YOMEDIA
NONE

Tính công của người kéo thùng hàng trên mặt đường với lực kéo 100 N đi được quãng đường dài 2 km ?

Một người kéo thùng hàng trên mặt đường với lực kéo 100 N đi được quãng đường dài 2 km. Hỏi công của người bỏ ra. A:50 J. B:2000 J. C: 20000 J. D: 200000 J

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (39)

  • D 200 000 J

      bởi Phi Yến Trong Mưa 16/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Tại sao mái tôn lại có hình gợn sóng ?

    Nêu tác dụng của ròng rọc ?

      bởi hi hi 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Tại sao mái tôn lại có hình gợn sóng ?

    Trả lời:

    Khi trời nắng nóng hoặc nhiệt độ môi trường cao, các tấm tôn sẽ nở dài ra, nếu như mái tôn thẳng không có hình gợn sóng thì các cây đinh sẽ bị bung ra do sự nở vì nhiệt của tấm tôn, còn nếu như mái tôn được uốn cong hình gợn sóng thì nó sẽ tạo lực để làm cong thêm nếp uốn nhưng sẽ không hư hại gì cho tấm tôn.

    2) Nêu tác dụng của ròng rọc ?

    Trả lời:

    +Khi sử dụng ròng rọc cố đinh thì nó có tác dụng làm thay đổi hướng cảu lực kéo, nhưng không làm giảm độ lớn lực kéo vật.

    +Khi sử dụng ròng rọc động giúp chúng ta giảm lực kéo của vật và thay đổi hướng của tác dụng lên vật.

      bởi Truong Vy Khang 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi đun nóng mốt chất lóng thì cái nào tăng cái nào giảm và cái nào không đổi?

      bởi hà trang 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi đun nóng một chất lỏng:

    Thể tích tăng

    => Khối lượng riêng giảm

    Trọng lượng riêng giảm

    => Khối lượng không đổi

    Thể tích giảm

    => Khối lượng riêng tăng.

      bởi nguyễn khang 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Để đưa một vật nặng lên cao 20m người ta dùng một ròng rọc cố định. Công của lực kéo tối thiểu là 30kJ. Hỏi khối lượng của vật nặng bao nhiêu ?

      bởi Nguyễn Hoài Thương 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(h=20m\)

    \(A=30kJ=30000J\)

    \(m=?\)

    GIẢI :

    Lực cần thiết để nâng vật :

    \(F=\dfrac{A}{s}=\dfrac{30000}{20}=1500\left(N\right)\)

    Mà : \(F=P=1500N\)

    => Khối lượng của vật nặng :

    \(m=\dfrac{P}{10}=\dfrac{1500}{10}=150\left(kg\right)\)

    Vậy khối lượng của vật là 150kg.

      bởi chuột hạnh 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi nhiệt kế thủy ngân nóng lên thì cả bầu chứa và thủy ngân cùng nở ra. Nhưng tại sao thủy ngân vẫn dâng lên được?

      bởi Nguyễn Lệ Diễm 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thủy ngân là chất lỏng. Bầu là chất rắn. Đây là sự nở vì nhiệt của các chất. Vì chất lỏng( thủy ngân) nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn( bầu) nên khi gặp nhiệt độ cao thì thủy ngân vẫn dâng lên .

    Ý kiến riêng thôi nha!

      bởi Huấn Són Lê 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    Vvật = 25cm3 = 0,000025m3

    Dnhôm = 2700kg/m3

    mvật = ? kg

    ------------------------------------------------------

    Bài làm:

    Khối lượng của vật đó là:

    m = D.V = 2700.0,000025 = 0,0675(kg) = 67,5g

    Vậy khối lượng của vật làm bằng nhôm đó là 67,5g.

      bởi Ngok Lém Mai 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện đều S có điện trở là 8Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài l2l2. Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu?

    A. 4Ω B. 6Ω

    C. 8Ω D. 2Ω

      bởi Lan Anh 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài giải :

    Điện trở của dây dẫn đồng lúc đầu là :

    \(R=\rho.\dfrac{l}{S}=8\left(\Omega\right)\)

    Dây dẫn đồng lúc đầu được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài l2 là :

    \(l_1=2l_2\) (m)

    \(\Rightarrow\dfrac{l_1}{l_2}=\dfrac{S_2}{S_1}=2\)

    \(\Leftrightarrow S_2=2S_1\)

    Ta có : \(\dfrac{R}{R'}=\dfrac{\rho.\dfrac{l_1}{S_1}}{\rho.\dfrac{l_2}{S_2}}=\dfrac{2l_2}{S_1}.\dfrac{2S_1}{l_2}=4\)

    Mà : R = 8\(\Omega\)

    Suy ra : \(\dfrac{8}{R'}=4\Rightarrow R'=2\Omega\)

    Vậy điện trở của sây dẫn mới này là 2\(\Omega\).

    => Chọn đáp án D .2\(\Omega\).

      bởi Trần Lee 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a/ Ô tô đang chuyển động lên cầu vượt, năng lượng của ô tô thuộc dạng nào?

    b/ Một máy bay đang bay trên bầu trời có các dạng cơ năng nào? Khi máy bay cất cánh cơ năng chuyển hóa ra sao?

    HELP!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

      bởi Lê Minh 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a/ Ô tô đang chuyển động lên cầu vượt, năng lượng của ô tô thuộc dạng nào?

    => Động năng

    b/ Một máy bay đang bay trên bầu trời có các dạng cơ năng nào?

    => Thế năng hấp dẫn và động năng.

    Khi máy bay cất cánh cơ năng chuyển hóa ra sao?

    => Cơ năng (thế năng hấp dẫn) chuyển hóa thành động năng.

      bởi Hoàng Lâm 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1: Người ta thả 1 miếng đồng có khối lượng 2kg vài 500g nước , làm miếng đồng nguội đi từ 150*C xuống 70*C . Hỏi :

    a, Nước nhận thêm 1 nhiệt lượng là bao nhiêu

    b, Nước tăng lên thêm bao nhiêu độ

    Bỏ qua sự truyền nhietj qua môi trường xung quanh , biết nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là 380J/kg.k và 4200J/kg.k

    Bài 2: Biện luận các chất có tan hết hay không

    Bỏ 200g nước đá ở nhiệt độ t1=0*C vào 400g nước ở nhiệt độ t2=30*C . Hỏi nước đá có tan hết hay không ? Nếu không hãy tính khối lượng đá còn lại biết nhiệt độ nóng chảy của nước đá là namda=3,4.105J/kg và nhiệt dung riêng nước là 4200J/kg.k

      bởi Thu Hang 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1 :

    Câu a sai đề rồi kìa .

    Tóm tắt :

    \(m_1=2kg\)

    \(c_1=380\left(J/kg.K\right)\)

    \(\Delta t_1=150-70=80^0C\)

    \(m_2=500g=0,5kg\)

    \(c_2=4200\left(J/kg.K\right)\)

    \(\left\{{}\begin{matrix}Q=?\\\Delta t_2=?\end{matrix}\right.\)

    Lời giải ..................

    Nhiệt lượng của miếng đồng là :

    \(Q=m_1.c_1.\Delta t_1=2.380.80=60800\left(J\right)\)

    Vậy......................

    Câu b :

    Gọi x là độ tăng nhiệt độ của nước .

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Leftrightarrow m_1.c_1.\Delta t_1=m_2.c_2.x\)

    \(\Leftrightarrow2.380.80=0,5.4200.x\)

    \(\Leftrightarrow x=\dfrac{2.380.80}{0,5.4200}\approx29^0C\)

    Vậy..............

      bởi Xuyên Nguyễn 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 3 pin mắc nối tiếp, ba bóng đèn ( Đ1, Đ2, Đ3), 2 khóa K1 ,K2 và một dây nối sao cho thỏa mãn 3 yêu cầu:

    - K1 đóng, K2 mở: chỉ có đèn Đ2 và Đ3 sáng

    - K1 mở, K2 đóng: chỉ có đèn Đ1 sáng

    - K1, K2 đóng: cả 3 đèn đều không sáng

      bởi Thiên Mai 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • pin pin pin Đ1 Đ2 Đ3 K1 K2

      bởi nguyen thi trang 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một cuộn dây bằng đồng có khối lượng 3,41 kg, dây có tiết diện tròn. Khi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế11V thì công suất tỏa nhiệt trên dây là 11,11W. Biết đồng có khối lượng riêng là 8900kg/\(m^3\), điện trở suất là 1,67.\(10^{^{-8}}\)Ωm. Chiều dài và đường kính tiết diện bằng bao nhiêu?

    Giúp mình với chi tiết cách giải

      bởi Đặng Ngọc Trâm 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi chiều dài và tiết diện của cuộn dây lần lượt là l và S (l,S>0)

    Điện trở của cuộn dây là:\(P=\dfrac{U^2}{R}\Rightarrow R=\dfrac{U^2}{P}=\dfrac{11^2}{11,11}\approx11\left(\Omega\right)\)

    Lại có: \(R=\dfrac{\rho l}{s}\Rightarrow\dfrac{l}{S}=\dfrac{R}{\rho}=\dfrac{11}{1,67\cdot10^{-8}}\Rightarrow l=\dfrac{11S}{1,67\cdot10^{-8}}\left(1\right)\)

    Ta có :\(V=S\cdot h=S\cdot l=\dfrac{m}{D}=\dfrac{3,41}{8900}\approx3,8\cdot10^{-4}\left(2\right)\)

    từ (1) và (2)=>

    \(S\cdot l=S\cdot\dfrac{11S}{1,67\cdot10^{-8}}\\ \Leftrightarrow3,8\cdot10^{-4}=\dfrac{11S^2}{1,67\cdot10^{-8}}\\ \Leftrightarrow11S^2=6,346\cdot10^{-32}\Rightarrow S\approx0,58\cdot10^{-32}\\ \Rightarrow d=\sqrt{\dfrac{S\cdot4}{3,14}}=\sqrt{\dfrac{0,58\cdot10^{-32}\cdot4}{3,14}}\approx0,74\cdot10^{-16}\left(m\right)\)

    \(\Rightarrow l=\dfrac{11\cdot0,58\cdot10^{-32}}{1,67\cdot10^{-8}}\approx3,8\cdot10^{-3}\left(m\right)\)

    Vậy \(l=3,8\cdot10^{-3}\left(m\right);d=0,74\cdot10^{-16}\left(m\right)\)

      bởi Nguyễn Ngọc Nam 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai dây dẫn điện bằng nhôm. Tiết diện S2 = 2S1, L2 = 4L1. Mắc 2 dây lần lượt vào HĐT U. Biết cường độ dòng diện qua dây thứ 2 là 0,5 A. Tính cường độ dòng diện dây thứ nhất.
    Hele me :))

      bởi Nguyễn Thị Thanh 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(S_2=2S_1\)

    \(l_2=4l_1\)

    \(I_2=0,5A\)

    \(I_1=?\)

    ------------------------------------------

    Bài làm:

    Điện trở của dây dẫn thứ nhất là:

    \(R_1=p\cdot\dfrac{l_1}{s_1}\left(\Omega\right)\)

    Điện trở của dây dẫn thứ hai là:

    \(R_2=p\cdot\dfrac{l_2}{s_2}=p\cdot\dfrac{4l_1}{2s_1}\left(\Omega\right)\)

    Hiệu điện thế giửa hai đầu dây dẫn thứ hai là:

    \(U_2=I_2\cdot R_2=\dfrac{0,5\cdot p\cdot4l_1}{2s_1}\left(V\right)\)

    Vì R1//R2 nên: \(U_1=U_2=\dfrac{0,5\cdot p\cdot4l_1}{2s_1}\)

    Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn thứ nhất là:

    \(I_1=\dfrac{U_1}{R_1}=\dfrac{0,5\cdot p\cdot4l_1}{2s_1}\cdot\dfrac{s_1}{p\cdot l_1}=\dfrac{0,5\cdot4}{2}=1\left(A\right)\)

    Vậy cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn thứ nhất là:1A

      bởi Biện Tuấn 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt kế là gì?hãy kể tên nhiệt kế mà em đã được học ?giới hạng đo của nhiệt kế là gì?độ chi nhỏ nhất của nhiệt kế là gì?công dụng?

      bởi Mai Trang 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có vẻ hơi khó ak nha!!!ok:

    Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ

    Nhiệt kế dựa trên hiện tượng sự dãn nở vì nhiệt của các chất

    Loại nhiệt kế

    GHĐ ĐCNN Công dụng

    Nhiệt kế thủy

    ngân

    Từ -30oC

    đến 130oC

    1oC

    Đo nhiệt độ

    ở các thí

    nghiệm

    Nhiệt kế y tế

    Từ 35oC

    đến 42oC

    0,1oC

    Đo nhiệt độ

    cơ thể

    Nhiệt kế rượu

    Từ -20oC

    đến 50oC

    2oC

    Đo nhiệt độ khí

    quyển

    Chúc bn hc tốt nha! Nhớ tick cho mk vs đó!!!thanghoa

      bởi Đặng Nguyễn Phương Thảo 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một đoàn tàu rới ga chuyển dộng thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1m/s^2 trên đoan đường 500m, sau đó chuyển động thẳng đều . Một giờ sau khi rới ga tàu đi được

      bởi Nguyễn Trà Giang 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Áp dụng
    V = Vo+at
    => V^2= Vo^2+a^2t^2 + 2Vo.at
    =>V^2 - Vo^2 = a^2t^2 + 2Vo.at = 2a(Vo.t + a.t^2/2) = 2aS

    Vận tốc của tàu sau khi đi được 500m đầu tiên là
    V = căn 2aS = 10 m/s

    Thời gian tàu đi 500 m đầu tiên là thời gian tăng tốc từ 0 m/s đến 10 m/s.
    Thời gian này là: t1 = V/a = 100 s.

    Quãng đường tàu đi được sau 1 h là
    S = S1 + S2
    = S1 + V. (t-t1)
    = 500 + 10 (60.60-100) = 35 500 m = 35,5 km

      bởi Hoàng Hải 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một hòn đá được thả rơi tự do xuống một giếng mỏ. Sau khi rơi được 6s người ta nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Biết vận tốc truyền âm là 330m/s, tìm chiều sâu của giếng Cho g= 9,8m.s^2

      bởi Nguyễn Hồng Tiến 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi chiều sâu của giếng là h
    t/g hòn đá chạm đến giếng là t1
    t/g hòn đá vọng từ đáy giếng lên miệng giếng là t2
    Ta có:
    Ad công thức
    h = v âm. t2
    h = 1/2 gt1^2 = 5 t1^2
    suy ra t2 = 5t1^2/330
    T/g thả đá đến lúc nghe thấy tiếng vọng
    t = t1 + t2= 6s
    Thay t2 vào t1 sao đó giải PT
    t1 + 5t1^2/330 = 6
    Sau đó tìm ra t1
    Tìm t2 = cách lấy t - đi t1 vừa tìm được
    Vậy độ sâu của hang là h = 330 . t2
    suy ra đáp án

      bởi Thời Thế Thế Thời 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đ Ề Đ Ề KI Ể M TRA 1 TI Ế T CHƯƠNG II MÔN: V ẬT LÝ - L ỚP 6 Th ời gian:... Câu 1: Hi ện t ư ợng n ào sau đây x ảy ra khi đun nóng một l ư ợng chất lỏng? A. Kh ối l ư ợng của chất lỏng tăng. B. Kh ối l ư ợng của chất lỏng giảm. C. Kh ối l ư ợng ri ê ng c ủa chất lỏng tăng. D. Kh ối l ư ợng ri êng c ủa chất lỏng gi ảm. Câu 2 : T ại sao khi đun n ư ớc, ta không n ên đ ổ n ư ớc thật đầy ấm? A. Làm b ếp bị đ è n ặng . B. Nư ớc nóng tăng thể tích sẽ tr àn ra ngoài. C. Đ un lâu sôi . D. T ốn chất đốt Câu 3 : Nhi ệt kế l à thi ết bị d ùng đ ể: A. Đo th ể tích . B. Đo chi ều d ài. C. Đo kh ối l ư ợng D. Đo nhi ệt độ. Câu 4 : Nhi ệt độ cao nhất ghi tr ên nhi ệt kế y tế l à A. 100 o C. B. 42 o C C. 37 o C. D. 20 o C. Câu 5 : Cách s ắp xếp các chất nở v ì nhi ệt từ ít tới nhiều n ào sau đây là đúng ? A. R ắn, lỏng, khí. B. R ắn, khí lỏng. C . Khí, l ỏng, rắn. D. Khí, r ắn, lỏng. Câu 6 : Trong các nhi ệt kế d ư ới dây, Nhiệt kế d ùng đ ể đo đ ư ợc nhiệt độ của n ư ớc đang sôi là A. Nhi ệt kế y tế. B. Nhi ệt kế kim loại. C. Nhi ệt kế thủy ngân. D. Nhi ệt kế r ư ợu. Câu 7 : Khi các v ật nở v ì nhi ệt, nếu bị ngăn cản th ì gây ra l ực lớn, do đó trong thực t ế khi lắp đặt đ ư ờng ray xe lửa ở chỗ nối các thanh ray ng ư ời ta th ư ờng để một khe h ở nhỏ để A. D ễ uốn cong đ ư ờng ray. C. D ễ tháo lắp thanh ray khi sửa c h ữa hoặc thay thế. B. Ti ết kiệm thanh ray. D. Tránh hi ện t ư ợng các thanh ray đẩy nhau do d ãn n ở khi nhiệt độ tăng. Câu 8 : Khi dùng ròng r ọc cố định kéo bao xi măng từ d ư ới l ên t ầng cao để sử d ụng Th ì l ực kéo có ph ương chi ều nh ư th ế n ào? A. L ực k éo khác phương và chi ều với trọng lực. B . L ực kéo c ùng phương nhưng ngư ợc chiều với trọng lực C . L ực kéo c ùng phương và chi ều với trọng lực. D . L ực kéo c ùng chi ều nh ưng khác phương v ới trọng lực II. T Ự LUẬN: Câu 9 : Nêu tên các lo ại r òng r ọc v à cho bi ết d ù ng ròng r ọc có lợi g ì? Câu 10 : T ại sao tháp Epphen bằng Thép ở Pháp về m ùa hè cao hơn mùa đông? Câu 11 :Hãy trình bày s ự giống nhau v à khác nhau v ề s ự nở v ì nhi ệt c ủa các chất R ắn, L ỏng ,Khí ?
      bởi thi trang 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lần sau bn bố cục rõ ràng nha

    Đ Ề KI Ể M TRA 1 TI ẾT CHƯƠNG II

    MÔN: VẬT LÝ - LỚP 6

    Thời gian: 45'

    Câu 1: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

    A. Khối lượng của chất lỏng tăng.

    B. Khối lượng của chất lỏng giảm.

    C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.

    D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

    Câu 2 : Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?

    A. Làm bếp bị đè nặng

    B. Nước nóng tăng thể tích sẽ tràn ra ngoài

    C. Đun lâu sôi

    D. Tốn chất đốt

    Câu 3 : Nhiệt kế là thiết bị dùng để:

    A. Đo thể tích

    B. Đo chiều dài.

    C. Đo khối lượng

    D. Đo nhiệt độ

    Câu 4 : Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là

    A. 100oC.

    B. 42oC

    C. 37oC

    D. 20oC

    Câu 5 : Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng ?

    A. Rắn, lỏng, khí

    B. Rắn, khí lỏng

    C. Khí, lỏng, rắn

    D. Khí, rắn, lỏng

    Câu 6 : Trong các nhiệt kế dưới dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của nước đang sôi là

    A. Nhiệt kế y tế.

    B. Nhiệt kế kim loại.

    C. Nhiệt kế thủy ngân.

    D. Nhiệt kế rượu

    Câu 7 : Khi các vật nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn, do đó trong thực tế khi lắp đặt đường ray xe lửa ở chỗ nối các thanh ray người ta thường để một khe hở nhỏ để

    A. Dễ uốn cong đường ray

    B. Tiết kiệm thanh ray

    C. Dễ tháo lắp thanh ray khi sửa chữa hoặc thay thế

    D. Tránh hiện tượng các thanh ray đẩy nhau do dãn nở khi nhiệt độ tăng

    Câu 8 : Khi dùng ròng rọc cố định kéo bao xi măng từ dưới lên tầng cao để sử dụng. Thì lực kéo có phương chiều như thế nào?

    A. Lực kéo khác phương và chiều với trọng lực.

    B. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực

    C. Lực kéo cùng phương và chiều với trọng lực.

    D. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực

    II. TỰ LUẬN:

    Câu 9 : Nêu tên các loại ròng rọc và cho biết dùng ròng rọc có lợi gì ?

    Có 2 loại: Ròng rọc cố định và ròng rọc động

    *Ròng rọc cố định:

    Có lợi về hướng kéo nhưng không có lợi về lực (F ≥ P)

    *Ròng rọc động:

    Có lợi về lực (F = P/2) nhưng không có lợi về hướng kéo (chỉ có một hướng kéo là từ dưới lên trên)

    Câu 10: Tại sao tháp Epphen bằng Thép ở Pháp về mùa hè cao hơn mùa đông ?

    Vì khi vào mùa hè, nhiệt độ cao, tháp nóng lên, nở ra, thể tích tăng nên cao. Khi vào mùa đông, khí hậu lạnh, nhiệt độ thấp, tháp lạnh đi, co lại, thể tích giảm, tháp thấp đi. Vì vậy vào mùa hè tháp cao hơn so với mùa đông

    Câu 11: Hãy trình bày sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí ?

    *Giống nhau:

    Khi gặp nhiệt độ cao, các chất đều nóng lên, nở ra, thể tích tăng

    Khi gặp nhiệt độ thấp, các chất đều co lại, lạnh đi, thể tích giảm

    *Khác nhau:

    + Chất khí nở ra nhiều hơn 2 chất còn lại

    + Chất rắn nở ra ít hơn 2 chất còn lại

    + Chất lỏng nở ra ít hơn chất khí và nhiều hơn chất rắn

    Nói chung: Sự nở vì nhiệt của 3 chất khác nhau

      bởi Ngọc Tuyết 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho bình thông nhau có 2 nhánh giống nhau chứa đầy nước có chiều cao h = 18cm so với đáy bình, trọng lượng riêng của nước là d1 = 10000N/m3.
    a ) Tính áp suất do nước gây ra tại đáy bình.
    b) Đổ lên nhánh phải một lớp dầu có trọng lượng riêng d2 = 8000N/m3, chiều cao 6cm. Biết dầu không hòa tan vào nước. Hỏi độ cao của mực nước trong hai nhánh là bao nhiêu? Mực nước trong nhánh trái thay đổi như thế nào?

      bởi Anh Trần 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • â) Áp suất do nước gây ra tại đây bình :

    p = d .h = 104 . 0,18 =1800 (Pa)

    b) Gọi h' là độ cao mực nước tăng trọng nhanh trái và giảm trong nhánh phải

    Goi h1 , h2 lần lượt là độ cao mực nước nhanh trái và phải

    Ta co : ptrai = pphai

    <=> d1 . h1 = d1 . h2 + d2 . H

    <=>d1 ( h+h' ) = d1 (h-h') + d2H

    <=> h' = \(\dfrac{d_2H}{2d_1}=\dfrac{8000.0,06}{2.10000}=0,024\)

    => h1 = h + h' = 0,18 + 0,024 = 0,204 (m)

    => h2 = h - h' = 0,18 - 0,024 = 0, 156 (m)

    Ta thấy mực nước trong nhánh trái đang len 0,024 (m)

      bởi Hoàng Nhật Nhi Nhi 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • khái niệm hiện tượng khuếch tán ?

    nêu ví dụ về hiện tượng khuếch tán trong 3 môi trường rắn, lỏng, khí (mỗi chất lấy 2 VD)

      bởi bala bala 03/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bạn vào nick mai quỳnh lan sẽ có câu trả lời !

      bởi nguyễn thịnh 03/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho pt chuyển động thẳng đều có dạng : x = xo +vt . Hãy lập pt chuyển động cho trường hợp sau :

    Lúc t= 1s vật cách gốc tọa độ 15 m , lúc t= 4s thì vật qua gốc tọa độ

      bởi Xuan Xuan 12/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lúc t=4s thì vật qua gốc tọa độ => v âm

    Mà v=5m/s (Trong 3s đi được 15m CĐTĐ)

    => Ban đầu vật cách O là 20m

    => PTCĐ là x= 20-5t

      bởi Đường Song Song 12/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt độ bình thường của thân thể người ta là 36,6oC.Tuy vậy ngườ ta không cảm lạnh khi nhiệt độ không khí là 25C và cảm thấy nóng khi nhiệt độ không khí là 36oC.Còn ở trong nước thì ngược lại,khi ở nhiệt độ 36C con người cảm thấy bình thường còn khi ở 25oC thì người ta cảm thấy lạnh.Giải thích nghịch lí này như thế nào?

      bởi Lê Tường Vy 22/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • -Con người là một hệ nhiệt tự điều chỉnh có quan hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh. Cảm giác nóng và lạnh xuất hiện phụ thuộc vào tốc độ bức xạ của cơ thể. Trong không khí tính dẫn nhiệt kém, cơ thể con người trong quá trình tiến hóa đã thích ứng với nhiệt độ trung bình của không khí khoảng \(25^0C\), nếu nhiệt độ không khí hạ xuống thấp hoặc nâng cao thì sự cân bằng tương đối của hệ người và không khí bị phá vỡ, xuất hiện cảm giác lạnh hay nóng

    -Đối với nước khả năng dẫn nhiệt của nước lớn rất nhiều so với không khí, nên khi nhiệt độ của nước là \(25^0C\), người ta đã cảm thấy lạnh, khi nhiệt độ của nước từ \(36^0C\rightarrow37^0C\), sự cân bằng nhiệt giữa cơ thể và môi trường được tạo ra và con người không cảm thấy lạnh cũng như nóng

      bởi Nguyễn Hồng Hạnh 22/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1dm3 = 1lit = 1kg.

    25cm3 = 2,5.10-3 dm3 = 2,5g

      bởi Là Nguyễn 04/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON