YOMEDIA
NONE

Viết Văn Bản!

Dù biết là thói quen không tốt nhưng nhiều người trẻ vẫn cứ đổ thừa, quy lỗi thường xuyên. Chẳng hạn, mỗi khi không thuộc bài, chưa làm bài tập về nhà theo yêu cầu của giáo viên, mộ số học sinh chẳng bao giờ dám nhận trách nhiệm, thẳng thắn thừa nhận, xin lỗi giáo viên mà''thủ sẵn'' một vài lý do để đổ lỗi như: nhà cúp điện, bệnh đột xuất...Thói quen được phổ biến đến mức khi được đề cập đến, hầu hết ý kiến cho biết đều đã từng viện cớ để đổ lỗi cho người khác, cho các điều kiện bên ngoài khi mắc lỗi.
Em hãy viết văn bản ngắn suy nghĩ về hiện tượng trên.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Dưới đây, mình xin gợi ý cho bận những luận điểm cơ bản nhất đối với dạng đề văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống này. Mình xin trình bày dưới dạng bản biểu cho bạn dễ dàng ơn trong quá trình tìm hiểu đề, nắm ý và thuận tiện hơn cho bạ trong quá trình ghi nhớ. Mời bạn tham khảo!

     

    Thao tác Nội dung
    Giải thích

    + “Đổ lỗi”  là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác 

    → Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.

    Thực trạng + Các nhà thầu xây dựng yếu kém, ăn bớt vật liệu khiến công trình sụp đổ, gây tai nạn, không chịu nhận trách nhiệm mà đổ lỗi do địa hình, khí hậu. VD: Vụ sập cầu Chu Va ở tỉnh Lai Châu năm 2014.
    + Thất bại trong cuộc sống, nhiều người đổ lỗi do hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó mà quên mất rằng cũng nhiều người nhờ nỗ lực không ngừng mà làm giàu từ hai bàn tay trắng.
    + Học sinh lười biếng, không chăm chỉ học tập đạt kết quả kém lại đổ lỗi cho chương trình sách giáo khoa nặng nề…
    Tác hại + Hiện tượng đổ lỗi gây mất đoàn kết trong tập thể, khi không ai nhận trách nhiệm về mình cứ cứ đùn đẩy cho người khác.
    + Hiện tượng đổ lỗi không giúp khắc phục hậu quả gây ra, mà trái lại càng làm việc khắc phục hậu quả thêm trì trệ, khiến hậu quả càng nghiêm trọng.
    + Hiện tượng đổ lỗi khiến chúng ta trở thành kẻ vô trách nhiệm, tự huyễn hoặc bản thân rằng mình không bao giờ sai, từ đó không thể tiến bộ, hoàn thiện mình.
    + Nếu xã hội ai cũng chỉ biết đổ lỗi mà không có tinh thần trách nhiệm, khắc phục sai lầm, thì xã hội đó sẽ trở nên trì trệ, chậm phát triển.
    Nguyên nhân - Nguyên nhân của hiện tượng mọi người luôn đổ lỗi cho nhau:
    + Do con người hèn nhát, không dám đối mặt với lỗi lầm của mình.
    + Do con người ích kỉ, thiếu trách nhiệm, chỉ muốn đùn đẩy phần khó khăn cho người khác.
    + Do lòng tham khiến cho con người mở mắt, sẵn sàng làm những việc trái với lương tâm và tìm cách đổ vạ cho người khác…
    Giải pháp + Mỗi cá nhân cần biết tự ý thức, có tinh thần trách nhiệm, dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi.
    + Gia đình, nhà trường giáo dục con em hình thành ý thức nhận lỗi; người lớn phải làm gương cho trẻ em, không ngần ngại nói “Xin lỗi” khi mình mắc sai lầm và có cách thức cụ thể, thiết thực để sửa chữa lỗi lầm.
    + Ngoài ra, mọi người cũng nên khoan dung tạo điều kiện cho người mắc sai lầm sửa sai.
    Liên hệ bản thân

    Tự cảm nhận của bản thân mình về vấn đề này mà bạn liên hệ bản thân mình và tự  rút ra bài học 
     

     













     

      bởi Phong Vu 11/12/2017
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON