YOMEDIA
NONE

Xét về mục đích nói, câu văn sau thuộc kiểu câu nào: “Con hãy nghĩ đến tất cả trẻ em trên thế gưới gần như cùng một lúc cũng đang đi học.”

 

ĐỀ LUYỆN TẬP

I. Văn bản “Trường học”

“En-ri-cô yêu dấu của bố! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con thử nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn chỉ một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học. Hiện nay tất cả thiếu niên đều đi học, En-ri-cô yêu dấu ạ. Con hãy nghĩ đến những người thợ tôi tôi vẫn đến trường sau khi lao động vất vả suốt ngày; hãy nghĩ đến những cô gái đã đi học ngày chủ nhật vì cả tuần lễ phải bận rộn trong các xưởng thợ,đến những người lính ở thao trường trở về là đã viết viết, đọc đọc. Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà vẫn phải học [...]. Con hãy nghĩ đến tất cả trẻ em thế giới gần như cùng một lúc cũng đang đi học [...]. Con hãy tưởng tượng số học sinh đông như kiến của hàng trăm dân tộc khác nhau ấy, cái phong trào cực kì rộng lớn mà họ tham gia và hãy tự nhủ rằng: “Nếu phong trào ấy mà ngừng thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh dã man. Phong trào ấy là sự tiến bộ, là niềm hy vọng, là vinh quang của thế giới”.Hãy can đảm lên con, người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại.”

1. Xác định nội dung chính của văn bản (Trình bày bằng một câu văn)

2. Xác định PTBĐ chính của văn bản.

3. Chỉ ra và gọi tên một phép liên kết trong đoạn văn trên.

4. Xét về mục đích nói, câu văn sau thuộc kiểu câu nào: “Con hãy nghĩ đến tất cả trẻ em trên thế gưới gần như cùng một lúc cũng đang đi học.”

5. Cho biết tác dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn: “Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối vẫn đến trường sau khi lao động vất vả suốt ngày; hãy nghĩ đến những cô gái đã đi học ngày chủ nhật vì cả tuần lễ phải bận rộn trong các xưởng thợ,đến những người lính ở thao trường trở về là đã viết viết, đọc đọc.”

6. Phân biệt từ ghép, từ láy trong các từ sau đây: hăm hở, tươi cười, trống trải, chắc chắn, vất vả, viết viết, đọc đọc, tưởng tượng, chìm đắm, mênh mông, can đảm.

7. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn sau thuộc kiểu câu nào: “Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại.”

8. Em hiểu như thế nào về từ “dã man” trong câu văn sau: “Nếu phong trào ấy mà ngừng thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh dã man.”?

9. Theo tác giả, nếu phong trào học tập mà ngừng thì nhân loại sẽ rơi vào cảnh tượng nào?

10. Trong câu văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào, nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy: “Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại.”

11. Dấu hai chấm trong trường hợp sau có tác dụng gì: Con hãy tưởng tượng số học sinh đông như kiến của hàng trăm dân tộc khác nhau ấy, cái phong trào cực kì rộng lớn mà họ tham gia và hãy tự nhủ rằng: “Nếu phong trào ấy mà ngừng thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh dã man.

12.Xác định và gọi tên thành phần phụ trong câu văn sau: “Và chắc chắn chỉ một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học.”

13. Xác định 1 cụm danh từ, 1 cụm động từ trong câu văn sau: “Hãy can đảm lên con, người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy.”

14. Từ nội dung đoạn trích trên cùng với hiểu biết về xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ ( khoảng một trang giấy thi) về vai trò quan trọng của việc học đối với mỗi người và cả nhân loại.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (0)

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON