YOMEDIA
NONE

Tính nhiệt lượng cần thiết để đun nước trong nồi từ 30°C đến 80°C ?

1.Pha 500g nước ở 100°C vào 100g nước ở 30°C. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là bao nhiêu?

2.Một ấm nhôm có khối lượng 200g chứa 2 lít nước. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun nước trong nồi từ 30°C đến 80°C. Cho nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.k, của nước là 4200J/kg.k

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (35)

  • Bài 2

    Tóm tắt:

    m1= 200g= 0,2kg

    V2= 2 lít => m2= 2kg

    t1= 30°C

    t2= 80°C

    C1= 880 J/kg.K

    C2= 4200 J/kg.K

    ---------------------

    Nhiệt lượng cần thiết để ấm nhôm nóng từ 30°C đến 80°C là:

    Q1= m1*C1*(t2-t1)= 0,2*880*(80-30)= 22000(J)

    Nhiệt lượng cần thiết đẻ nước trong ấm nóng từ 30°C đến 80°C là:

    Q2= m2*C2*(t2-t1)= 2*4200*(80-30)= 420000(J)

    Nhiệt lượng tối thiểu để cả ấm nước nóng từ 30°C đến 80 là:

    Q= Q1+Q2= 22000+420000= 442000(J)= 442(kJ)

    =>> Vậy muốn ấm nước nóng từ 30°C đến 80°C thì cần nhiệt lượng bằng 442kJ

      bởi Nguyễn Thị Mai Linh 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Dùng phích nước đá để đựng nước sôi có được không? Vì sao?

    Giúp mình với, thanks.

      bởi Nguyễn Xuân Ngạn 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có bởi vì phích nước đá ( hoặc phích bất kì ) chỉ đơn thuần là dụng cụ giữ nhiệt. Phích nước đá có cấu tạo để cách ly nước trong phích luôn lạnh thì cũng có khả năng giữ nhiệt cho nc nóng.

    nhonhung

      bởi Sứ Giả Tuyệt Mệnh 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • "Nhà máy thủy điện là nơi chuyển đổi sức nước thành điện năng.Nước tụ lại tại các đập nước với thế năng lớn.Qua một hệ thống ống dẫn,năng lượng dòng chảy của nước được truyền tới tuabin nước, tua bin nước được nối với máy phát điện , nơi chúng dược chuyển thành năng lượng điện.Tại Việt Nam vai trò của nhà áy thủy điện rất quan trọng , có rất nhiều nhà máy như : nhà máy Hòa Bình....."

    Hãy trả lời câu hỏi sau:

    a) Động năng làm quay tuabin được chuyển hóa ừ dạng cơ năng nào của dòng nước ?

    b) Thủy điện có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng tuy nhiên thủy điện vẫn còn nhiều hạn chế, em hãy nêu các hạn chế đó?

    help meeeeeeeeeeeee>.<khocroi

      bởi truc lam 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Động năng làm quay tuabin được chuyển hóa từ thế năng trọng trường của dòng nước.

    b) Hạn chế:

    * Trong những mùa khô, thế năng của dòng nước thấp, không đủ sức làm quay tuabin, năng suất hoạt động của nhà máy thủy điện sẽ giảm xuống, không đáp ứng được nhu cầu điện tiêu thụ.

    * Phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh, gây ô nhiễm môi trường.

    P/s: ý b) mình không chắc chắn, còn ý a) thì đúng 100% vì cô mình sửa rồi!~

      bởi Nguyễn Ngọc Mai 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 1 ấm nhôm(A1) có khối lượng 300g chứa 4 lít nước (H20)ở 25 độ C .Cho CA1=880J/kg.K,CH20=4200J/kg.K

      bởi Nguyễn Lê Tín 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(m_1=300\left(g\right)=0,3\left(kg\right)\\ V_2=4\left(l\right)=>m_2=4\left(kg\right)\\ t_1=25^oC\\ t_2=100^oC\\ c_1=880\dfrac{J}{kg}.K\\ c_2=4200\dfrac{J}{kg}.K\\ -----------------\\ Q=?\)

    Giaỉ: Ta có: \(Q_1=m_1.c_1.\left(t_2-t_1\right)=0,3.880.\left(100-25\right)=19800\left(J\right)\\ Q_2=m_2.c_2.\left(t_2-t_1\right)=4.4200.\left(100-25\right)=1260000\left(J\right)\\ =>Q=Q_1+Q_2=19800+1260000=1279800\left(J\right)\)

      bởi Đoàn Thị Mỹ Duyên 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một số nội trợ khuyên rằng khi nấu canh phải đợi sôi mới cho gia vị vào. Hãy giải thích việc làm đó theo các hiện tượng Vật Lý

    (Mọi người giải hộ em gấp với ạ)

      bởi Choco Choco 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • hinh nhu la tai vi ( sai thi thui nha):

    khi nuoc soi thi cac pt nuoc chuyen dong manh va nhanh hon rat nhiu nen khi nuoc soi thi moi cho gia vi vao de luc do danh tan gia vi nhanh hon va hoa tan nhanh vao trong nuoc

      bởi Nguyễn Trường 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 Các chất được cấu tạo như thế nào? Hãy nêu đặc điểm của chúng.

    2 Tại sao về mùa hè nên mặc áo sáng ,và cũng nên ủi thẳng

    3 Người ta dùng một ấm đun nướ bằng nhôm nặng 500g để đun sôi 3 lít nước từ nhiệt độ 300C .Hãy tính nhiệt lương cần thiết để làm việc đó.Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J(kg.K) nhiệt dung của nhôm là 800J(kg.K)và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3

    >.< help me >.<leu

      bởi hoàng duy 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • (1 ) Các chất được cấu tạo từ các hạt phân tử , nguyên tử riêng biệt

    Đặc điểm là chúng luôn chuyển động không ngừng,khi nhiệt đọ cacngf tăng các hạt phân tử chuyển động càng nhanh .

    (2)Vì khi làm như vậy thì áo sẽ hấp thụ nhiệt kém để chống nóng cho cơ thể nếu mình nhớ không lầm thì đó là hiện tượng bức xạ nhiệt .

    (3)Theo công thức sgk mình làm ra là 910000 J/kg.K nhé k bít đúng hay saikhocroi

      bởi võ văn tý 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 3. Một chiếc ấm bằng nhôm có khối lượng 0,5kg đựng 2 lít nước20oC

    a) Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước . Biết nhiệt đun riêng của nhôm là 880J/kg.k,của nước 4200J/kg.k

    b) Nếu để nguội ấm nước sôi đó đến khi nhiệt độ của nước trong ấm là 20oC thì nhiệt lượng ấm nước tỏa ra môi trường là bao nhiêu ?

      bởi Bo Bo 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 3: Tóm tắt:

    \(m_{nhôm}=0,5\left(kg\right)\\ V_{nước}=2\left(l\right)=>m_{nước}=2\left(kg\right)\\ c_{nhôm}=880\dfrac{J}{kg}.K\\ c_{nước}=4200\dfrac{J}{kg}.K\\ t_1=t_3=20^oC\\ t_2=100^oC\\ ------------------\\ a,Q_{thu}=?\\ b,Q_{tỏa}=?\)

    __________________________________________

    Giaỉ:

    a) Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước:

    \(Q_{thu}=m_{nhôm}.c_{nhôm}.\left(t_2-t_1\right)+m_{nước}.c_{nước}.\left(t_2-t_1\right)\\ =0,5.880.\left(100-20\right)+2.4200.\left(100-20\right)=707200\left(J\right)\)

    b) Nếu để nguội ấm nước sôi đó đến khi nhiệt độ của nước trong ấm là 20oC thì nhiệt lượng ấm nước tỏa ra môi trường là :

    \(Q_{tỏa}=m_{nhôm}.c_{nhôm}.\left(t_2-t_3\right)+m_{nước}.c_{nước}.\left(t_2-t_3\right)\\ < =>Q_{tỏa}=0,5.880.\left(100-20\right)+2.4200.\left(100-20\right)=707200\left(J\right)\)

      bởi phạm thị xoan 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 2. Tại sao về mùa lạnh khi sờ tay vào miếng đồng cảm thấy lạnh hơn khi sờ tay vào gỗ ? Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ không ?

      bởi Nguyễn Minh Minh 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các kim loại dẫn nhiệt rất tốt --->đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ .Khi đặt tay vào một vật bằng gỗ mới đầu ta thấy lạnh nhưng sau thấy ấm luôn vì gỗ dẫn nhiệt kém nên nhiệt độ ở chỗ tiếp xúc với tay gần bằng nhiệt độ ở tay .Mặt khác đồng dẫn nhiệt rất tốt ,khi tay tiếp xúc với một vật bằng đồng ,nhiệt của tay truyền vào đồng bị phân tán đi rất nhanh--->>nhiệt độ của vật bằng đồng thấp hơn nhiệt độ của tay và ta có cảm giác lạnh.

      bởi Ngô Phước Tài 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện được là 360kJ.

    a) Tính công suất của ngựa .

    b) Tính vận tốc chuyển động của xe.

      bởi Lê Nhật Minh 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Đổi: 5ph = 300s ; 360kJ = 360000J

    Công suất của ngựa là:

    P = A/t = 360000/ 300 = 1200W

    b) Quãng đường ngựa đi được trong 300 là:

    s = A / F = 360000/ 600 = 600 m

    Vận tốc chuyển động của xe là:

    v = s/t = 600/ 300 = 3m/s

      bởi Phuong Hong 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • thể tích của một vật rắn thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm xuống

      bởi Nguyễn Quang Thanh Tú 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi nhiệt độ tăng lên thì vật rắn nở ra làm cho thể tích tăng lên.

    Khi nhiệt độ giảm đi thì vật rắn co lại làm cho thể tích giảm xuống.

      bởi Trần Nguyễn Nhung 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao mùa hè ta phải mặc áo màu trắng, còn mùa đông lại mặc áo màu tối??

    Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày??

    ( ĐANG CẦN GẤP Ạ )vui

      bởi thúy ngọc 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:

    Về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen, vì màu trắng hấp thụ các tia nhiệt kém hơn màu đen nên giúp cơ thể ít nóng hơn

    Câu 2:

    Tác dụng của áo trong mùa lạnh là giữ nhiệt cho cơ thể. Nếu mặc cùng một lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt rất kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn.

      bởi Đăng Thắng 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt lượng là gì? Đơn vị của nhiệt lượng?

      bởi Trịnh Lan Trinh 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà một vật nhận được hay mất bớt đi.

    - Đơn vị của nhiệt lượng: J, kJ, .....

      bởi Tuấn Tiền Tấn 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • THKII: Đề 2:

    1.Phát biểu định nghĩa nhiệt năng? Đơn vị đo nhiệt năng là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật

    2.Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ mau sôi hơn? Vì sao?

    3. Người ta dùng máy kéo để đưa một vật nặng 400N lên cao 6m thì mất 2 phút. Tính:

    a) Công thực hiện của máy

    b) Công suất của máy.

    4. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 800g ở nhiệt độ 100'C vào 3,5kg nước. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 30'C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài, cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K

    a. Tính nhiệt lượng tỏa ra của đồng?

    b. Tính độ tăng nhiệt độ của nước denta t2?

    c. Tính nhiệt độ ban đầu của nước (t2) khi chưa trao đổi nhiệt với đồng?

    ĐỀ 3:

    1. a) Định nghĩa công suất. Công thức tính công suất. Nêu rõ kí hiệu và đơn vị các đại lượng trong công thức.

    b) Nói công suất của một máy là 500W, con số này có ý nghĩa gì?

    2. Giải thích các hiện tượng:

    a) Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?

    b) Tại sao muốn đun nước ta phải đun từ phía dưới?

    3. Một đầu máy kéo một đoàn tàu với một lực 30000N đi quãng đường 10km trong 10 phút. Tính công và công suất của đầu máy.

    4. Người ta thả một miếng nhôm khối lượng 200g ở nhiệt độ 100'C vào 1kg nước. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 40'C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài, cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và nhiệt dung riêng của đồng là 880J/kg.K

    a) Tính nhiệt lượng tỏa ra của đồng

    b) Tính độ tăng nhiệt độ của nước denta t2?

    ĐỀ 4

    1.a) Viết và chú thích công thức tính công suất.

    b) Một con ngựa kéo chiếc xe đi đoạn đường dài 5km trong 30 phút với lực kéo không đổi là 260N.tính công suất của ngựa.

    2. Kể tên các hình thức truyền nhiệt? Cho biết hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất:rắn,lỏng,khí và chân không?

    3. Giải thích tại sao mùa hè ta không nên mặc áo sẫm màu?

    4. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,6kg vào 200g nước, miếng đồng nguội đi từ 100'C xuống 30'C. Hỏi:

    a) Nước nhận một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?

    b) Nước nóng thêm bao nhiêu độ?

    Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra môi trường xung quanh.Cho nhiệt dung riêng của đồng và của nước là 380J/kg.K và 4200J/kg.K

    ĐỀ 5

    1.Em hãy giải thích vì sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn mặc một áo dày?

    2. Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên.Trong hiện tượng này đó có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?

    3. Một cần cẩu nâng vật nặng 50kg lên cao 1,2m

    a)Tính công do cần cẩu thực hiện

    b) T&i

      bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • dài ri nứ...bó tay

      bởi Vũ Thị Như Thảo 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Thế năng hấp dẫn là gì? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?

    Câu 2: Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Cho ví dụ?

    Câu 3: Giải thích vì sao hạt phấn hoa chuyển động nhanh hơn khi thả vào cốc nước nóng ?

    Câu 4: Thả thuốc tím vào cốc nước nóng hay nước lạnh thì thuốc tím được hòa nhanh hơn? Vì sao?

    Câu 5: Trong vật lí để biết ai làm việc khỏe hơn thì cần so sánh đại lượng nào?

    Câu 6: Trong 10 phút người thứ nhất thực hiện được một công là 2400J, người thứ hai thực hiện được một công là 1800J trong 8 phút. Hỏi ai làm việc nhanh hơn?

    (Ai giúp tui với!!!)

      bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 2: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

    có hai cách làm thay đổi nhiệt năng:

    + thực hiện công. ví dụ: khi ta thực hiện công (lấy búa đập vào miếng đồng) thì nhiệt nắng của miếng đồng tăng lên, nó cũng nóng lên.

    +Truyền nhiệt. ví dụ: cho miếng đồng tiếp xúc với một vật nóng hơn nó ( tiếp xúc với nước nóng hoặc nước sôi) khi đó miếng đồng sẽ nóng lên, nhiệt năng của nó cũng tăng lên, còn vật có nhiệt đọ cao hơn (nước) sẽ lạnh đi, nhiệt năng giảm.

      bởi Nguyễn Pii 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Làm hộ mình câu 8 câu 9 nhé tks

      bởi Nguyễn Anh Hưng 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 7

    Tóm tắt:

    m1= 0,5kg

    V2= 2 lít => m2= 2kg

    t1= 20°C

    t2= 70°C

    C1= 880 J/kg.K

    C2= 4200 J/kg.K

    ------------------------

    Nhiệt lượng cần thiết để ấm nhôm nóng từ 20°C đến 70°C là:

    Q1= m1*C1*(t2-t1)= 0,5*880*(70-20)= 22000(J)

    Nhiệt lượng cần thiết để nước trong ấm nóng từ 20°C đến 70°C là:

    Q2= m2*C2*(t2-t1)= 2*4200*(70-20)= 420000(J)

    Nhiệt lượng tối thiểu để cả ấm nước từ 20°C đến 70°C là:

    Q= Q1+Q2= 22000+420000= 442000(J)= 442(kJ)

    =>> Vậy muốn ấm nước nóng từ 20°C đến 70°C thì cần một nhiệt lượng bằng 442kJ

      bởi Gia Hân Lê 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một thỏi đồng 500g được nung nóng tới 2500C rồi thả vào bình đựng nước ở 35oc làm cho nước nóng lên tới 50oC . bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường . tính : (Viết tóm tắt rõ ràng .)

    a) nhiệt độ của miếng đồng khi cần bằng là bao nhiêu ?

    b) tính nhiệt lượng nước thu vào

    c) tính nhiệt lượng nước trong bình.

    please giúp em với

      bởi Nguyễn Lê Thảo Trang 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    m1 = 500g = 0,5kg

    c1 = 380J/kg.K

    t1 = 250oC ; t2 = 35oC

    c2 = 4200J/kg.K

    t = 50oC

    Hỏi đáp Vật lý

    a) t' = ?

    b) Qthu = ?

    c) m2 = ?

    Giải

    a) Nước nóng lên đến 50oC nên nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp là 50oC do đó nhiệt độ của thỏi đồng khi cân bằng cũng là t' = 50oC

    b) Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t1 = 250oC xuống t = 50oC là:

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1\left(t_1-t\right)=0,5.380\left(250-50\right)=38000\left(J\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng thỏi đồng tỏa ra

    \(\Rightarrow Q_{thu}=Q_{tỏa}=38000\left(J\right)\)

    c) Nhiệt lượng nước thu vào là:

    \(Q_{thu}=m_2.c_2\left(t-t_2\right)\\ \Rightarrow m_2=\dfrac{Q_{thu}}{c_2\left(t-t_2\right)}\\ =\dfrac{38000}{4200\left(50-35\right)}\approx0,61\left(kg\right)\)

    Khối lượng nước là 0,61kg

      bởi Hồ Kim Quý 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một ấm nhôm có khối lượng 350 g , chứa 0.8 L ở 25 độ c . tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước trong ấm ? cho biết nhiệt dung của nhôm và nước lấn lượt 880 J / kg .K và 4200 J/Kg .k

      bởi Long lanh 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(m_{ấm}=350g=0,35kg\\ V_{nước}=0.8l=0.0008m^3\\ t_1=25độC\\ c_{ấm}=880J|kg.K\\ c_{nước}=4200J|kg.K\\ \overline{Q_{sôi}=?}\)

    Giải:

    Cho nước sôi ở 100 độ C, suy ra:

    \(t_2=100độC\)

    Độ biến thiên (thay đổi) nhiệt độ của ấm nước là:

    \(\Delta t=t_2-t_1=100-25=75\left(độC\right)\)

    Nhiệt lượng cần thiết để ấm nhôm từ 25 độ C nóng lên 100 độ C là:

    \(Q_{ấm}=m_{ấm}.c_{ấm}.\Delta t=0,35.880.75=23100J\)

    Khối lượng của nước trong ấm là:

    \(m_{nước}=D_{nước}.V_{nước}=1000.0,0008=0.8\left(kg\right)\)

    Nhiệt lượng cần thiết để nước trong ấm nóng từ 25 độ C lên 100 độ C là:

    \(Q_{nước}=m_{nước}.c_{nước}.\Delta t=0,8.4200.75=252000J\)

    Nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi ấm nước đó là:

    \(Q_{sôi}=Q_{ấm}+Q_{nước}=23100+252000=275100J\)

    Vậy nhiệt lượng tối thiểu cần thiế để đun sôi ấm nước đó là 275100J.

      bởi Nguyễn Quang 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một nhiệt lượng kế bằng nhôm khối lượng 200g chứa 400g nước ở nhiệt độ 20.

    Đổ thêm vào nhiệt lượng kế một lượng nước ở nhiệt độ 5. Khi cân bằng nhiệt độ trong bình là 10. Tìm khối lượng nước đổ vào.

    Sau đó thả một khối nước đá có nhiệt độ -5. Khi cân bằng nhiệt thì trong bình còn 100g nước đá. Tìm khối lượng cục đá ban đầu cho nhiệt dung riêng của nhôm, nước, nước đá là 880J/kg.K, 4200J/kg.K, 2100J/kg.K, nhiệt nóng chảy cuae nước 340000J/kg. Bỏ qua trao đổi nhiệt với mt.

      bởi Nguyễn Thủy 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đây đúng câu trong đề thi của trường mình đấy (vừa thi chiều nay)

    Tóm tắt

    m1 = 200g = 0,2kg ; c1 = 880J/kg.K ; t1 = 20oC

    m2 = 400g = 0,4kg ; c2 = 4200J/kg.K

    a) t2 = 5oC ; t = 10oC ; m = ?

    b) t3 = -5oC ; m' = 100g = 0,1kg ; c3 = 2100J/kg.K

    \(\lambda=340000\)J/kg ; m3 = ?

    __________________________________________________________

    Giải

    a) Khi cho m(kg) nước ở nhiệt độ t2 = 5oC vào nhiệt lượng kế thì nước trong nhiệt lượng kế và nhiệt lượng kế tỏa nhiệt, nước ở nhiệt độ t2 thu nhiệt.

    Tổng nhiệt lượng nhiệt lượng kế nhôm và nước trong nhiệt lượng kế nhôm tỏa khi giảm nhiệt độ từ t1 = 20oC xuống t = 10oC là:

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)+m_2.c_2.\left(t_1-t\right)=\left(m_1.c_1+m_2.c_2\right)\left(t_1-t\right)\)

    Nhiệt lượng m(kg) nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ t2 = 5oC lên đến t = 10oC là:

    \(Q_{thu}=m.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\\ \Rightarrow\left(m_1.c_1+m_2.c_2\right)\left(t_1-t\right)=m.c_2\left(t-t_2\right)\\ \Rightarrow m=\dfrac{\left(m_1.c_1+m_2.c_2\right)\left(t_1-t\right)}{c_2\left(t-t_2\right)}\\ =\dfrac{\left(0,2.880+0,4.4200\right)\left(20-10\right)}{4200\left(10-5\right)}\approx0,8838\left(kg\right)\)

    Khối lượng nước đổ vào là 0,8838kg.

    b) Do thỏi nước đá được bỏ vào chưa tan hết khi cân bằng nhiệt độ nên nhiệt độ cân bằng sẽ là 0oC. Ở nhiệt lượng kế có m2 + m(kg) nước ở t = 10oC.

    Khối lượng nước đá bị nóng chảy là: m3 - m' = m3 - 0,1(kg)

    Nhiệt lượng thỏi nước đá thu vào để tăng nhiệt độ từ t3 = -5oC lên đến t' = 0oC và nóng chảy một phần là:

    \(Q_{thu}'=m_3.c_3\left(t'-t_3\right)+\left(m_3-0,1\right)\lambda\)

    Tổng nhiệt lượng nhiệt lượng kế và nước tỏa ra để hạ nhiệt độ từ t = 10oC xuống t' = 0oC là:

    \(Q_{tỏa}=\left[m_1.c_1+\left(m_2+m\right)c_2\right]\left(t-t'\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_{thu}=Q_{tỏa}\\ \Rightarrow m_3.c_3\left(t'-t_3\right)+\left(m_3-0,1\right)\lambda=\left[m_1.c_1+\left(m_2+m\right)c_2\right]\left(t-t'\right)\\ \Rightarrow m_3.c_3\left(-t_3\right)+\lambda m_3-0,1\lambda=\left[m_1.c_1+\left(m_2+m\right)c_2\right]\left(t-t'\right)\\ \Rightarrow m_3\left(c_3.-t_3+\lambda\right)-0,1\lambda=\left[m_1.c_1+\left(m_2+m\right)c_2\right]\left(t-t'\right)\\ \Rightarrow m_3=\dfrac{\left[m_1.c_1+\left(m_2+m\right)c_2\right]\left(t-t'\right)}{\left(c_3.-t_3+\lambda\right)-0,1\lambda}\\ =\dfrac{\left[0,2.880+\left(0,4+0,8838\right)4200\right]\left(10-0\right)}{(2100.5+340000)-0,1.340000}\\ \approx0,25\left(kg\right)\)

    Vậy khối lượng nước đá là 0,25kg

      bởi Phạm Thị Phương anh 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF