YOMEDIA
NONE

Văn bản Ngày xuân con én...nằm trong phần nào của Truyện Kiều

Cứu Mị với =3 Ahuhu :)

Đề 1 : Đọc và trả lờii các câu hỏi sau :
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Câu1 : Văn bản chứa đoạn trích trên nằm trong phần nào của '' Truyện Kiều " ?

Câu 2 :
a, Nêu biện pháp tu từ trong câu "Ngày xuân con én đưa thoi".
b, Tác dụng của câu "Ngày xuân con én đưa thoi".

Câu 3 :
a, Chỉ ra cái hay hay của chữ "Điểm" trong câu "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa".
b, Trong thơ cổ của Trung Quốc có 2 câu thơ có nét tương đồng với 2 câu thơ :
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Em hãy nhớ lại và viết 2 câu thơ ấy.
Câu 4 : Hãy cảm nhận bức tranh mùa xuân qua đoạn trích trên (2 trang giấy thi _ Bài văn ngắn)

Đề 2 : Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau :
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Câu 1 : Hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Du.

Câu 2 :
a, Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong 2 câu cuối. (Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. )

b, Tác dụng ?

Câu 3 : Hãy nêu cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Vân (Bài văn ngắn).


banhqua

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Đề 1:

    Câu 1:

    4 câu thơ thuộc phần I: Gặp gỡ và đính ước. Là 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (nhan đề đoạn trích do người biên soạn sách đặt)

    Câu 2:

    a. Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh.

    b. Câu thơ có thể hiểu theo 2 cách:

    (1) Những cánh én chao liệng trên bầu trời xuân như thoi đưa.

    (2) Thời gian trôi rất nhanh, chẳng khác nào thoi đưa.

    => Hiểu theo cách thứ 2 sẽ logic hơn với câu thơ sau "Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi". ( Mùa xuân có ba tháng - chín mươi ngày, thì đã trôi đi được quá nửa).

    => Tác dụng của câu thơ: Vừa gợi được dấu hiệu của mùa xuân (cánh én) lại vừa gợi được bước đi của thời gian.

    Câu 3:

    a. Chữ "điểm" hay ở chỗ: Tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ: Thông thường sẽ là: Cành lê điểm một vài bông hoa trắng. Còn tác giả lại viết là: "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" => Nghệ thuật lấy điểm vẽ diện, chỉ đặc tả sắc trắng của một vài bông hoa lê mà gợi ra được sự tinh khiết, trong trẻo của cả bức tranh mùa xuân.

    b. Câu thơ cổ của Trung Quốc:

    "Phương thảo liên thiên bích

    Lê chi sổ điểm hoa"

    => Cả câu thơ của Nguyễn Du và câu thơ cổ đều sử dụng nghệ thuật lấy điểm vẽ diện, đảo ngữ để đặc tả sắc trắng tinh khiết, tinh khôi của những bông hoa lê. Trên nền cỏ xanh căng tràn sức sống kia là những bông hoa lê nhỏ nhắn, trong ngần đang khoe sắc.

    => tranh hoa cỏ mùa xuân đều được khắc họa đẹp, đầy ấn tượng

      bởi Đào Thảo Yến 23/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON