Tế bào muốn sử dụng năng lượng cho các hoạt động sống thì cần phải được phân giải - quá trình này được gọi là hô hấp tế bào. Cùng HỌC247 tham khảo nội dung bài giảng của Bài 21: Hô hấp tế bào trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều sẽ giúp các em tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bài học này. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hô hấp tế bào
- Khái niệm: Hô hấp tế bào là quá trình phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
Hình 21.2. Sơ đồ thể hiện hô hấp tế bào
- Phương trình hô hấp tế bào:
Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP)
- Tế bào sử dụng oxygen và thải ra carbon dioxide, nước.
- Hô hấp tế bào diễn ra ở ti thể. Tất cả các tế bào trong cơ thể đều có quá trình hô hấp tế bào.
- Tốc độ hô hấp tế bào nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.
- Vai trò: Quá trình hô hấp có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Nếu hô hấp tế bào bị dừng lại sẽ dẫn đến cơ thể thiếu năng lượng cho các hoạt động sống
1.2. Mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào
- Quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau:
+ Quá trình tổng hợp chất hữu cơ tạo ra nguyên liệu cho phân giải trong hô hấp tế bào.
+ Quá trình hô hấp tế bào phân giải các chất hữu cơ, giải phóng năng lượng để diễn ra các hoạt động tổng hợp chất.
Hình 21.3. Sơ đồ mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào
Hình 21.4. Sơ đồ mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào lá
1.3. Thí nghiệm về hô hấp tế bào cần oxygen ở hạt nãy mầm
Chuẩn bị
- Mẫu vật: 100g hạt đậu (hoặc hạt lúa, hạt ngô,…) nảy mầm.
- Dụng cụ: bình thủy tinh dung tích 1 lít, nắp đậy, que kim loại của giá đỡ nến, hai cây nến nhỏ, bật lửa hoặc diêm.
Tiến hành
- Bước 1: Chia số hạt đậu thành 2 phần (mỗi phần 50g). Cho mỗi phần vào bình A và bình B.
- Bước 2: Đổ nước sôi vào bình B để làm chết hạt, chắt bỏ nước.
- Bước 3: Nút chặt các bình, để ở nhiệt độ phòng khoảng 1,5 - 2 giờ.
- Bước 4: Mở nút bình, đưa nhanh que kim loại có cây nến đang cháy vào trong hai bình. Quan sát hiện tượng xảy ra với cây nến.
Hình 21.5. Thí nghiệm về hô hấp tế bào tiêu thụ oxygen ở hạt nảy mầm
Báo cáo kết quả: Theo mẫu báo cáo thí nghiệm
1. Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Trong quá trình này, tế bào sử dụng oxygen và thải ra carbon dioxide, nước. Phương trình hô hấp tổng quát dạng chữ: Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt) 2. Quá trình tổng hợp và hô hấp tế bào có mối quan hệ hai chiều. Trong đó, quá trình tổng hợp tạo chất hữu cơ là nguyên liệu cho phân giải trong hô hấp tế bào; quá trình phân giải các chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp. |
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Tại sao nói quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ trong tế bào có mối quan hệ mật thiết với nhau?
Hướng dẫn giải:
Trong các phản ứng chuyển hoá của tế bào, sản phẩm của quá trình tổng hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình phân giải; ngược lại, quá trình phân giải cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho quá trình tổng hợp.
Bài tập 2: Người ta cắm nhiệt kế vào bình chứa hạt đang nảy mầm, sau một thời gian, đo được sự tăng lên của nhiệt độ trong bình. Em hãy giải thích vì sao.
Hướng dẫn giải:
Người ta cắm nhiệt kế vào bình chứa hạt đang nảy mầm, sau một thời gian, đo được sự tăng lên của nhiệt độ trong bình vì: Ở hạt đang nảy mầm, quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh mẽ. Mà quá trình hô hấp tế bào là quá trình giải phóng năng lượng, một phần năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt năng. Chính nhiệt năng được thải ra trong quá trình hô hấp tế bào của hạt đang nảy mầm là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ trong bình.
Luyện tập Bài 21 Khoa học tự nhiên 7 CD
Học xong bài học này, em có thể:
- Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực vật và ở động vật):
+ Nêu được khái niệm
+ Viết được phương trình hô hấp dạng chữ
+ Thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào
- Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.
3.1. Trắc nghiệm Bài 21 Khoa học tự nhiên 7 CD
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 8 Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 21 Khoa học tự nhiên 7 CD
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 8 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 101 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 1 trang 101 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 2 trang 101 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 3 trang 101 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vận dụng 1 trang 101 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 4 trang 102 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 2 trang 102 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 5 trang 102 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vận dụng 2 trang 102 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Thảo luận 1 trang 103 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Thảo luận 2 trang 103 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Báo cáo kết quả thí nghiệm trang 103 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Giải bài 21.1 trang 46 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 21.2 trang 46 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 21.3 trang 46 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 21.4 trang 46 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 21.5 trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 21.6 trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 21.7 trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 21.8 trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 21.9 trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 21.10 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 21.11 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Hỏi đáp Bài 21 Khoa học tự nhiên 7 CD
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!