YOMEDIA
NONE

Vì sao ông giáo kém tuổi lão Hạc vậy mà lão không gọi là anh

1. Trong chuyện Lão Hạc, ông giáo kém tuổi lão Hạc vậy mà lão không gọi là " anh " mà gọi là " ông giáo ". còn ông giáo lại xưng " tôi " gọi lão hạc là " cụ ". Theo em vì sao lại vậy?

2. Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn xưng với tướng sĩ là " ta " và gọi là " các ngươi ". Còn trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn xưng ' trẫm " và gọi " các khanh ". Những cách xưng hô đó có điểm gì giống - khác và có ý nghĩa như thế nào?

3. Trong câu thơ mở đầu bài Bạn đến chơi nhà ( Đã bấy lâu nay bác đến chơi nhà ), Nguyễn Khuyến gọi bạn là " bác ". Cách xưng hô ấy có gì đặc biệt và thể hiện tình cảm gì của nhà thơ?

4. Trong câu " Ta về ta tắm ao ta - Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn ", nếu thay " ta " bằng " tôi " thì câu ca dao có gì thay đổi?

5. Công ước về quyền trẻ em đã được kí kết; Hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực đã có hiệu quả; Phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh, đó là những cơ hội để quyền và phúc lợi của trẻ em được thực hiện. Hãy trình bày suy nghĩ của em.

6. Viết một văn bản tự sự trong đó nhân vật thay đổi cách xưng hô với cùng một nhân vật giao tiếp.

P/s: Nó dường như lẫn lộn giữa cả lớp 8 với lớp 9 nhỉ? Cảm ơn trước nhé!! ^_^

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 5/

    Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em là một công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. Các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Cơ quan giám sát thi hành công ước này là Ủy ban quyền trẻ em Liên Hiệp Quốc bao gồm các thành viên từ các quốc gia trên khắp thế giới. Mỗi năm 1 lần, ủy ban này để trình bày một bản báo cáo cho Ủy ban thứ ba của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, và cũng nghe chủ tịch ủy ban công ước này báo cáo, và Đại hội đồng ra 1 nghị quyết về xóa

    Các quốc gia đã phê chuẩn công ước này phải báo báo trước Ủy ban về quyền trẻ em Liên Hiệp Quốc theo định kỳ để ủy ban này kiểm tra việc quá trình tiến triển trong việc thực thi công ước và tình trạng quyền trẻ em ở quốc gia đó.

    Tất cả các quốc gia trên thế giới là thành viên của Liên Hiệp Quốc, ngoại trừ Hoa Kỳ , đều đã phê chuẩn công ước này. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã phê chuẩn bản công ước này vào luật quốc tế trong một nghị quyết tư vấn vào ngày 20 tháng 11 năm 1989; bản công ước này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2 tháng 9 năm 1990 sau khi đã được số quốc gia phê chuẩn theo quy định. Theo công ước này, trẻ em là người có độ tuổi từ 18 tuổi trở xuống, ngoại trừ độ tuổi khác theo quy định của luật pháp một số nước trên thế giới.

    Chính phủ Mỹ đã đóng một vai trò tích cực trong việc soạn thảo Công ước và đã ký kết vào 16 tháng 2 năm 1995, nhưng đã không phê chuẩn cùng với Somalia. Điều này là do phe đối lập đối với Công ước đã chống lại việc phê chuẩn xuất phát chủ yếu từ phe bảo thủ chính trị và tôn giáo. Ví dụ, Quỹ Heritage thấy công ước đe dọa kiểm soát quốc gia về chính sách trong nước. Các nhóm khác cũng phản đối nó, chẳng hạn như Hiệp hội các trường pháp lý Quốc phòng lập luận rằng CRC các đe dọa Giáo dục Tại Nhà, và quyền của cha mẹ các nhóm, những người cho rằng Hiệp định sẽ chồng lên gần như tất cả các luật trong nước về trẻ em và gia đình. Tổng thống Barack Obama đã mô tả việc không phê chuẩn Công ước là "xấu hổ" và đã hứa sẽ xem xét việc này.

    Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990

    Tuy nhiên, tình hình lao động trẻ em tại Việt Nam đang ở mức báo động. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong năm 2008, cả nước có 26.027 trẻ em phải tham gia vào các hình thức lao động. Nếu thống kê từ năm 2006 thì đã có khoảng 930.000 lao động trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế. Một báo cáo chi tiết về tình trạng sử dụng lao động trẻ em được khảo sát tại 8 tỉnh, thành và 3 làng nghề vừa được Viện Khoa học lao động và xã hội công bố cũng đã khiến nhiều người phải giật mình. Kết quả khảo sát cho thấy gần 45% trẻ em phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo về nhiệt độ, ánh sáng; gần 40% phải làm việc trong môi trường có nồng độ bụi cao ảnh hưởng đến sức khỏe và trên 27% bị ảnh hưởng của hóa chất độc, ô nhiễm không khí, hơi, khí độc hại nơi làm việc

      bởi Phương Thu 07/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF