YOMEDIA
NONE

Tại sao trăng lại bị xem như người dưng qua đường ở khổ thơ 3

Câu 1 : Ở khổ thơ 1 trăng được gọi là " tri kỉ " nhưng đến khổ thơ 3 tại sao trăng lại bị xem " như người dưng qua đường " ?

Câu 2 : Trong 2 câu thơ cuối của khổ 1 tác giả đã sử dụng phép tu từ gì ? Nêu rõ tác dụng của phép tu từ ấy

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Trước nay, từ văn chương dân gian đến văn học bác học, đã có nhiều sáng tác về trăng. Hình tượng " trăng" đã được các tác giả mô tả, phản ánh, bày tỏ với những phẩm chất, đặc điểm: là biểu tượng, chứng nhân, là cái cớ của tình yêu, là nguồn cảm hứng của sáng tạo nghệ thuật, là người tri kỉ...Nhưng vầng trăng trong bài thơ " Ánh trăng" của Nguyễn Duy thì thật đặc biệt.

    Bài thơ gồm sáu khổ, mỗi dòng năm chữ là cả một tâm sự trĩu nặng. Mở đầu là những hồi tưởng về quá khứ: " Hồi nhỏ", " Hồi chiến tranh", " Từ hồi về thành phố", trong đó nhân vật trữ tình sống với thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên và gắn bó máu thịt " với đồng", " với sông", " với bể", " với rừng". Trong sự cộng sinh chan hòa ấy, tác giả tự nhận xét mình " hồn nhiên như cây cỏ" giữa mẹ tự nhiên, như là một bộ phận của Tự nhiên.Theo thời gian, vầng trăng xuất hiện đặc biệt về hoàn cảnh " chiến tranh", về địa điểm " ở rừng". Hoàn cảnh, địa điểm và thời gian đặc biệt gian lao vất vả ấy đã khiến cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị và hồn hậu. Vầng trăng là biểu tượng đẹp đẽ của những năm tháng ấy, đã trở thành " vầng trăng tri kỉ" ngỡ như không bao giờ, không thể nào quên được, không được phép quên! Tố Hữu đã có lần nhắc nhở mình, nhắc nhở mọi người trong một hoàn cảnh tương tự. Tháng 10 năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trung ương đảng rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, " ta" đã nhắc " mình":

    Mình về thành thị xa xôi

    Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?

    Phố đông còn nhớ bản làng

    Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?

    Và rồi hoàn cảnh đã khác:

    Từ hồi về thành phố

    Quen ánh điện cửa gương

    Lòng người cũng đã khác:

    Vầng trăng đi qua ngõ

    Như người dưng qua đường

    Đây là ời tự thú thứ nhất. Câu thơ so sánh " tri kỉ", " tình nghĩa" là vầng trăng tưởng như rất bền chặt, sông cạn núi mòn cũng không thay đổi mà bỗng nhiên hóa " người dưng". Thật bội bạc và phũ phàng là nhân tình thế thái! Tiện nghi đầy đủ hơn, con người sống đời sống vật chất đầy đủ hơn nhưng đâu ngờ những cái đó đang gặm nhấm, xói mòn nhân tính và tha hóa ( sự tha hóa về tinh thần- chỗ con người khác con vật- kinh khủng hơn gấp nghìn lần sự tha hóa về thể xác)

    Đọc tới những dòng này, ta nhớ đến một truyện ngụ ngôn phương Tây. Đại ý: Một hôm, một con chim sẻ quí tộc bay về đồng nội chơi, chẳng may bị gãy chân. Nó đã được một cô sẻ thôn dã cưu mang, chữa lành vết thương. Hôm tạm biệt về thành phố, chàng không quên cảm ơn và tha thiết mời ân nhân của mình có dịp tới chơi. Thời gian sau, nhân có việc, nàng chim thôn dã cả tin theo địa chỉ tìm đến. Đang là một buổi dạ hội linh đình vui vẻ. Con chim quí tộc bội bạc đã nhận ra nhưng nó làm ngơ và nhẫn tâm sai lũ người làm đuổi ân nhân của mình ra đường...

      bởi Nguyễn Long 24/10/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF