YOMEDIA
NONE

Tại sao khi đi bơi, khi càng lặn xuống sâu mặc dù nước không vào tai nhưng ta vẫn nghe đau tai?

tại sao khi đi bơi, khi càng lặn xuống sâu mặc dù nước không vào tai nhưng ta vẫn nghe đau tai?

Hướng dẫn giải:

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (36)

  • tại sao khi đi bơi, khi càng lặn xuống sâu mặc dù nước không vào tai nhưng ta vẫn nghe đau tai?

    Hướng dẫn giải:

    -Khi chúng ta lặn xuống biển hoặc hồ nước, nếu lặn hơi sâu thì tai cảm thấy đau nhức hoặc ù tai vì:
    + Đó là do chúng ta quen sống trong không khí có áp suất bằng 1 apmôtphe. Sau khi lặn xuống nước, ta phải chịu đựng một áp suất lớn hơn, đó là áp lực của nước nên ta cảm thấy rất khó chịu.
    + Khi chúng ta lặn xuống biển ở độ sâu 10 m thì sẽ chịu một áp suất bằng 2 apmôtphe, còn khi đến độ sâu 100m, áp lực phải chịu sẽ lên tới 11 apmôtphe.

      bởi Nguyễn tùng chi 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • số chỉ kim chỉ thị của tốc kế giữ nguyên hay tăng, giảm khi xe chuyển động đều, nhanh dần, chậm dần

    giúp nhak mb! Mình sẽ like cho!

      bởi Anh Nguyễn 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Xe chuyển động đều: giữ nguyên

    Xe chuyển động nhanh dần: tăng

    Xe chuyển động chậm dần: giảm

    Cái này trên xe máy đầy à! chịu khó quan sát là biết ngay mà bạn

      bởi Hoa thị LÁ Lá 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1: Một người đi xe đạp lên một cái dốc có chiều cao 10m, chiều dài 80m. Người và xe có tổng khối lượng là 60kg. Hiệu suất của xe đạp là 80%. Tính lực ma sát giữa đường và xe.

    Bài 2: Một người đi xe đạp lên một cái dốc có độ dốc là 3%, công suất của người này là 224W. Biết người và xe có tổng khối lượng là 60kg. Cho lực ma sát Fms= 10N.

    a, Tìm vận tốc của người này trên đoạn đường dốc.

    b, Nếu người đó vẫn có vận tốc như đoạn đường dốc nhưng đi trên đường bằng thì công suất bằng bao nhiêu?

    Bài 3: Động cơ ô tô có công suất P= 10kW. Ô tô chuyển động trên đường dốc 2% với vận tốc 36 km/h.

    a, Tìm lực ma sát giữa ô tô với đường.

    b, Nếu giữ nguyên công suất trên và đi trên đường nằm ngang thì vận tốc ô tô bằng bao nhiêu?

    HELP ME!!

    ( Giải chi tiết giúp mk nha! Mai mk phải nộp rùi.)

      bởi Nguyễn Thị An 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1 :

    Tóm tắt :

    \(h=10m\)

    \(s=80m\)

    \(m=60kg\)

    \(H=80\%\)

    \(F_{ms}=?\)

    GIẢI :

    Trọng lượng của người và xe là :

    \(P=10m=10.60=600\left(N\right)\)

    Công toàn phần là :

    \(A_{tp}=P.h=600.80=48000\left(J\right)\)

    Công có ích là :

    \(H=\dfrac{A_{ci}}{A_{tp}}.100\%\Rightarrow A_{ci}=\dfrac{80\%.48000}{100\%}=38400\left(J\right)\)

    Công của lực ma sát là :

    \(A_{ms}=A_{tp}-A_{ci}=48000-38400=9600\left(J\right)\)

    Lực ma sát giữa đường và xe là :

    \(F_{ms}=\dfrac{A_{ms}}{s}=\dfrac{9600}{80}=120\left(N\right)\)

      bởi Nguyễn An 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
    • Một ô tô chuyển động trên đoạn đường AB. Vận tốc của ô tô trong nửa khoảng thời gian đầu là , trong nửa khoảng thời gian cuối là . Vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là

    • 60 km/h

    • 55 km/h

    • 50 km/h

    • 40 km/h

      bởi Lê Minh Trí 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi thời gian đi toàn bộ quãng đường là t' , ta có:

    \(s_{AB}=v_1\dfrac{t'}{2}+v_2\dfrac{t'}{2}=\dfrac{\left(v_1+v_2\right)t'}{2}\)

    Vận tốc trung bình trên đoạn đường AB là:

    \(v_{tb}=\dfrac{s_{AB}}{t'}=\dfrac{\dfrac{\left(v_1+v_2\right)t'}{2}}{t'}=\dfrac{v_1+v_2}{2}=\dfrac{60+40}{2}=50\left(km|h\right)\)

    Vậy vận tốc trung bình trên đoạn đường AB là 50km/h

    Đáp án: Cơ học lớp 8

      bởi Đào Nguyên Phú 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một bình chứa hai chất lỏng, lớp phía trên là cột dầu cao 5 cm và có = , lớp dưới là cột nước cao 10 cm có = . Áp suất gây ra ở đáy bình là

      bởi Anh Trần 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(h_1=5cm=0,05m\\ h_2=10cm=0,1m\\ d_d=8000N|m^3\\ d_n=10^4N|m^3\\ \overline{p=?}\)

    Giải:

    Áp suất do cột dầu gây ra là:

    \(p_d=d_d.h_1=8000.0,05=400\left(Pa\right)\)

    Áp suất do cột nước gây ra là:

    \(p_n=d_n.h_2=10^4.0,1=1000\left(Pa\right)\)

    Áp suất gây ra ở đáy bình là:

    \(p=p_d+p_n=400+1000=1400\left(Pa\right)\)

    Vậy áp suất gây ra ở đáy bình là 1400Pa

      bởi Phạm Hà Anh 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật khối lượng 0,84kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 5cm x 6cm x 7cm. Lần lượt đặt 3 mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang. Áp suất lớn nhất do vật tác dụng lên mặt sàn là:

      bởi Bánh Mì 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Áp lực do vật đó tác dụng lên mặt sàn trong cả 3 trường hợp đều là : P = 10m = 10. 0,84 = 84 (N)

    Áp suất do vật đó tác dụng lên mặt sau trong :

    - Trường hợp 1 : \(p_1=\dfrac{P}{S_1}=\dfrac{84}{5.6}=2,8\) (pa)

    - Trường hợp 2: \(p_2=\dfrac{P}{S_2}=\dfrac{84}{6.7}=2\) (pa)

    - Trường hợp 3: \(p_3=\dfrac{P}{S_3}=\dfrac{84}{5.7}=2,4\) ( pa)

      bởi Nguyễn Lý Hồng Châu 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:


    Trên đoạn đường từ nhà đến Hồ Gươm dài 31,6km, anh Nam đi xe máy với vận tốc trung bình là 6m/s và cùng lúc đó em của anh Nam đi xe đạp từ Hồ Gươm về nhà với vận tốc 10km/h. Sau bao lâu hai anhem gặp nhau?

    • 1h

    • 2h

    • 3h

    • 4h

    Câu 2:


    Một khúc gỗ trôi trên sông, trong các kết luận dưới đây, kết luận nào không đúng?

    • Nếu chọn dòng nước làm mốc, thì khúc gỗ đang đứng yên so với dòng nước.

    • Nếu chọn bờ sông làm mốc, thì khúc gỗ đang chuyển động so với bờ sông.

    • Nếu chọn dòng nước làm mốc, thì khúc gỗ đang chuyển động so với dòng nước.

    • Nếu chọn khúc gỗ làm mốc, thì bờ sông đang chuyển động so với khúc gỗ.

    Câu 3:


    Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào hai lực tác dụng vào vật không phải là hai lực cân bằng?

    • Một quả nặng treo trên một sợi dây, quả nặng chịu tác dụng của hai lực là lực căng của sợi dây và lực hút của trái đất.

    • Một viên gạch chuyển động trên mặt phẳng nghiêng, viên gạch chịu tác dụng của hai lực là lực hút của trái đất và lực ma sát.

    • Quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang, quyển sách chịu tác dụng của hai lực là lực hút của trái đất và phản lực của mặt bàn.

    • Một ô tô chuyển động thẳng đều, ô tô chịu tác dụng của hai lực là lực đẩy của động cơ và lực cản trở chuyển động.

    Câu 4:


    Khi nói về chuyển động cơ học, câu kết luận nào dưới dây là đúng?

    • Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí của vật.

    • Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật.

    • Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật.

    • Chuyển động cơ học của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

    Câu 5:


    Mộtchiếc thuyền chuyển động ngược dòng từbến sông B đến bến sông A cách nhau 120km. Vận tốc của thuyền khi nước yện nặnglà 35km/h. Biết vận tốc dòng nước là 5km/h. Thời gian thuyền đến được bến Blà...

    • 2h

    • 3h

    • 4h

    • 1h

    Câu 6:


    Mộtchiếc thuyền chuyển động xuôi dòng từbến sông A đến bến sông B cách nhau 120km. Vận tốc của thuyền khi nước yện nặnglà 35km/h. Biết vận tốc dòng nước là 5km/h. Thờigian thuyền đến được bến B là...

    • 3h

    • 6h

    • 4h

    • 5h

    Câu 7:


    Một máy bay bay với vận tốc 700km/h từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội-TP Hồ Chí Minh dài 1400km, thì máy bay phải bay trong bao lâu?

    • 4h

    • 2h

    • 5h

    • 3h

    Câu 8:


    Tàu hỏa chuyển động với vận tốc 34km/h, ô tô con chuyển động với vận tốc 12 m/s, ô tô khách chuyển động với vận tốc 0,5km/phút. P

      bởi Sam sung 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - Mình giải mấy câu còn lại nha:

    Câu 2:
    Một khúc gỗ trôi trên sông, trong các kết luận dưới đây, kết luận nào không đúng?

    • Nếu chọn dòng nước làm mốc, thì khúc gỗ đang đứng yên so với dòng nước.

    • Nếu chọn bờ sông làm mốc, thì khúc gỗ đang chuyển động so với bờ sông.

    • Nếu chọn dòng nước làm mốc, thì khúc gỗ đang chuyển động so với dòng nước.

    • Nếu chọn khúc gỗ làm mốc, thì bờ sông đang chuyển động so với khúc gỗ.

    Câu 3:


    Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào hai lực tác dụng vào vật không phải là hai lực cân bằng?

    • Một quả nặng treo trên một sợi dây, quả nặng chịu tác dụng của hai lực là lực căng của sợi dây và lực hút của trái đất.

    • Một viên gạch chuyển động trên mặt phẳng nghiêng, viên gạch chịu tác dụng của hai lực là lực hút của trái đất và lực ma sát.

    • Quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang, quyển sách chịu tác dụng của hai lực là lực hút của trái đất và phản lực của mặt bàn.

    • Một ô tô chuyển động thẳng đều, ô tô chịu tác dụng của hai lực là lực đẩy của động cơ và lực cản trở chuyển động.

    Câu 4:


    Khi nói về chuyển động cơ học, câu kết luận nào dưới dây là đúng?

    • Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí của vật.

    • Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật.

    • Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật.

    • Chuyển động cơ học của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

    Câu 5:


    Mộtchiếc thuyền chuyển động ngược dòng từbến sông B đến bến sông A cách nhau 120km. Vận tốc của thuyền khi nước yện nặnglà 35km/h. Biết vận tốc dòng nước là 5km/h. Thời gian thuyền đến được bến Blà...

    Giải:

    Vận tốc của chiếc thuyền khi đi ngược dòng là:

    35 - 5 = 30 (km/h)

    Thời gian thuyền đến được bến B là:

    120 : 30 = 4 (h)

    • 2h

    • 3h

    • 4h

    • 1h

    Câu 7:


    Một máy bay bay với vận tốc 700km/h từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội-TP Hồ Chí Minh dài 1400km, thì máy bay phải bay trong bao lâu?

    Giải:

    Thời gian máy bay bay quãng đường dài 1400km là:

    1400 : 700 = 2 (h)

    • 4h

    • 2h

    • 5h

    • 3h

    Câu 8:


    Tàu hỏa chuyển động với vận tốc 34km/h, ô tô con chuyển động với vận tốc 12 m/s, ô tô khách chuyển động với vận tốc 0,5km/phút. Phương tiện nào chuyển động nhanh nhất?

    Giải:

    Đổi: 12 m/s = 43200 m/h = 43,2 km/h;

    0,5 km/phút = 30 km/h.

    • Ô tô con

    • Ô tô khách

    • Tàu hỏa

    • Chuyển động như nhau

      bởi Nghĩa Trương 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a.Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.Điều đó có nghĩa là gì?
    b.Đun m(kg) rượu ở 25*C đến 70*C .Thì độ tăng nhiệt độ của rượu là bao nhiêu ?

      bởi An Nhiên 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a.Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.Điều đó có nghĩa là gì?

    - Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là muốn làm cho 1kg nước nóng thêm lên 1oC cần truyền cho nước một nhiệt lượng 4200J
    b.Đun m(kg) rượu ở 25*C đến 70*C .Thì độ tăng nhiệt độ của rượu là bao nhiêu ?

    Độ tăng nhiệt độ của rượu là : 70 - 25 = 45 (oC)

      bởi Nguyễn Hạnh 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 1: Một ng­ười đi xe đạp với vận tốc v1 = 8km/h và 1 ngư­ời đi bộ với vận tốc v2 = 4km/h khởi hành cùng một lúc ở cùng một nơi và chuyển động ngư­ợc chiều nhau. Sau khi đi đư­ợc 30 phút, ng­ười đi xe đạp dừng lại, nghỉ 30 phút rồi quay trở lại đuổi theo ng­ười đi bộ với vận tốc nh­ư cũ. Hỏi kể từ lúc khởi hành sau bao lâu ng­ười đi xe đạp đuổi kịp ng­ười đi bộ

    câu 2: Ba người đi xe đạp đều xuất phát từ A về B. Người thứ nhất khởi hành lúc 6 giờ đi với vận tốc v1= 8(km/ h), người thứ hai khởi hành lúc 6 giờ 15 phút đi với vận tốc v2=12(km/h), người thứ ba xuất phát sau người thứ 30 phút. Sau khi người thứ ba gặp người thứ nhất, người thứ ba đi thêm 30 phút nữa thì ở cách đều người thứ nhất và người thứ hai. Tìm vận tốc của người thứ ba.

    Trả lời lẹ, mai thi rồi help

      bởi thu trang 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 2:

    Khi người thứ ba xuất phát thì người thứ nhất đó đi được l1= v1.t01= 8.0,75= 6 km; người thứ hai đi được l2= v2 t02= 12.0,5= 6 km.

    - Gọi t1 là thời gian người thứ ba đi đến gặp người thứ nhất.

    V3 t1 = l1 + v1 t1 = \(\dfrac{l_1}{v_3-v_1}=\dfrac{6}{v_3-8}\) ( 1)

    Sau t2 = t1 + 0,5 (h)

    - Quãng đường người thứ nhất đi được là:

    s1 = l1 + v1 t2 = 6 + 8 ( t1 + 0,5 )

    -Quãng đường người thứ hai đi được là:

    s2 = l2 + v1 t2 = 6 + 12 ( t1 + 0,5 )

    - Quãng đường người thứ ba đi được là:

    S3 = v3 t2 =v3 ( t1 + 0,5 )

    Theo đề bài s2 – s3 = s3 – s1 hay s1 + s2 = 2 s3

    Suy ra :

    6 + 8 ( t1 + 0,5 ) + 6 + 12 ( t1 + 0,5 ) =2 v3 ( t1 + 0,5 ) ( 2)

    Thay (1) vào (2) ta được: V32 - 18 V3 + 56 = 0; giải phương trình bậc hai với ẩn V3

    V3 = 4 km/h ( loại vì V3 < V1 , V2 )

    \(V_3\) ( t1 + 0,5 )

    V3 = 14km/h

      bởi Vũ Hồng Hạnh 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:Việt đang đạp xe với tốc độ đều ( chuyển động đều ). Biết rằng lực cản của bánh xe với mặt đường là 150N; lực cản của các chi tiết như xích, líp, ổ trục là 120N. Việt phải tác dụng một lực là bao nhiêu lên bàn đạp để giữ nguyên tốc độ của xe?

    Câu 2: Móc 1 lực kế vào 1 khối gỗrồi kéo cho khối gỗ chuyển động đều trên 1 mặt phẳng, khi ấy lực kế luôn chỉ giá trị ko đổi là 5N. Vậy lực ma sát trượt giữa khối gỗ và mặt phẳng là bao nhiêu?

      bởi My Le 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Fma sát N P

    Câu 1:(Hình bên trên)

    Vì lực hút Trái Đất bằng lực nâng của mặt đường và lực ma sát bằng lực tác dụng của Việt lên xe đạp. Mà ta có lực ma sát bằng:150N + 120N = 270N. Vậy Việt phải tác dụng một lực là 270N lên bàn đạp để giữ nguyên tốc độ của xe.

      bởi Hà Thị Kim Cúc 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong khi nấu cơm thì gạo nóng lên. Trong khi giã gạo, gạo cũng nóng lên. Trong hai trường hợp nhiệt năng của gạo có gì giống và khác nhau?

      bởi Mai Vàng 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trả lời:

    + Giống nhau: Nhiệt năng đều tăng

    + Khác nhau: Khi nấu nhiệt năng tăng do truyền nhiệt, khi giã nhiệt năng tăng do nhận công.

      bởi Nguyễn kim Yến 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật khối lượng 0,84kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 5cm x 6cm x 7cm. Lần lượt đặt 3 mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang. Áp suất nhỏ nhất do vật tác dụng lên mặt sàn là:

      bởi Hoàng My 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m=0,84kg

    S1=5.6=30cm2=0,003m2

    S2=6.7=42cm2=0,0042m2

    S3=5.7=35cm2=0,0035m2

    \(\overline{p_{min}=?}\)

    Giải:

    Áp lực do vật đó tác dụng lên mặt sàn trong cả 3 trường hợp là:

    \(F=P=10.m=10.0,84=8,4\left(N\right)\)

    Áp suất do vật đó tác dụng lên mặt sàn trong:

    Trường hợp 1: \(p_1=\dfrac{F}{S_1}=\dfrac{8,4}{0,003}=2800\left(Pa\right)\)

    Trường hợp 2: \(p_2=\dfrac{F}{S_2}=\dfrac{8,4}{0,0042}=2000\left(Pa\right)\)

    Trường hợp 3: \(p_3=\dfrac{F}{S_3}=\dfrac{8,4}{0,0035}=2400\left(Pa\right)\)

    Ta thấy:

    \(p_2< p_3< p_1\)

    Vậy áp suất nhỏ nhất do vật tác dụng lên mặt sàn là:

    \(p_{min}=p_2=2000\left(Pa\right)\)

      bởi Đức Nguyễn 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • An có việc cần đi bộ ra ga . An có thể đi bộ với 6km/h hoặc có thể chờ 24phút nữa thì có xe buýt đến trước nhà cửa nhà mình, đi đến ga với 30km/h.hỏi An nếu chọn cách nào để đi đến ga sớm hơn?giải dùm e bài nay ạ

      bởi Cam Ngan 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổi \(24'=0,4h\)

    Nếu An đi bộ thì khi bắt đầu có xe buýt An đã đi được:

    \(S_1=V_1.t_1=6.0,4=2,4\left(km\right)\)

    Thời gian để xe buýt đuổi kịp An là:
    \(t_2=\dfrac{S_1}{V_2-V_1}=\dfrac{2,4}{30-6}=0,1\left(h\right)\)

    Nơi gặp nhau cách nhà An là:
    \(S_2=V_2.t_2=30.0,1=3\left(km\right)\)

    Vậy nếu quãng đường từ nhà An đến nhà ga <3(km) thì đi bộ nhanh hơn.

    nếu quãng đường từ nhà An đến nhà ga =3(km) thì đi cả 2 cách đều đến cùng lúc.

    nếu quãng đường từ nhà An đến nhà ga >3(km) thì đi bằng xe buýt nhanh hơn.

      bởi Đinh Hương Ly 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a)Đặc điểm của lực F1, F2 là: khi vật đó đang chuyển động thẳng đều thì các lực tác dụng vào vật phải bằng nhau ➜ F1 = F2 = 15N.

    Vậy F1 bằng 15N.

    b)Khi F1 mất đi thì vật sẽ chuyển động nhanh hơn hoặc chậm hơn. Vì lực F1 có thể là lực kéo ➜ mất lực kéo đi thì vật sẽ giảm tốc độ ➜ vật sẽ chuyển động chậm hơn; hoặc là lực cản của không khí ➜ mất đi lực cản thì chỉ còn lực kéo ➜ vật sẽ chuyển động nhanh hơn.

      bởi Nguyễn Thu Hằng 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một khối trụ tròn có khối lượng 5kg đặt trên mặt bàn nằm ngang (hình vẽ). Áp suất của vật tác dụng lên mặt bàn là 1250pa. Hỏi đường kính tiết diện đáy của khối trụ bằng bao nhiêu? ( Lấy số )

      bởi thu hằng 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt: Khối trụ tròn

    m = 5kg

    p = 1250 Pa

    d = ?

    Giải:

    Vì khối trụ đc đặt trên mặt bàn nên:

    P = F = 10m = 10.5 = 50 N

    Diện tích mặt bàn bị ép là:

    S = \(\dfrac{p}{F}=\dfrac{1250}{50}=25\) ( m2 )

    Bán kính của đáy khối trụ là:

    r = \(\sqrt{\dfrac{S}{3.14}}\) = \(\sqrt{\dfrac{25}{3,14}}\approx2,82\) ( m )

    Đường kính của đáy khối trụ là:

    d = 2r = 2.2,82 = 5,64 ( m )

    Đs: ...

      bởi Trần Đình 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ​Một ống nghiệm hình trụ tròn đựng 324g dầu tính áp suất dầu lên mặt đáy; biết diện tích mặt đáy của ống nghiệm là 12cm^2 và trọng ​lượng riêng của dâu là 9000N/m^3

      bởi Lê Tấn Thanh 23/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ta có : d = 10D

    => D = 900kg/m3

    Lại có : D = m : V

    <=> 900 = 324 : V

    <=> V = 0,00036 (m3 ) = 0,36(lít)

    Ta có công thức : V=h.s

    => 0,36 = h . 0,12( đổi : 12cm2=0,12dm2)

    => h = 3 (dm) = 0,3 (m)

    Áp suất lên đáy là :

    Áp dụng công thức : p = d.h = 0,3 . 9000 = 2700 (pa )

      bởi Nguyễn Mạnh Thảo 23/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy thủy lực

    nhanh giùm mk mai ktra r

      bởi Nguyễn Quang Minh Tú 31/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bơm thủy lực Piston hoạt động trên nguyên tắc thay đổi thể tích, quá trình hút đẩy chất lỏng do sự thay đổi thể tích công tác trong bơm, được thực hiện nhờ piston chuyển động tịnh tiến qua lại trong xi lanh.

    Dựa trên cách bố trí piston, có thể chia làm 2 loại:

    -Bơm piston hướng tâm

    -Bơm piston hướng trục

      bởi Tống Khánh Linh 01/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Một cần trục nâng một vật có trọng lượng 25000N lên cao 4m trong thời gian 5 giây. Tính công và công suất của cần trục

    Câu 2: Công suất của 1 ô tô là 8kW. Ô tô chuyển động đều trong 10 giây và đi được quãng đường 200m. Tính lực kéo của ô tô

    Mình cần gấp :((

      bởi het roi 09/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 2 :

    Tóm tắt :

    \(P=8kW=8000W\)

    \(t=10s\)

    \(s=200m\)

    \(F=?\)

    GIẢI :

    Công thực hiện của ô tô :

    \(A=P.t=8000.10=80000\left(J\right)\)

    Lực kéo của ô tô là :

    \(A=F.s\Rightarrow F=\dfrac{A}{s}=\dfrac{80000}{200}=400\left(N\right)\)

    ** Cách khác :

    Vận tốc của xe ô tô là :

    \(v=\dfrac{s}{t}=\dfrac{200}{10}=20\left(m/s\right)\)

    Lực kéo của ô tô là :

    \(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{F.s}{t}=F.\dfrac{s}{t}=F.v\)

    \(\Rightarrow F=\dfrac{P}{v}=\dfrac{8000}{20}=400\left(N\right)\)

      bởi Phạm Chính 09/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một người có trọng lượng p=600n đứng trên tấm ván được treo vào 2 ròng rọc như hình vẽ.Để hệ thống được cân bằng thì người phải kéo dây, lúc đó lực tác dụng vào trục ròng rọc cố định là F=720N.Tính

    a) Lực do người nén lên tấm ván

    b) Trọng lượng của tấm ván

    Bỏ qua ma sát và khối lượng của các ròng rọc.Có thể xem hệ thống trên là một vật duy nhất.

      bởi sap sua 18/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ko vẽ dc hình AE thông cảm nhé

      bởi Phạm Ly 18/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF