YOMEDIA
NONE

Thuyết minh về quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du

Giới thiệ về quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Xưa nay làng Tiên Điền, quê hương Đại thi hào Nguyễn Du được nhiều người biết đến là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Nhưng ở đây còn là “đất học”, từ những chức sắc, lý dịch trong làng đến người dân đều thấm thía và coi trọng sự học.

    Là một làng cổ, xã Tiên Điền có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử. Gia phả một số dòng họ ở Tiên Điền như “Hoan Châu, Nghi Tiên Nguyễn thế gia” chép họ Nguyễn về đất này lập nghiệp đầu thế kỷ XVII. Khi họ Nguyễn về lập nghiệp, ở xã Tiên Điền đã có cư dân sinh sống. Sách Nghi Xuân địa chí chép ông thủy tổ họ Nguyễn – Tiên Điền là “kiều ngụ” (dân ngụ cư). Họ Nguyễn gốc từ Tả Thanh Oai (Hà Đông cũ, nay thuộc Hà Nội) di cư đến đã tạo ra bề dày truyền thống hiếu học, khoa bảng, có trình độ học vấn uyên bác và dòng văn chương nổi danh xứ Nghệ.

    Trong quá trình tạo dựng và phát triển văn hóa lịch sử , đất “lắm quan” Tiên Điền đặc biệt quan tâm, chăm lo việc học hành, khoa bảng. Tuy ruộng đất ít nhưng dưới thời nhà Nguyễn, chức sắc xã Tiên Điền vẫn trích khoản ruộng 5 mẫu 4 sào cho việc học, gọi là học điền. Số học điền này được chia đều cho 3 hạng sĩ tử đỗ đạt từ người đỗ tiến sỹ đến cử nhân, tú tài đều được chia 1 mẫu 8 sào. Ở Tiên Điền còn có “ruộng đầu xã” dành cho những người đỗ đạt cao nhất làng. Một số dòng họ cũng góp tiền tậu ruộng làm học điền để khuyến khích con em học tập. Truyền thống hiếu học còn được thể hiện ở việc tôn trọng thầy đồ nho dạy học. Ở Tiên Điền có một loại ruộng được gọi là ruộng “đồng môn”, tiền của học trò đóng góp tậu rồi thay nhau cày cấy nuôi thầy dạy học.

    Lý giải sự phát đạt ở đất học Tiên Điền, người ta cho rằng “đất có thổ công, sông có hà bá”, “đất quê lề thói” từ Tháp Bút, Đài Nghiên. Sách Nghi Xuân địa chí chép xã Tiên Điền có cồn Tháp Bút (Bút đôi): “Phía nam bàu (ao) Phố Quán nổi lên một doi cồn vuông, xếp thành từng bậc giống như cái ấn. Các nhà địa lý cho đó là hình “ấn nổi trên nước” (ấn phù thủy diện). Phía bắc bàu có một doi đất cát hình nhọn, từ bờ nhô ra, các nhà địa lý cho là hình bút tể tướng, bởi trước đây khi Xuân Nhạc Công thi đỗ về quê dựng đình hóng mát ở đó”. Vị trí cồn Tháp Bút nay ở ruộng lúa cánh đồng Đầm, bên ngoài khu di tích lưu niệm Nguyễn Du. Cồn Tháp Bút cách cây bồ lỗ khoảng 50 – 60 m, phía bên ngoài đường hơi chếch về hướng Tây Nam. Diện tích cồn Tháp Bút ước khoảng 300m2, những năm 1990 khi chia đất khoán hộ cồn Tháp Bút này mới bị nông dân phá để lấy đất sản xuất. Cạnh cồn Tháp Bút là ruộng bút mực. Bút Tể tướng là cồn cát lớn cạnh bờ sông Lam, phía bắc trước cổng trường Phổ thông Trung học Nguyễn Du. Hiện nay các hội đoàn thể và nhân dân Tiên Điền trồng cây làm rừng chắn cát bay vào làng. Phía nam cách Tháp Bút khoảng 150 m là cồn Đài Nghiên. Đài Nghiên có vị trí ở giữa đất Thạch Nện và Cầu Mái. Qua tìm hiểu được biết bút Tể tướng, Tháp Bút và Đài Nghiên ở xã Tiên Điền trước đây cấu trúc theo trục thẳng. Hiện nay Tháp Bút, Đài Nghiên đã bị san phẳng, chỉ còn bút Tể tướng.

    Người dân Tiên Điền có quan niệm, Tháp Bút, Đài Nghiên, bút Tể tướng là đất thiêng phát tích truyền thống học hành, phát đạt khoa bảng và văn chương của con em trong làng. Đất học Tiên Điền đã sinh ra 6 người con ưu tú thi đỗ đại khoa, trong đó có 1 Hoàng giáp là Nguyễn Nghiễm, 4 tiến sĩ và 1 Phó bảng là Hà Văn Đại. Ngoài ra, đất học này có 29 người đỗ hương cống, cử nhân và 11 tú tài thời Hán học. Ngày nay, con đường học hành, thi cử ở xã Tiên Điền cũng rất phát đạt về học hàm, học vị. Xã có nhiều người nổi tiếng như giáo sư Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Nuôi… Bên cạnh dòng khoa bảng, đất thiêng cũng sinh ra dòng văn học với những tác giả, tác phẩm nổi tiếng được lưu truyền đến nay. Đó là những trước tác của dòng họ Nguyễn – Tiên Điền như “Nam Dương tập yếu kinh nguyên” của Nguyễn Nhậm; “Dịch kinh quyết nghị” của Nguyễn Quỳnh; “Quân trung liên vịnh” “Xuân đình tạp vịnh”, “Việt sử bị lãm”, “Lạng Sơn đoàn thành đồ chí”, “Cổ lễ nhạc chương thi văn tập”, “Khổng Tử mộng Chu công” của Nguyễn Nghiễm; “Tự tình khúc” của Nguyễn Khản; “Quế Hiên thi tập”, “Hoa trình tiền hậu tập” của Nguyễn Nễ; “Thanh Hiên tiền hậu tập”, “Nam trung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp lục”, “Truyện Kiều”, “Văn chiêu hồn”, “Văn tế Trường Lưu nhị nữ”, “Thác lời trai phường nón Tiên Điền” của Nguyễn Du; “Châu trần di cảo” của Nguyễn Nghi; “Đông Phủ thi tập”, “Huyền cơ đạo thuật bí thư”, “Nhuận sắc Hoa tiên” của Nguyễn Thiện; “Quan Đông Hải thi tập”, “Minh quyên thi tập”, “Thiên hạ nhân vật thư” của Nguyễn Hành. Trước tác của họ Trần có “Tiểu học toàn thư” sách dịch của Trần Lục Nam. Trước tác của họ Hoàng có “Thái hiền dư thi tập”, “Tập phú”, “Tập tứ học” của Hoàng Kim Thanh.

    Cồn Tháp Bút, cồn Đài Nghiên và bút Tể tướng có ý nghĩa quan trong trong đời sống tinh thần của người dân Tiên Điền. Đây là danh thắng nổi tiếng trong hệ thống chợ Tiên, cầu Tiên, cầu Bảo Kệ, bàu Phố Quán… được các thi sĩ đương thời như Nguyễn Hành làm 8 bài thơ vịnh cảnh. Thiết nghĩ, cần phục chế cồn Tháp Bút, cồn Đài Nghiên ở Tiên Điền, để tạo ra không gian văn hóa phục vụ du khách tham quan di tích đặc biệt quốc gia khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du- danh nhân văn hóa thế giới.

      bởi Nguyễn Thị Hương 18/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON