YOMEDIA
NONE

Suy nghĩ về phân kết cuối truyện Chuyện người con gái Nam Xương

Lấy tích từ 1 câu truyện dân gian như "Truyện người con gái Nam Xương" mang đậm nét tài hoa của Nguyễn Dữ. Phần cuối tác phẩm không chỉ thể hiện tính chất truyền kì của truyện mà còn chứa đựng giá trị nghệ thuật, nội dung sâu sắc. Em hãy trình bày những suy nghĩ về vấn đề đó. (Lập dàn bài)

Các bạn giúp mình với =)) Cảm ơn ạ :>

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Em tham khảo nhé

    Suy nghĩ của em về phần cuối truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ

    Mở bài: Giới thiệu phần cuối truyện & tác phẩm

    - Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16/20 truyện của Truyền kì mạn lục- Áng thiên cổ kỳ bút. (áng văn hay của ngàn đời)

    - Tác phẩm để lại rất nhiều dư ấm trong lòng bạn đọc đặc biệt là phần cuối của truyện, không chỉ chứa những yếu tố đậm chất truyền kỳ mà còn chứa đựng một ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

    Thân bài:

    - Giới thiệu về chi tiết cuối truyện:

    + Sau khi nghe Phan Lang kể lại sự tình gặp Vũ Nương và trao tín vật là “chiếc thoa vàng”, Trương Sinh vô cùng ăn năn, đã lập đàn giải oan cho Vũ Nương nơi bến sông Hoàng Giang

    + Vũ Nương hiện về trên kiệu hoa ở giữa dòng, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện

    +Chỉ kịp trả lời rằng “đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.”

    - Chi tiết này là một chi tiết đậm chất truyền kỳ (kỳ ảo, hoang đường)

    + Người đã chết rồi, thực chất không thể nào quay trở lại được.Mà thậm chí lại còn là lúc ẩn, lúc hiện, rồi biến mất...

    + Chi tiết ấy là vô cùng bất thực tế. Tuy nhiên như thế nó mới đúng chất của truyện truyền kỳ.

    - Qua chi tiết không thực tế ấy, tác giả lại muốn gửi gắm những ý nghĩa hết sức nhân thế, hết sức cần thiết cho cuộc sống thực tại.

    + Trương Sinh đã đổ oan cho Vũ Nương, khiến nàng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài cái chết, nhưng nay lại lập đàn giải oan cho nàng. Quả thực Vũ Nương đã trở về được, đàn giải oan của Trương Sinh đã có tác dụng. Tuy nhiên, Vũ Nương trở về nhưng không thể ở lại được nữa. Điều này để lại sự day dứt vô cùng cho Trương Sinh. Cũng là một sự trừng phạt cho thói đa nghi, cho sự thiếu tôn trọng và đối xử một cách bất công, tệ bạc với người vợ đã hết lòng vì mình. Trương Sinh sẽ phải sống day dứt, và cô đơn cho đến cuối đời, không bao giờ anh ta tìm lại được vợ cũng như hạnh phúc gia đình nữa. Đó cũng là lời nhắn gửi, lời nhắc nhở và cảnh tỉnh cho những con người mang tính cách giống Trương Sinh.

    + Qua sự trở về của Vũ Nương, tác giả cũng phần nào tô đậm thêm những phẩm chất đáng quý của nàng: Nàng mặc dù đã bị oan khuất, bị đẩy đến bước đường cùng, mất đi tất cả mọi thứ và phải tìm đến cái chết. Nhưng ở thế giới bên kia, nàng luôn nhớ về gia đình, quê hương, muốn trở về để gặp lại cố nhân cũng là để lấy lại sự trong sạch cho danh dự, trinh tiết. Điều này thể hiện một tâm hồn, một nhân cách trong sạch và luôn giữ gìn sự trong sạch ấy.Cũng thể hiện lòng vị tha, độ lượng của Vũ Nương, vì nàng còn “cảm tạ tình” của Trương Sinh nữa.Đối với một người đã làm cho mình mất đi tât cả mà nàng còn cảm tạ ân tình, đó là một sự khoan dung hiếm có.

    . Nàng lại cũng là người trọng tình, trọng nghĩa, vì đã thề sống chết cũng không bỏ cho nên nàng không ở lại nhân gian mà trở về bên Linh Phi.

    - Qua chi tiết cuối truyện, tác giả còn thể hiện ước ao của nhân dân ta về lẽ công bằng ở đời. Đến cuối cùng, Vũ Nương cũng đã được giải oan, đã lấy lại được sự trong sạch của mình.

    - Qua chi tiêt này, tác giả cũng lên án chế độ phong kiến nam quyền, chế độ mà ở đó người phụ nữ không có được quyền bảo vệ danh dự và phẩm tiết của mình, khiến họ không thể quay về và cũng không muốn trở về với cuộc sống nhân thế nữa. Sự công bằng mà họ có được chỉ có thể đánh đổi bằng chính sự sống của họ mà thôi, một xã hội công bằng cũng chỉ có thể tìm thấy được ở một thế giới khác mà thôi.

    KL: Qua chi tiêt cuối truyện đã bộc lộ lối viết truyện tài tình, một tâm hồn thấm đậm tinh thần nhân văn của Nguyễn Dữ.Không phải chỉ đến ngày nay người ta mới đòi quyền tự do, bình đẳng cho phụ nữ, mà ngay từ TK XVI, Nguyễn Dữ đã khao khát một xã hội công bằng, đem lại quyền sống, quyền bình đẳng và hạnh phúc cho người phụ nữ.

    Chúc em học tốt

      bởi dinhthithu thuy 18/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON