YOMEDIA
NONE

Ý nghĩa của truyện ngắn Làng - Kim Lân.

Click để xem full hình

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

    • Mở bài:

    Kim Lân là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực trước và sau năm 1945. Trong cả hai giai đoạn sáng tác, tuy viết không nhiều nhưng giai đoạn nào Kim Lân cũng có những tác phẩm hay. Là một cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng. Truyện ngắn Làng là một trong những tác phẩm đặc sắc viết về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

     

    • Thân bài:
    Truyện ngắn Làng viết năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhiều gian khổ, khó khăn và thử thách. Bước vào cuộc kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của ủy ban kháng chiến và chủ tích Hồ Chí Minh, nhân dân ta bước đầu tổ chức lực lượng, thực hiện tản cư, những người dân ở vùng địch tạm chiếm đi lên vùng chiến khu để chúng ta cùng kháng chiến lâu dài. Chủ trương của chính phủ được nhân dân nhietj tình ủng hộ nhưng vẫn chưa quyết liệt trong tử tưởng. Qua tình yêu làng, yêu nước thiết tha của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã thể hiện sâu sắc những chuyển biến mới trong tư tưởng và tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

    Ông Hai là một người nông dân có tình yêu làng quê tha thiết.

    Ông Hai sinh ra và lớn lên ở làng chợ Dầu. Đối với ông, yêu nơi sinh và gắn bó cả đời là một tình cảm tự nhiên vốn có. Ở làng tản cư, hình ảnh chợ Dầu luôn hiện về trong niềm thương nỗi nhớ, trong việc ông khoe làng: “Làng ông nhà ngói san sát, đường làng lát toàn bằng đá xanh”  “chân ruộng tốt hơn hẳn nơi này”. Mỗi lần kể về làng “hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, say mê, náo nức lạ thường”
    Không chỉ bằng tình cảm tự nhiên, ông còn biết yêu làng bằng nhận thức sâu sắc của người Việt Nam tự nguyện gắn bó với kháng chiến. Ông tự hào khoe tinh thần kháng chiến của lạng chợ Dầu: “ông khoe làng ông theo cách mạng từ thời kì trong bóng tối”. Ngày toàn kháng chiến , “đường làng ngổn ngang hố ụ thông hào. Ông vào đội phụ lão cứu nước. Cũng hát hò, bông phèng, tập quân sự. Chao ôi, sao mà độ ấy vui thế”. Cách mạng đã đổi đời cho người nông dân, nâng cao nhận thức của họ, gắn kết họ với đất nước, với cuocj kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Niềm vui, niềm yêu của họ hoà vào không khí cách mạng sôi nổi của những ngày kháng chiến.

    Tình yêu làng của ông còn gắn với tình yêu đất nước, thuỷ chung với cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc.

    Lúc đầu, ông Hai cự nự không đi. Làm sao ông có thể nỡ rời bỏ cái làng mà ông đã yêu quý như máu thịt ấy. Rồi đi rồi biết có trở lại được không. Mai này có chết, xương cốt biết có được nằm tren mảnh đất mà ông hằng yêu hằng quý ấy không. Bao nhiêu suy nghĩ cứ dằn xé trong ông. Người nông dân Việt nam bao đời sống gắn bó với đất với làng, chết nằm lại trong đất, trong làng, linh hồn quấn quýt cỏ cây. Lại thêm anh em, đồng chí đang hăng hái chiến đấu, ông cũng muốn ở lại góp tay gìn giữ. Ông Hai không muốn đi, đó cũng là lẽ thường tình. Thế nhưng, ông Hai buộc phải đi.
    Phải xa làng đi tản cư, ông Hai tự an ủi: “tản cư âu cũng là kháng chiến”. Phải có một tình yêu kháng chiến lớn lao như thế nào, họ mới quyết tâm ra đi, rời bỏ đồng ruộng, gian nhà, cây đa, bến nước. Nếu anh vệ quốc quân (Đồng chí – Chính Hữu) giã từ ruộng vườn cầm súng ra đi bảo vệ tổ quốc thì ông Hai chấp nhận xa làng chợ Dầu để thực hiện chính sách của kháng chiến, của cụ Hồ.
    Yêu cuộc kháng chiến, vui buồn của ông gửi trọn vào tin tức của cuộc kháng chiến: “một em nhỏ bơi ra Tháp Rùa cắm cờ. Một anh trung đội trưởng chiến đấu và hy sinh dũng cảm, Đội nữ du kích Trưng Trắc bắt sống quan ba pháp giữa chợ. ” Ruột gan ông như múa lên, vui quá”.
    Ngòi bút của Kim Lân tỏ ra sâu sắc khi đặt nhân vật vào tình huống “nhận được tin đồn làng chợ Dầu theo Tây”. Đây là tình huống thử thách để bộc lộ diễn biến tâm trạng của nhân vật. ngay khi nghe người đàn bà từ dưới lên nói rành rõi về chuyện làng chợ Dầu từ trên xuống dưới đã theo giặc cả rồi, cổ ông lão nghẹn lắng, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng không thở được.
    Tin đồn không chỉ chấn động thể xác mà còn xâm chiếm, ám ảnh, day dứt cả tâm hồn. Bất ngờ quá! Lẽ nào đó là sự thực? Mới chỉ vài phút trước đây, ông còn bô bô kể về làng với lòng tự hào, kiêu hãnh. Giờ đây, danh dự ông bị tổn thương nặng nề. Xấu hổ, nhục nhã, “ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi“. Về đến nhà “ông nằm vật ra giưong, nghĩ đến con, ông khóc: ” chúng nó là trẻ con làng chợ Dầu đấy ư? Chúng nó cũng bị ngừoi ta cho một nhát đấy ư? Khốn nạn. Chúng có tội tình gì?”. Ông Hai khóc vì đau khổ khi mất danh dự, lòng tự trọng, niềm tin, niềm yêu ông gửi gắm vào làng.
    Câu chuyện đi đến cao trào khi đưa tình huống gia đình ông Hai bị xua đuổi ra khỏi làng tản cư. Tâm trạng ông bời bời những suy nghĩ, đấu tranh quyết liệt giữa lẽ sinh tồn và danh dự, giữa yêu làng, yêu nước bên nào nặng hơn?
    Ông Hai ray rứt nghĩ ngợi “biết đem nhau đi đâu bây giờ? Đi đâu, làm ăn gì được khi nơi nào người ta cũng hắt hủi, khinh bỉ, căm thù giống Việt gian”. Một ý nghĩ tiêu cực thoáng qua trong đầu ông: “Hay là quay về làng?”. Nhưng mới chớm nghĩ là ông gặt phắt đi ngay: “về làng là phản bội kháng chiến, là bỏ cụ Hồ”. Dù tình yêu làng thiết tha, mãnh liệt bao nhiêu cũng không lớn bằng tình yêu đất nước, yêu kháng chiến. Cho nên ông đau đớn quyết định: “làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Sự dứt khoát trong tình cảm của ông thể hiện một thái độ yêu ghét rất rạch ròi, phân minh khi người ta biết đứng về cái đúng.
    Cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt, gây cấn bộc lộ sâu sắc tình yêu làng hòa quyện trong tình yêu nước của ông Hai. Ông yêu làng là yêu cái truyền thống của dân tộc. Ông yêu nước là yêu cái tương lai cháu con, của cả dân tộc. Tình yêu nào ở ông cũng đậm đà, cũng lớn lao.
    Tưởng chừng như ông Hai sau khi tìm thấy lí lẽ và con đường để bước tới thì câu chuyện sẽ kết thúc. Thế nhưng, nhà văn đã dẫn rẽ theo một hướng khác, một hướng minh oan và tháo gỡ nỗi uẩn khúc trong lòng ông Hai, để cho ông Hai được giải thoát khỏi nỗi dằn vặt bấy lâu rấm rức trong lòng. Một buổi sáng, chính ông chủ tịch xã nơi tản cư đã cải chính cái tin làng chợ Dầu theo giặc.
    Khi nghe tin đồn được cải chính: làng chợ Dầu không theo giặc mà còn cô cùng anh dũng dám đất, bám làng chống Tây, ông hả hê vui sướng. Ông khoe: “Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt sạch. Tây nó đốt làng tôi rồi, đốt nhẵn các ông bà ạ”. Ông như muốn chia sẻ với mọi người niềm vui, niềm vui, muốn khẳng định truyền thống cách mạng không bao giờ mất đi nơi ngôi làng chợ Dầu kháng chiến. Khuôn mặt ông Hai tươi vui rạng rỡ, “miệng bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ”. Với ông, “sự cháy rụi của láng ông” là minh chứng không gì chối cãi được về một làng chợ Dầu trung kiên. Ngọn lửa cháy rụi làng ông, nhà ông là ngọn lửa hồi sinh một làng chợ Dầu kháng chiến. Ông vui bởi tình yêu làng của ông đã hoà vào tình yêu nước. Làng và nước không thể tách rời nhau mà luôn là một khối thống nhất, vững bền.
    Bên cạnh ông Hai, một số nhân vật khách như mụ chủ nhà, đồng bào tản cư,… Mỗi người một nét, một vẻ nhưng tất cả đều bộc lộ tình yêu nước, quan tâm đến cuộc kháng chiến từng ngày, từng giờ. Chính họ đã góp phần hoàn thiện bức tranh cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kì” của dân tộc ta.
    Góp phần vào thành công của truyện ngắn Làng phải kể tới nghệ thuật xây dựng tình huống và miêu tả tâm lí nhân vật. Nhà văn rất am hiểu, gần gũi với quần chúng cho nên ông để nhân vật nói năng rất tự nhiên mà vẫn bộc lộ được tâm lý nhân vật sâu sắc. Ngôn ngữ kể chuyện chân thực và sinh động. Nhà văn đặc biệt tài tình khi miêu tả nội tâm nhân vật với những suy nghĩ giằng xé bên trong. Cốt truyện tuy đơn giản nhưng giàu tính tư tưởng, xây dựng kịch tính thắt mở. Kết hợp giữa kể và tả, xây dựng tâm lí đối lập khiến tác phẩm trở thành một bức tranh nội tâm với nhiều mảnh màu tương phản đầy ấn tượng.

     

    • Kết bài:
    Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai với lòng yêu nước, yêu làng sâu sắc. Hình ảnh đó tiêu biểu cho bản chất cao quí, trong sáng người nông dân. Cuộc kháng chiến chống Pháp thành có một phần đóng góp không nhỏ của những người nông dân giàu tình yêu quê hương, đất nước, thuỷ chung, gắn bó với kháng chiến của dân tộc ta. Càng đọc ta càng thấm thía hơn nỗi lòng của người nông dân Việt Nam bao đời sống gắn bó, thủy chung với đất, với làng, với quê hương xứ sở.

      bởi Hữu Long Vũ Dương 03/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON