Hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 8 Bài 26 Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 122 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Thực vật có thể tự tổng hợp chất hữu cơ cần thiết bằng cách quang hợp khi có ánh sáng. Động vật không thể tự tổng hợp chất hữu cơ như thực vật mà phải lấy chất hữu cơ có sẵn trong thức ăn làm nguyên liệu tổng hợp chất cần thiết cho cơ thể. Kể tên các loại thức ăn của những động vật sau: gà, ong mật, chó, muỗi anophen, ếch, trâu, giun đất,... Động vật thu nhận nước và các chất dinh dưỡng bằng cách nào?
-
Câu hỏi 1 trang 122 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Động vật có nhu cầu nước như thế nào?
-
Câu hỏi 2 trang 122 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Từ thông tin trong bảng 26.1, nhận xét về nhu cầu nước. ở một số động vật. Tại sao nhu cầu nước lại khác nhau giữa các động vật và ở các nhiệt độ khác nhau?
-
Câu hỏi 3 trang 122 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Điều gì xảy ra nếu mỗi ngày chỉ cung cấp cho bò lấy sữa lượng nước như nhu cầu nước của bò lấy thịt?
-
Vận dụng 1 trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Nêu các biện pháp đảm bảo đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
-
Vận dụng 2 trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Trong trường hợp nào phải truyền nước cho cơ thể?
-
Câu hỏi 4 trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Quan sát hình 26.1, mô tả con đường trao đổi nước ở người.
-
Vận dụng 3 trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Ở người, ra mồ hôi có ý nghĩa gì với cơ thể?
-
Vận dụng 4 trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vì sao chúng ta cần uống nhiều nước hơn khi trời nóng hoặc khi vận động mạnh?
-
Câu hỏi 5 trang 124 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Cho biết nhu cầu dinh dưỡng là gì. Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
-
Vận dụng 5 trang 124 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Calcium là nguyên liệu chủ yếu hình thành nên vỏ cứng của trứng ở gia cầm. Nếu chế độ ăn thiếu calcium có thể ảnh hưởng gì đến đẻ trứng của gia cầm?
-
Câu hỏi 6 trang 124 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Quan sát hình 26.2, nêu con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và thải bã ở người.
-
Tìm hiểu thêm trang 124 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Thỏ ăn cỏ xanh non và hoa màu nhưng đôi khi cũng ăn luôn cả phân của nó thải ra trong đêm. Tại sao?
-
Luyện tập 1 trang 125 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Quan sát hình 26.3, phân biệt các giai đoạn: thu nhận, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người.
-
Câu hỏi 7 trang 125 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Thức ăn đã tiêu hoá (chất dinh dưỡng) đi đến các bộ phận khác nhau của cơ thể theo con đường nào?
-
Luyện tập 1 trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Mô tả con đường vận chuyển các chất thông qua hệ tuần hoàn ở cơ thể người.
-
Câu hỏi 8 trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vì sao cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, đủ lượng?
-
Câu hỏi 9 trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vì sao ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
-
Luyện tập 3 trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Kể tên các loại thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo, vitamin.
-
Vận dụng 6 trang 127 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Thiết kế một bữa ăn đủ chất, đủ lượng cho gia đình em.
-
Câu hỏi 10 trang 127 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Kể tên một số bệnh do thiếu dinh dưỡng mà em biết. Nếu biện pháp phòng, tránh các bệnh đó.
-
Câu hỏi 11 trang 127 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vì sao rèn luyện thể thao và lao động kết hợp với dinh dưỡng phù hợp thì có thể phòng, tránh một số bệnh do dinh dưỡng không hợp lí?
-
Câu hỏi 12 trang 127 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
-
Vận dụng 7 trang 127 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Tìm hiểu các biện pháp tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng nước sạch ở địa phương.
-
Luyện tập 4 trang 127 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Nêu một số bệnh do chế độ dinh dưỡng, vệ sinh ăn uống chưa hợp lí ở địa phương em và biện pháp phòng, tránh theo gợi ý bảng 26.2.
-
Giải bài 26.1 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Mô tả các bước trong quá trình dinh dưỡng ở động vật.
-
Giải bài 26.2 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì
A. tổng tiết diện của mao mạch lớn.
B. mao mạch thường ở gần tim.
C. số lượng mao mạch ít hơn.
D. áp lực co bóp của tim tăng.
-
Giải bài 26.3 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Động mạch là những mạch máu
A. xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
B. xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
C. chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
D. xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan.
-
Giải bài 26.4 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Ý nghĩa chủ yếu của việc ra mồ hôi ở cơ thể người là
A. giảm nhịp tim.
B. bài tiết chất thải.
C. điều hòa thân nhiệt.
D. giảm cân.
-
Giải bài 26.5 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể là chức năng của hệ cơ quan nào?
A. Hệ tiêu hóa.
B. Hệ tuần hoàn.
C. Hệ bài tiết.
D. Hệ thần kinh.
-
Giải bài 26.6 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Quá trình tiêu hóa thức ăn hoàn thành ở
A. gan.
B. dạ dày.
C. ruột non.
D. ruột già.
-
Giải bài 26.7 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Khẳng định nào sau đây mô tả đúng ý nghĩa của quá trình tiêu hóa thức ăn?
A. Để tận dụng các phân tử thức ăn hòa tan đơn giản.
B. Để phá vỡ các phân tử thức ăn phức tạp thành các phân tử hòa tan đơn giản.
C. Để tạo ra các phân tử thực phẩm phức tạp từ các phân tử hòa tan đơn giản.
D. Để loại bỏ các phân tử thức ăn phức tạp khỏi cơ thể.
-
Giải bài 26.8 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Chức năng của ruột già là
A. hấp thụ các sản phẩm của quá trình tiêu hóa.
B. tiếp tục tiêu hóa protein, carbohydrate và chất béo.
C. giải phóng các enzyme tiêu hóa.
D. hấp thụ lại nước.
-
Giải bài 26.9 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Tĩnh mạch là những mạch máu đi từ
A. mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim.
B. động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.
C. mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.
D. mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.
-
Giải bài 26.10 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Cách tốt nhất để giảm cân là
A. ăn kiêng chất đạm và chất béo.
B. tránh tất cả chất béo và đường càng nhiều càng tốt.
C. ăn uống lành mạnh và tập thể dục.
D. chỉ ăn những khẩu phần nhỏ hơn những gì bạn đã ăn.
-
Giải bài 26.11 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Mô tả nào sau đây phù hợp nhất về khái niệm calo?
A. Calo là thước đo của khối lượng thức ăn.
B. Calo là thước đo của năng lượng dự trữ trong thức ăn.
C. Calo là thước đo của hàm lượng các chất trong thực phẩm.
D. Calo là thước đo của vitamin dự trữ trong thực phẩm.
-
Giải bài 26.12 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Trong hệ mạch, máu vận chuyển nhờ
A. dòng máu chảy liên tục.
B. sự va đẩy của các tế bào máu.
C. sự co bóp của mao mạch.
D. sự co bóp của tim.
-
Giải bài 26.13 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Một ngày em cần uống bao nhiêu cốc nước? Vì sao? Em hãy nêu vai trò của nước với cơ thể người.
-
Giải bài 26.14 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Liệt kê các con đường thải nước của cơ thể người. Đánh dấu X vào ô trống các dấu hiệu khi cơ thể thiếu nước trong bảng sau đây.
1. Miệng khô
2. Tóc đen
3. Nước tiểu màu vàng đậm
4. Tiểu ít
5. Da khô
6. Chóng mặt
7. Yếu cơ
8. Thèm ăn
9. Tim đập nhanh
-
Giải bài 26.15 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Hoàn thành sơ đồ đường đi của máu ở hai vòng tuần hoàn:
-
Giải bài 26.16 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Ở người, quá trình tiêu hóa thức ăn (thu nhận, tiêu hóa, hấp thụ và thải bã) diễn ra như thế nào?
-
Giải bài 26.17 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Vì sao chúng ta cần uống nhiều nước khi trời nóng hoặc khi vận động mạnh?
-
Giải bài 26.18 trang 58 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Chú thích các bộ phận của hệ tiêu hóa ở người có trong hình 26.1 và cho biết chức năng của bộ phận đó.
-
Giải bài 26.19 trang 59 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Trẻ em thường thích ăn "bim bim". Theo em, loại thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng nào? Ăn nhiều bim bim có tốt cho sức khỏe không?
-
Giải bài 26.20 trang 59 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Điền tên thành phần dinh dưỡng và các loại thực phẩm tương ứng với các bậc trong tháp dinh dưỡng sau:
-
Giải bài 26.21 trang 59 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Phát biểu nào sau đây về sự vận chuyển các chất ở các sinh vật khác nhau là đúng?
(1) Ở sinh vật đơn bào, các chất được trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể.
(2) Ở thực vật, nước và chất khoáng được vận chuyển qua các mạch gỗ. Chất dinh dưỡng được vận chuyển bởi các mạch rây từ lá đến các bộ phận khác nhau của cây.
(3) Ở người, việc vận chuyển các chất dinh dưỡng, khí và các chất hóa học cần thiết được thực hiện bởi máu, được tim bơm và lưu thông trong các mạch máu.
A. Chỉ (1) đúng.
B. Chỉ (1) và (2) đúng.
C. Chỉ (2) và (3) đúng.
D. Tất cả (1), (2) và (3) đều đúng.