YOMEDIA
NONE

Suy nghĩ về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám và trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về người nông dân trước cách mạng tháng 8 và trong kháng chiến chống Pháp qua 2 tác phẩm ''Lão Hạc' của Nam Cao và ''Làng'' của Kim Lân

Mn ai bt cái này giúp mk vs ạ !!!!!

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • 1. Mở bài: - Giới thiệu về đề tài và nhân vật trong hai tác phẩm. - Trước và sau Cách mạng đề tài người nông dân luôn dược quan tâm... - Cả hai nhà văn đều rất am hiểu đời sống và tâm lý người nông dân... - Lão Hạc- người nông dân nghèo khổ nhưng phẩm chất trong sáng, nhân hậu giầu tình thương. - Ông Hai- người nông dân có tình yêu làng quê, đất nước chân thành, tha thiết.......... 2. Thân Bài: + Khái quát chung về người nông dân trước và sau cách mạng tháng Tám Họ đều là những người nông dân hiền lành, chất phác, có lòng tự trọng, lao động cần cù, có phẩm chất, nhân cách trong sáng..... + Cuộc đời và số phận nhân vật Lão Hạc: - Lão Hạc được Nam Cao viết năm 1943, tác giả dựng lên bức tranh chân thực về người nông dân VN nghèo đói, xác xơ trên con đường phá sản bần cùng, thê thảm qua nhân vật Lão Hạc. - Đây là người nông dân tiêu biểu cho những con người thấp cổ bé họng chịu số phận bi thảm bị xã hội thực dân nửa phong kiến đưa đẩy đến bước đường cùng. ( Vợ chết sớm......con trai lão bỏ đi... sau trận ốm lai tiêu gần hết số tiền dành dụm...lão rơi vào cảnh khốn cùng, lão bán cậu Vàng và chuẩn bị cho cái chết. Lão gửi ông giáo ba sào vườn và tiền làm ma rồi ăn bả chó chết một cách đau đớn, thê thảm). => Số phận Lão Hạc tiêu biểu cho người nông dân VN trước CM tháng Tám. Cuộc đời đói nghèo, bị đẩy tới bi kịch thê thảm do XHTDPK dã man tàn bạo, áp bức bóc lột người nông dân đến tận xương tủy. Cái chết của Lão Hạc là lời lên án, tố cáo xã hội bất công phi nhân đạo. + Cuộc đời và số phận nhân vật Ông Hai: - Kim Lần viêt truyện ngăn Làng sau CMT8 năm 1945, khi đất nước đã giành được độc lập. Số phận người nông dân như ông hai đã được CM giải phóng không còn áp bức của phong kiến, thực dân, nhưng dân tộc lại đương đầu với kháng chiến tái xâm lược của TD Pháp. Ông Hai đã được làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời. - Ông Hai đi tản cư cùng đồng bào kháng chiến. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng Chợ Dầu giầu đẹp và giàu tinh thần kháng chiến. Ông nghe tin Làng Chợ Dầu theo giặc. Ông xấu hổ, đau đớn, nhục nhã ê chề . Lương tâm ông cắn rứt, giằng xé thù làng và quyết tâm đi theo Cụ Hồ, theo kháng chiến.. Sau tin được cải chính lòng ông vui phơi phới. Ông khoe với mọi người làng ông bị đốt sạch, nhà ông cũng vậy. Với ông, đó là một minh chứng xác đáng để rửa tiếng nhơ làng theo giặc. => Câu chuyện về ông Hai- người nông dân yêu làng, yêu quê hương đất nước và tinh thần kháng chiến được tác giả tái hiện chân thực, sinh động và hấp dẫn. + Sự tương đồng và khác biệt của hai nhân vật. * Nét chung: Cả hai nhân vật đều là những người nông dân hiền lành, chất phác, có lòng tự trọng, lao động cần cù, có phẩm chất trong sáng, nhân cách cao cả. * Nét riêng: + Họ sống ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau của. + Lão Hạc sống trong chế độ nửa thực dân, phong kiến, người nông dân lúc đó chưa tiếp cận được với ánh sáng của Đảng nên đời sống vẫn chìm trong tối tăm, không lối thoát. Không có người dẫn đường chỉ lối, lão phải tìm đến cái chết thê thảm... + Ông Hai được hưởng cuộc sống độc lập, không phải chịu một cổ hai tròng nhưng phải cùng đất nước đương đầu với TDP xâm lược. Ông yêu quý Đảng, yêu cụ Hồ, yêu kháng chiến, nguyện đi theo CM. =>Nhân vật Ông Hai được đổi đời nhờ ánh sáng của Đảng và bác Hồ. Ông đã có nhiều tiến bộ về nhận thức tư tưởng: người nông dân không chỉ dừng lại ở tình yêu thương con, lòng nhân hậu, một người cha mẫu mực như Lão Hạc, mà đã tiến lên một bước đó là tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến: đồng thời đây cũng là điểm khác biệt trong cách XD nhân vật và tầm nhìn của hai nhà văn viết về người nông dân trước và sau CM.  Qua hai tác phẩm 2 hình ảnh người nông dân trước và sau cách mạng nhưng dù trong hoàn cảnh nào hình ảnh người nông dân Việt nam vẫn sáng lên vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng. 3. Kết bài: đánh giá nâng cao, mở rộng vấn đề. - Nam Cao và Kim Lân đều là những nhà văn có sở trường viết về người nông dân. - Thế giới nghệ thuật trong 2 tác phẩm là khung cảnh làng quê thôn dã quen thuộc, hình tượng người nông dân lam lũ, tần tảo, nhân hậu. - Ở Nam Cao có khă năng khái quát đời sống, xã hội và con người ở mức cao. Ông luôn trăn trở , đau xót về số phận con người, về nhân phẩm, về sự đói nghèo, sự vùi dập con người. Lúc đó Nam Cao chưa đến được với CM, với ánh sáng của Đảng nên nhìn số phận người nông dân có phần bi quan, cùng đường như Lão Hạc. - Còn ở Kim Lân với truyện ngắn Làng và nhân vật Ông Hai nhà văn đã được trải nghiệm qua cuộc tổng khởi nghĩa CMT8, ông thấy được vai trò to lớn của người nông dân trong cuộc giải phóng dân tộc nên nhân vật Ông Hai được xây dựng ở vị trí của con người làm chủ đất nước sẵn sàng hi sinh tài sản, tính mạng cho CM. Đó là nhận thức rất tiến bộ của nhân vật cung như chính nhà văn.
      bởi Nguyễn Uyên 05/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  •  I/ MỞ BÀI.

    1. Tác giả.

    2.Tác phẩm

    3. Nội dung đề bài yêu cầu: Chủ đề về người nông dân dù xưa hay nay vẫn luôn la một chủ đề hay. Chủ đề này lại được đặc biệt quan tâm trong khoảng thời kỳ kháng chiến chống Pháp và cũng chính trong thời kỳ này đã cõ những cách nhìn đầy mới lạ, cụ thể là trước và sau cách mạng tháng 8 với hai tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao và "Làng" của Kim Lân.

    II/ Thân bài.

    1. Điểm chung: +Cả hai đều là những người nông dân.

                           +Sống tại một vùng quê

    2. Điểm khác:-Làng+ Ông Hai (OH) là một người tản cư.

                                + Ông rất yêu làng Chợ Dầu(CD) của ông.

                                 + Ông nghèo nhưng còn có của ăn, không phải đói.

                                 + Những con người xung quanh ông là những con người hiền lành, tốt bụng và cũng có một tấm lòng như ông, một tấm lòng yêu nước, yêu đồng bào.

                                 + Ông rất yêu nước, yêu kháng chiến, yêu cụ Hồ.

                                 + Một con người đáng yêu, phúc hậu (sài chữ, ko thích mấy anh đọc nhỏ,...)

                                 + Tiêu biểu cho một tầng lớp nông dân đang đi lên. Cho tầng lớp nhân dân yêu nước.

                               - Lão Hạc.

                               + Lão mất vợ, không biết chữ, thương con, lủi thủi một mình với cậu Vàng.

                                + Cuộc sống lầm lũi, đói nghèo hành hạ.

                                 + Những con người ích kỉ, tàn đọc vây quanh lão.

                                 + Lão phải chết để giữ cho lão không bị cái thói xấu xa thấm vào người. Cái chết ấy cũng chẳng được bình yên.

                                 + Tiêu biểu cho cuộc sống nhân dân , đặc biệt là người nông dân lúc bấy giờ. Là lời tố cáo, vạch trần một xã hội tha hóa, mục ruỗng.                      3.giải thích.

    + Hai khoảng thời gian khác nhau.

    + Hai tác giả khác nhau.

    + Quy định của nghệ thuật.

    III/ kết bài

      bởi Phan Thanh Ny 13/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON