hình 26.1 và cho biết chức năng các bộ phận đó.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Hướng dẫn giải:

Các bộ phận của hệ tiêu hóa ở người có trong hình 26.1 và cho biết chức năng các bộ phận đó:

1. Miệng: thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn.

2. Thực quản: vận chuyển thức ăn.

3. Dạ dày: chứa và tiêu hóa một phần thức ăn.

4. Ruột non: tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.

5. Ruột già: tái hấp thụ nước từ chất thải lỏng, chuyển thành chất thải rắn (phân).

6. Trực tràng: chứa phân.

7. Hậu môn: đẩy phân ra khỏi cơ thể.

Luyện tập Bài 26 Khoa học tự nhiên 7 CD

Học xong bài học này, em có thể:

- Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người).

- Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, tranh ảnh, học liệu điện tử) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người.

- Thông qua quan sát tranh, ảnh (mô hình, học liệu điện tử), mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật, lấy ví dụ cụ thể hai vòng tuần hoàn ở người.

- ​Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống,...).

3.1. Trắc nghiệm Bài 26 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 8 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 26 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 8 Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 122 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 1 trang 122 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 2 trang 122 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 3 trang 122 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 1 trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 4 trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 3 trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 4 trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 5 trang 124 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 5 trang 124 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 6 trang 124 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Tìm hiểu thêm trang 124 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 125 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 7 trang 125 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 8 trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 9 trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 3 trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 6 trang 127 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 10 trang 127 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 11 trang 127 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 12 trang 127 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 7 trang 127 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 4 trang 127 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 26.1 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.2 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.3 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.4 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.5 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.6 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.7 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.8 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.9 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.10 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.11 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.12 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.13 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.14 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.15 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.16 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.17 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.18 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.19 trang 59 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.20 trang 59 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 26.21 trang 59 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Hỏi đáp Bài 26 Khoa học tự nhiên 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON