YOMEDIA
NONE

Thuyết minh về cây lúa dưới dạng tưởng tượng hoặc đóng vai cây lúa

Đề 1 Em hãy thuyết minh về cây lúa - thuyết minh dưới dạng tưởng tượng hoặc đóng vai cây lúa

Đề 2 Em hãy thuyết minh về con trâu- thuyết minh dưới dạng tưởng tượng hoặc đóng vai con trâu

=> Lm hộ mk nhé mk mơn trc ^-^

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Thuyết minh về con trâu dưới dạng tưởng tượng (đối thoại theo lối ản dụ )

    Trong một cuộc thi “Trâu khoẻ... trâu vui...” Ban Giám khảo sau một hồi vất vả đã chọn ra được ba chú trâu đạt tiêu chuẩn để dự thi từ các hồ sơ, lí lịch được gửi về. Cuộc thi bắt đầu với ba thí sinh: anh Trâu, chị Trâu và Nghé Con.

    Cuộc thi vấn đáp bắt đầu. Ban Giám khảo lần lượt hỏi các thí sinh những tri thức đã biết về loài trâu. Út ít thi trước, Nghé Con đứng lên giữa khán đài chờ câu hỏi của Giám khảo.

    - Nghé con nghe đây: Họ nhà trâu các ngươi có xuất xứ từ đâu, có phân ra mấy loại? - Giám khảo Sư Tử hỏi?

    Nghé Con trả lời rất chững chạc:

    - Dạ, xuất xứ của con là: mẹ con đã đẻ ra con ạ! Phân loại thì nhà con có phân loại ạ! Là: Trâu bố con nè! Trâu mẹ con nè, và con là Trâu con đây ạ!

    Nghe câu trả lời của Nghé mà cả hội trường ai nấy cứ ôm bụng mà cười. Chúa sơn lâm cười chảy cả nước mắt nhưng vẫn cố gắng kìm lại và giải thích cho Nghé Con hiểu:

    - Ngươi còn bé nên chưa biết rõ hay sao ấy! Chứ họ hàng nhà ngươi từ xa xưa, ông tổ nhà ngươi ở trong rừng thuộc sự giám sát của chúa tể sơn lâm họ nhà ta, nhưng sau đó, họ nhà ngươi đã bỏ rừng mà đi đến các làng mạc, được con người thuần hoá từ trâu rừng trở thành trâu nhà hiền lành, có ích cho người nông dân. Còn về phân loại ư? Không có đâu Nghé Con ạ! Họ nhà ngươi chỉ có một loài nhà ngươi mà thôi. Con cái mà ngươi nói ấy là thứ bậc trong gia đình thôi.

    Nghe thế Nghé Con ngại quá, lủi thủi bước lại chỗ ngồi. Thương hại Nghé Con, chú bé còn non nớt quá, Giám khảo Sư Tử gọi Nghé Con lên xoa đầu và hỏi thêm để chú bé bớt buồn.

    - Thế ngươi thuộc họ gì? Và có những đặc điểm gì khác nữa không?

    Mắt Nghé sáng loé lên, lấy lại sự tự tin và trả lời.

    - Dạ, con thuộc họ Bò, có bộ guốc chẵn, là lớp thú có vú, nhóm sừng rỗng và đặc biệt hơn cả mà con thấy ở các bác lợn, gà, chó, mèo... không có là việc nhai lại các thức ăn sau khi đã nuốt vào bụng ạ! Việc đó giúp cho hấp thụ, tận dụng hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Dạ, thưa hết ạ!

    Nghé Con trả lời xong, cả khán đài vỗ tay cổ vũ Nghé, khiến cho chú ngẩng cao đầu mà bước về chỗ. Phần thi vấn đáp của chị Trâu bắt đầu:

    - Chị Trâu, chị hãy miêu tả đôi nét về mình? - Giám khảo Khỉ láu hỏi.

    Chị Trâu kiêu hãnh trả lời sau một tiếng “e! hèm!”.

    - Thưa Ban Giám khảo, Trâu tôi đây có thân hình vạm vỡ, dưới lớp lông dày là làn da đen bóng, mỡ màng, béo tốt. Dáng thấp, mình ngắn không khiến cho tôi và họ hàng của tôi thấy khó chịu, trái lại, chiếc bụng to kềnh kếnh cang như chiếc thùng không đáy lại giúp tôi có thể nạp rất nhiều năng lượng để được to béo, chắc khoẻ như bây giờ. Nhưng điều mà khiến họ hàng nhà Trâu chúng tôi tự hào nhất chính là cặp sừng hình lưỡi liềm to, khoẻ. Đó chính là vũ khí lợi hại nhất. Còn cái đuôi vắt vẻo, cái tai ve vẩy chính là những dụng cụ để xua đuổi lũ ruồi nhặng đáng ghét. Thưa hết ạ!

    Lời nhân xét của Ban Giám kháo dành cho chị là: “Rất hay, rất sinh động và rất xuất sắc!”. Một tràng pháo tay nổ ran để ủng hộ cho chị.

    - Phần thi vấn đáp của chị Trâu đã kết thúc, bây giờ đến lượt anh đấy! Anh Trâu, anh thấy loài trâu có những ích lợi gì? - Giám khảo Voi liếc mắt qua cặp kính to cồ mà cất cái giọng khàn khàn hỏi.

    - Thưa Ban Giám khảo, ích lợi mà chúng tôi đem lại, thì có rất nhiều: nào là cày ruộng này, trâu tôi đây có thể cày cả mẫu ruộng trong vài ba ngày, nào là chở gỗ này: con người không thể nào đưa những cây gỗ to từ trên núi cao xuống được khi ấy họ lại nhờ đến chúng tôi. Riêng về mặt ẩm thực không thể nào không có mặt của tôi. Các món ăn, vừa ngon, vừa bổ được chế biến từ thịt trâu đã tô đậm nền ẩm thực Việt Nam.Không những thế, lễ tết cố truyền thì phải kể đến lễ hội chọi Trâu nổi tiếng ở Đồ Sơn - Chọi Trâu không phải là hình thức mọi người đem chúng tôi ra làm trò chơi, trò đùa để lấy vui mà qua đó, họ mong ước sẽ được mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, người người no ấm. Cách đây không lâu họ nhà Trâu chúng tôi vinh dự được làm biểu tượng “Trâu vàng” của Sea-game 22, qua đó nói lên tinh thần đoàn kết của dân tộc. Chúng tôi còn hạnh phúc hơn khi được các nhà thơ, hoạ sĩ khắc hoạ hình ảnh của mình vào trong tác phẩm để đến bây giờ ai cũng thuộc, cũng nhớ những câu ca như:

    “Trâu ơi, ta bảo trâu này...”

    “Thuở còn thơ ngày hai buổi tới tường

    Yêu quê hương qua từng trang sách mở

    Ai bảo chăn trâu là khổ

    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”

    Thật là hay phải không các bạn. Phần trả lời của tôi đến đây là kết thúc, xin quý khán giả cổ vũ cho tôi.

    Mọi người ai nấy đều khâm phục sự hiểu biết của anh Trâu. Và lời nhận xét của Ban Giám khảo dành cho anh:

    - Anh trả lời như thế là rất tốt, nhưng anh đã bỏ sót một điều. Đó chính là những chú mục đồng coi lưng anh là cung điện để nằm ngủ, nghỉ ngơi, có khi lại như một trường học, cầm quyển sách ngâm nga mở rộng tầm hiểu biết, lại có khi là nơi trình diễn văn nghệ với tài thổi sáo, thả diều... Thật là những kỉ niệm đáng nhớ phải không?

    Nghe đến thế, anh Trâu xúc động vô cùng, cầm mi-cờ-rô nói to:

    Tôi yêu các bạn nhiều lắm, những người bạn nhỏ thân thiết luôn bên cạnh tôi.

    Mấy đứa trẻ ở dưới chạy xô lên. Chúng đội lên đầu anh, đeo vào cổ anh những tràng hoa đồng nội thật đẹp và chúc anh thi tốt các phần thi còn lại để đạt giải quán quân. Sau rất nhiều vòng thi: “Trâu thông thái”, “Trâu khoẻ mạnh”, “Trâu vui chơi, Trâu ca hát”... cuối cùng Ban Giám khảo cũng đã chọn ra được hai người. Anh Trâu và Nghé Con đã bước vào vòng chung kết với phần thi “Trâu tài năng”. Hai người sẽ phải trổ hết tài năng của mình trong lĩnh vực thêu thùa. Thật không ngờ anh Trâu lại thêu giỏi đến thế: “Một chú trâu đang nằm nghỉ dưới rặng tre đầu làng”.Còn Nghé Con thì sao? Nhìn vào khung thêu của chú ai cũng đặt ra câu hỏi “Vệt sáng trắng vàng xen kẽ kia là gì?”. Nghé Con giải thích đó chính là sao băng, Nghé nghe mẹ kể rằng “gặp được sao băng thì mong ước của con sẽ thành hiện thực” và Nghé mong mình sẽ đạt được giải quán quân để đem phần thưởng về cho mẹ tuy biết rằng mình không có đủ tài bằng anh Trâu.

    Ban Giám khảo đã động lòng trước sự hồn nhiên, ngây thơ của Nghé và đã trao giải Đồng quán quân cho hai người. Cuộc thi “Trâu khoẻ... trâu vui...” đến đây là kết thúc, chúc mọi người có thêm tri thức về loài trâu này và hẹn gặp lại vào lần sau.

      bởi Nghĩa Lê 24/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu đã là người bạn thân thiết của người dân và đã gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và đã được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

    Con trâu đã là biểu tượng của sự hiền lành, chăm chỉ, cần mẫn từ hàng ngàn năm nay. Nếu bạn có quê hoặc đã từng về quê thì bạn sẽ thường bắt gặp những con trâu đang cần mẫn kéo cày trên bờ ruộng, giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói con trâu là một người bạn chuyên giúp công việc cho người nhân dân. Ngoài những việc cày bừa trâu có thể là một công cụ phương tiện, vì vậy có thể nói trâu là công cụ không thể thiếu của người nông dân.

    Trâu bắt nguồn từ trâu rừng, vì sau nhiều thế kỉ con người và loài vật đều được thuần hóa và trở thành một loài trâu hiền lành. Lông trâu thường có màu xám đen, thân hình vạm vỡ. Với đôi sừng nhọn, uống cong như hình một lưỡi liềm người ta sử dụng đôi sừng đó làm đồ trang sức. Trâu là loài động vật thuộc lớp có vú. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, trâu đực trung bình cày bừa từ 3~4 sào còn trâu cái có thể cày bừa từ 2~3 sào, không những vậy trâu còn được coi là một tài sản quý của của nhà nông.

    Trong những thời đại trước trâu còn dùng để kéo xe, chở hàng và có thể kéo tải trọng từ 400~500kg. Con trâu còn có thể kéo gỗ củi và hàng hóa. Trâu cung cấp cho ta rất nhiều sản lượng về lương thực và sữa. Đem bán thịt trâu cũng thu được những khoản tiền đáng kể. Người ta thường trồng cây xen lẫn các cây ăn quả, phân trâu ủ xanh là thuốc bón tốt nhất cho cây. Trâu chính là tài sản nên rất được người dân chăm sóc rất chu đáo.

    Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiêu là trò như đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ không bao giờ quên được những ngày thơ ấu.

    Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.

    Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".

    Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những "kháp đấu" giữa các "ông trâu". Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các "kháp đấu" giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.

    Con trâu đã gắn bó với người những người nông dân Việt Nam. Nó không những mang lại cho những người nhân dân việt nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần. Con trâu còn gắn bó với những lễ hội tiêu biểu của người dân Việt Nam. Nó đã là biểu tượng của của làng quê Việt Nam và Đất nước Việt Nam

      bởi Anh Pham 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tôi, một loaì động vật mà không một người nông dân nào chưa gắn bó với tôi và ngay cả các cô nhóc , cậu nhóc bé tỉ ở làng quê cũng đã từng bít tới tôi như một người bạn thân. Vậy các bạn biết tôi là ai không ? Tôi chính là "con trâu" 
    Chúng tôi thuộc họ nhà Bò (Bovidae), phân bộ nhai lại (Ruminantia), nhóm sừng rỗng(Cavicornes), bộ Guốc chẵn(Actiodactyla), lớp thú có vú(Mammalia). Và tiền thân của chúng tôi là trâu rừng thuần hóa ,với cặp lông mày xám đen, thân hình chắc khỏe vạm vỡ, thấp , ngắn, bụng to, bầu vú nhỏ,nặng từ 350-700kg, sừng hình lưỡi liềm của chúng tôi. Dần, hình ảnh chăm chỉ làm việc trên những cánh đồng cò bay thẳng cánh đã trở nên quen thuộc với mọi người dân Việt Nam . Chính vì có ích cho mọi nhà nông, chúng tôi đã duy trì nòi giống bằng cách đẻ ra các chú nghé con, từ 5-6 con trong 1 lứa , 1 chú nghé bình thường nặng từ 22-25kg. Chúng lớn lên và tiếp tục phục vụ đời sống cho nhà nông. 
    Chúng tôi gắn bó với người nông dân suốt quãng đời của mình. Từ lúc sinh ra cho tới lúc trưởng thành, hắng ngày chúng tôi được người nông dẫn ra ruộng để kéo cày, làm đất tơi xốp để gieo giống. Và rồi, không bíêt tự bao giờ hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã thành hình ảnh gần gũi với đời sống nông dân. 
    Không chỉ có một vị trí to lớn trong nông nghiệp mà chúng tôi cón là vật cổ vũ tinh thần cho nhà nông . Như trong lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng ,mỗi một làng sẽ đem một con trâu ra thi đấu để chọn lọc được con trâu mạnh khỏe nhất, thuần túy nhất nhờ vào kết quả của cuộc thi người thắng cuôc là ai . Khi đã được chọn lọc kĩ lưỡng, họ sẽ đem người thắng cuộc ấy làm vật tế dâng lên thần linh để thần linh ban phúc cho mùa màng thu được nhiều lợi nhuận. Và lễ họi chọi trâu này đã rất được hoan nghênh nên nhân gian đã lưu truyền một câu ca dao cổ : 
    "Dù ai buôn đâu bán đâu 
    Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về 
    Dù ai buôn bán trăm nghề 
    Mùng chín tháng tám thì về chọi trâu" 
    Và ngoài ra, còn có một lễ hội đó là lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên .Lể hội này sẽ được dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5 m. Chủ trì đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ trì khấn xong thì các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Cả làng nhảy múa, ca hát, uống rượu, biểu diễn võ thuật...Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cũng liên hoan. Nhắm mục đích cho dân làng được ăn mừng sau 1 vụ mùa thành công vất vả. 
    Không chỉ gắn bó với những người nông dân, chúng tôi còn là người bạn thân của các cô nhóc cậu nhóc.Trời bắt đầu đổi màu , thì hình ảnh chú bé ngồi trên lưng trâu đọc sách, thả diều, hay dẫn trâu đi ăn cỏ đã quá quen thuộc với mọi người. Hay trong không khí yên lặng của buổi hoàng hôn, lại có tiếng sáo du dương của chú mục đổng ngồi trên lưng trâu đã tạo nên một cảnh đẹp nên thơ của làng quê Việt Nam. 
    Là một con vật, nhưng chúng tôi có thể tạo nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống con người thì còn gì bắng nữa phải không . Và vì điều đó, chúng tôi rất tự hào về bản thân. Và nếu chúng tôi có thể tạo nhiều điều tốt đẹp thì các bạn cũng có thể, hãy làm cho cuôc sống có thêm vô số điều tốt đep.

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF