Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua Chiếc lược ngà.
Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua Chiếc lược ngà.
Trả lời (1)
-
Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một truyện cảm động về tình cha con của những gia đình Việt Nam mà ở đó "lớp cha trước, lớp con sau, đã thành đồng chí chung câu quân hành". Trong truyện đoạn cảm động nhất là đoạn "ba ngày nghỉ phép về quê của anh Sáu".
Năm 1946, năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, anh Sáu lên đường theo tiếng gọi của quê hương. Bấy giờ, bé Thu, con gái anh chưa đầy một tuổi. Chín năm đằng đẵng xa quê, xa nhà, anh Sáu vẫn mong có một ngày trở về quê gặp lại vợ con.
Thế rồi, kháng chiến thắng lợi, anh được nghỉ 3 ngày phép về thăm quê, một làng nhỏ bên bờ sông Cửu Long. Về đến nhà, anh tưởng tượng bé Thu - con gái anh sẽ rất vui mừng khi được gặp cha. Giờ đây, nó cũng đã mười tuổi rồi còn gì. Mang một nỗi niềm rạo rực, phấn chấn, anh nôn nóng cho mau về đến nhà.
Không chờ xuồng cập bến, anh đã nhảy lên bờ vừa bước, vừa gọi: "Thu! Con!" thật tha thiết. Ta có thể tưởng tượng nỗi vui sướng của anh như thế nào. Khi anh vừa bước đi, vừa lom khom người xuống đưa tay chờ con. Thế nhưng ngược lại với những điều anh Sáu mong chờ. Bé Thu tròn mắt nhìn anh ngạc nhiên rồi bỏ chạy. Phản ứng của bé Thu khiến anh Sáu sững sờ, đau khổ. Còn gì đáng buồn hơn khi đứa con mà anh hết lòng thương yêu và khắc khoải từng ngày để được gặp mặt, giờ đây trở nên xa lạ đến mức phũ phàng ấy.
Thế rồi, anh Sáu tìm mọi cách gặp con để làm quen dần vì anh nghĩ rằng khi anh đi nó vừa mấy tháng tuổi nên nó lạ. Anh mong sao nó gọi một tiếng "ba", vào ăn cơm nó chỉ nói trống không "Vô ăn cơm!"
Bữa sau, cũng là ngày phép thứ hai, bé Thu trông hộ mẹ nồi cơm để chị Sáu chạy mua thức ăn. Trước khi đi, chị Sáu dặn nó có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nồi cơm quá to mà bé Thu thì còn nhỏ, vậy mà khi nồi cơm sôi không tìm được cách nào để chắt nước, loay hoay mãi, nó nhìn anh Sáu một lúc rồi kêu lên: "Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái!" anh Sáu vẫn ngồi im, chờ đợi sự thay đổi của nó. Thế nhưng, nó nghĩ ra cách lấy vá múc ra từng vá nước chứ nhất định không chịu gọi anh Sáu bằng "Ba". Con bé thật đáo để!
Đến bữa ăn cơm, anh Sáu gắp cho bé Thu một cái trứng cá to, vàng bỏ vào chén. Lúc đầu nó để đó rồi bất thần hất cái trứng ra làm cơm đổ tung toé. Giận quá, không kìm được nữa, anh Sáu vung tay đánh vào mông nó. Thế là bé Thu vội chạy ra xuồng mở "lòi tói" rồi bơi qua sông lên nhà bà ngoại.
Phép chỉ còn ngày cuối cùng, anh Sáu phải trở về đơn vị để nhận nhiệm vụ mới. Bao nhiêu mơ ước được hôn, ôm con vào lòng từ bấy lâu nay của anh Sáu giờ chỉ càng làm cho anh thêm đau lòng và gần như anh không còn để ý đến nó nữa.
Thân nhân, họ hàng đến chia tay anh cũng khá đông nên anh cứ bịn rịn mãi. Chị Sáu cũng lo sắp xếp đồ đạc cho chồng, không ai quan tâm bé Thu đang đứng bơ vơ một mình bên cửa nhà. Thì ra nó theo bà ngoại trở về vì bà ngoại sang đây để tiễn chân anh Sáu. Giờ này, trên gương mặt Thu không còn cái vẻ bướng bỉnh, ương ngạnh nữa, mà thoáng một nét buồn trông đến dễ thương. Nó nhìn mọi người, nhìn anh Sáu. Đến lúc mang ba lô và bắt tay với mọi người, anh Sáu mới nhìn quanh tìm bé Thu. Thấy con, dường như mọi việc trong ba ngày phép hiện lên trong anh nên anh chỉ đứng nhìn con với bao nỗi xót xa ... cuối cùng, anh cũng phải nói lên lời chia tay với con mà không hy vọng bé Thu sẽ gọi một tiếng "ba" thiêng liêng ấy. Thật là đột ngột và không ngờ, bé Thu chạy đến bên anh Sáu và tiếng "Ba!" được thốt lên thật cảm động biết nhường nào. Nó ôm chầm thật chặt như không muốn rời ba nữa. Nó khóc, khóc thật nhiều và thét lên những lời khiến mọi người xung quanh đều xúc động: "Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con!"
Sung sướng, hạnh phúc và cũng thật đau lòng, anh Sáu cũng chỉ biết ôm con và khóc cùng với con. Rồi cũng đến lúc phải chia tay, thật bịn rịn vô cùng. Vừa mới nhận được tiếng "ba" của đứa con thân yêu cũng là lúc phải nghẹn ngào chia tay với con để trở về đơn vị làm tròn trách nhiệm khi đang ở quân ngũ.
Trước kia anh Sáu đã thương con, giờ đây anh càng thương con gấp bội. Bởi lẽ anh đã hiểu lí do vì sao bé Thu quyết định từ chối không gọi anh bằng "ba" từ ba hôm nay.
Làm sao chấp nhận một người xa lạ mà khuôn mặt không giống trong tấm ảnh mà mẹ nó thường ngày vẫn nói với nó đó là "ba" được. Chính vết sẹo quái ác kia đã làm cho bé Thu không nhận anh Sáu, hằn học với anh Sáu. Sau khi hiểu rõ nguyên nhân của vết sẹo hằn trên gương mặt của ba, bé Thu mới thấy hổ thẹn và ăn năn. Tình cảm cha con bỗng dâng đầy, tràn ngập trong lòng em. Tình cảm đó được thể hiện bằng thái độ, cử chỉ dồn dập, gấp rút khi nó gọi và ôm chầm lấy anh Sáu. Ba ngày phép ngắn ngủi nhưng lại rất nặng nề với anh Sáu và bé Thu. Nghịch cảnh này là một trong muôn ngàn nghịch cảnh khác mà đã có biết bao gia đình phải ngậm ngùi vì những ngộ nhận đáng thương. Đó cũng là một sự thật đau lòng của nước Việt Nam ta trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Chiến tranh đã đi qua nhưng qua tài liệu chúng ta có thể thấy được chiến tranh tàn ác như thế nào và khiến đời sống của chúng ta nhà tan, cửa nát, mất mát và chia li. Đọc truyện ngắn Chiếc Lược Ngà chúng ta có thể thấy được lòng yêu thương con sau bao nhiêu năm xa cách như thế nào, nó đã làm rung động biết bao trái tim khi đọc qua tác phẩm này.
Bài tham khảo 2
Chiến tranh! Hai tiếng vang lên nghe thật thương tâm, cũng chính vì hai tiếng đó mà bao người phải khổ đau. Chiến tranh tàn khốc, gây ra các cuộc sinh ly tử biệt, vợ xa chồng, cha xa con, con xa nhà. Chiến tranh không thể tha thứ khi đã cướp đi sinh mạng, xương máu của biết bao người con Việt Nam, nhưng một phần nào, ta cũng càm ơn chiến tranh, bởi vì không có nó, những tình cảm thiêng liêng nhất của cuộc đời không thể nào bộc lộ ra hết được, tình yêu đôi lứa, tình đồng chí đồng đội, tình yêu quê hương và đặc biệt nhất là tình cảm gia đình. Nguyễn Quang Sáng một nhà văn của thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đã ngưỡng mộ trước thứ tình cảm cao đẹp này, ông đã khai thác và xây dụng nên câu chuyện về cuộc gặp gỡ của hai cha con đầy xúc động, đó là "Chiếc lược ngà" được ông viết vào năm 1966.
Câu chuyện kể về cha con ông Sáu và bé Thu sau hơn tám năm xa cách mới có dịp gặp lại nhau, nhưng Thu đã không nhận ra cha mình chỉ vì một vết sẹo dài trên má, thay vào đó là sự vô cảm, thờ ơ như căm ghét ông. Nhưng rồi thật bất ngờ, khi ông Sáu chuẩn bị lại đi, Thu mới chịu kêu lên tiếng "ba" với ông Sáu, không còn đủ thời gian để yêu thương nhau, ông Sáu đã ra chiến khu và làm chiếc lược cho con mình. Nhưng cũng sau khi ông làm sau, ông đã hy sinh bởi bọn giặc, trong vài giây cuối cuộc đời, ông đã kịp trao lại chiếc lược cho bác Ba - người bạn của ông và nhờ đưa lại cho Thu, rồi ông mới ra đi.
Đọc qua truyện ngắn này, ta mới thấy được tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm cha con thiêng liêng và cao đẹp biết nhường nào. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất đó là chiến tranh, tình cảm ấy vẫn không biến mất mà vẫn còn ẩn chứa trong mỗi con người. Điều đó đã được thể hiện một cách sâu sắc qua nhân vật ông Sáu.
Ông Sáu cũng như bao người nông dân Việt Nam khác, ông phải đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc, mà đành bỏ lại phía sau những gì thân thương nhất của đời mình, ruộng nương, nhà cửa, vợ và cả người con chưa đầy tuổi của mình. Xa nhà suốt tám năm, từng nỗi nhớ lại càng lớn thêm và ngày càng chồng chất:
"Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương"Nhớ quê, nhớ nhà, nhớ tình làng nghĩa xóm, và ông nhớ da diết đứa con gái của mình. Bởi vì xa con đến tám năm, chưa một lần ông được nghe thấy tiếng nói của con, chưa một lần tận mắt thấy người con bé bỏng, có chăng chỉ là một tấm hình mà vợ ông đã gửi, hòa bình lập lại, được về nhà chỉ có ba ngày ngắn ngủi, ông vô cùng hạnh phúc. Cùng người bạn, bác Ba, ông về thăm nhà, cốt là để gặp con mình, đã xa con quá lâu nên lòng ông cứ nôn nao khi đến gần hơn với nhà, "...cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh". Và lòng háo hức, niềm khát khao được thấy con, đã thúc giục ông không thể chậm trễ được nữa khi nhìn thấy đứa bé giống đứa con mà mình đã nhìn qua tấm ảnh, "...không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với". Rồi hành động đã chuyển thành tiếng nói và những biểu hiện trên khuôn mặt ông, ông kêu to một tiếng: Thu! Con, lại gần con ông xúc động vô cùng".. vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ", bật lên hai câu với giọng run run: "Ba đây con!". Qua tất cả những điều đó, ta thấy được ở ông là một niềm thương con da diết, nhớ con và khao khát gặp con, chính vì thế ông đã không ngăn cản được cảm xúc của mình dâng trào. Nhưng con người ta lại hy vọng quá mức vào một điều để rồi thất vọng cũng vì điều đó, từ một cảm giác vui sướng tột cùng, thay vào đấy là sự hụt hẫng vô bờ của cảm xúc, ông bàng hoàng trước sự sợ hãi, lạnh lùng, xa lánh của bé Thu, niềm háo hức đã trở thành nỗi đau, "...nỗi đau như khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy". Đó chắc chắn là một cảm giác rất đau đớn và thất vọng, nỗi đau ấy có lẽ còn đau hơn khi ông phải hy sinh trên mặt trận, khi ông mong quay về sẽ được nghe lại tiếng gọi: "Ba" mà ông chưa từng được nghe từ đứa con bé bỏng của mình, qua đó ta thấy lòng yêu thương con của ông Sáu là rất chân thực và vô cùng to lớn.
Nhưng tình phụ tử không cho phép ông khóc ngay lúc này, chính vì yêu con, mà trong mấy ngày nghỉ phép ông không ghét con mà tiếp tục vỗ về và chăm sóc con, làm mọi cách để con có thể kêu lên một tiếng: "Ba" duy nhất. Nhưng trớ trêu thay, ông càng tỏ ra yêu thương bé Thu, cố gắng xóa bỏ một đoạn ngăn cách giữa hai cha con, thì Thu lại nới rộng thêm khoảng cách đó ra. Thứ ông nhận được chỉ là những lời nói trống không, sự vô cảm tàn nhẫn của bé Thu. Nỗi đau tinh thần lại càng lớn dần, khiến ông không thể khóc mà chỉ cười được thôi "Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh cười vậy thôi", nụ cười mang trong đó là sự ngượng ngạo, sự bất đắc dĩ, cười chỉ để quên đi nỗi đau vô bờ bến nhưng nỗi đau vẫn còn trong lòng. Và từ tâm trạng thất vọng, ông đã trở thành tuyệt vọng khi bé Thu hất trứng cá ra khỏi bát, không thể kìm nén được nữa, bây giờ cũng không thể cười được, nên ông đành giận dữ và đánh thật mạnh vào mông bé Thu rồi hét lên rằng: "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?". Thật là khổ tâm cho ông, tình yêu chưa thể hiện được bao nhiều, đã phải đánh con, nỗi đau đánh con còn lớn hơn cả nỗi đau con không nhận ra cha, bởi vì đánh con tức là phủ nhận tất cả niềm yêu thương mà ông đã dành cho con mình, nhưng ông đành thế, vì ông muốn con biết ông chính là người cha của em.
Và rồi, nỗi tuyệt vọng càng kéo dài không nguôi đi được, nhưng ông vẫn không ghét con, chào tạm biệt con ông cũng chỉ nói nhỏ nhẹ: "Thôi! Ba đi nghe con!". Nhưng một lần nữa, chuyện lại càng trớ trêu và đầy bất ngờ, lúc ông cảm thấy không còn một chút hy vọng gì thì bé Thu lại kêu dài một tiếng như xé toang cả khoảng không gian im lặng: " Ba...a...a...Ba" và điều đó là một món quá vô cũng ý nghĩa đối với ông, yêu con mà phải chịu cảnh thờ ơ của con đến mức giận dữ không kìm nén được thì giờ đây còn gì bất ngờ và hạnh phúc hơn nữa. Chính tiếng kêu tha thiết của bé Thu đã làm một người lính như ông phải tỏ ra mềm yếu, và xúc động vô cùng, không thể nào ngăn được ông trào nước mắt "...anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con" Niềm vui sướng có pha lẫn một chút tiếc nuối vì giờ đây ông không thể dành thời gian yêu thương con được nữa, ông phải đi rồi, bởi vậy, mang theo lời hứa "chiếc lược" cũng là lời hứa sẽ quay về nhà để được ở bên con nhiều hơn. Nhưng ước sao ông hãy ở lại bên bé Thu một lúc mà đừng ra đi quá sớm, bởi vì lúc ông lần đầu nghe tiếng gọi "Ba" của Thu cũng là lần cuối cùng mà ông được nghe và thấy mặt con.
Ở chiến khu, lòng nhớ con lại càng lớn dần lên, chính vì nhớ con mà ông rất ân hận vì đã trót đánh con, và lòng yêu thương con càng thôi thúc ông làm chiếc lược tặng con mình. Hãy thử cảm nhận được sự vui sướng khi ông tìm thấy chiếc ngà voi làm chiếc lược cho con mình, bằng một vỏ đạn ông "...cưa từng chiếc răng lược, thân trọng tỉ mỉ cố công như người thợ bạc", giờ đây ta có thể thấy được chính tình phụ tử, tình cảm gia đình khiến chúng ta như biến thành một con người khác, cũng như ông Sáu là một người lính, nhưng với sự nhớ con vô bờ bến, ông đã trở thành một nghệ nhân kiệt xuất với dụng cụ chỉ là một vỏ đạn và thứ ông chỉ có thể làm duy nhất là chiếc lược ngà cho riêng con gái mình. Không chỉ vậy, thời gian ông làm chiếc lược là thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, khắc lên trên cây lược dòng chữ: " Yêu nhớ tặng Thu con của ba", ông muốn ghi dấu thời khắc quan trọng này, chính tình cha con đã làm ông thêm mạnh mẽ để có thể quên đi mùi đạn khói của chiến tranh mà vẫn tiếp tục nâng niu chiếc lược cho con gái. Nhưng rồi mọi chuyện thật tồi tệ, chiến tranh tàn ác hơn thế, tạo ra vết sẹo để Thu không nhận ra cha, lại còn dập tắt một niềm khao khát nhỏ nho là được tận tay trao chiếc lược cho đứa con gái của mình, ông Sáu đã bị chiến tranh giết chết, một vỏ máy bay giặc bắn vào người ông. Tưởng như một vết thương nặng có thể khiến ông ra đi lập tức, nhưng ông trút hết những hơi thở cuối cùng bằng việc thò tay vào chiếc túi đẫm máu để lấy ra chiếc lược ngà và trao lại cho người đồng đội nhờ đưa cho bé Thu, đến lúc đó, ông mới chịu "...nhắm mắt đi xuôi". Một hành động thật thiêng liêng cao đẹp, chính tình phụ tử đã góp sức cho ông làm công việc cuối cùng này, "...tình cha con là không thể chết được", tình cha con được khẳng định là một tình cảm bất diệt, cao quý, chiến tranh có thể làm sứt mẻ tình cảm gia đình, những không thể làm tổn thương đến tình cảm cha con, bởi vì trong chiến tranh, tình cha con lại càng sâu nặng và thắm thiết hơn, chiếc lược ngà mà ông Sáu đã gửi lại ở cuối đoạn trích chính là một nhân chứng chân thực nhất về tình cảm đẹp đẽ này.
Tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu là vô bờ bến nhưng với bé Thu, em cũng rất yêu cha mình. Xa cha từ khi còn nhỏ, mới khi biết nói và biết cảm nhận, em đã có thể thấy thiếu vằng hình ảnh của người cha, người trụ cột trong gia đình mình. Cha là ai? Cha trông thế nào? Chắc những câu hỏi đó vẫn hay vương vấn trong tâm trí em, hình ảnh người cha duy nhất mà em thấy được là qua bức ảnh cũ kĩ mà ông Sáu đã chụp với vợ. Chính vì vậy, một hình ảnh người cha trong tấm ảnh đã ăn sâu vào tâm trí và suy nghĩ của em, nên không có gì quá ngạc nhiên khi em tỏ ra "ngơ ngác, lạ lùng" khi mới gặp ông Sáu, phản ứng đầu tiên là "mặt bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má!", đó là một cảm giác sợ hãi, cảm giác như thế mình mất ba rồi, qua đấy, ta thấy bé Thu thật trẻ con và thật yêu cha, chính vì trẻ con mà khi thấy vết sẹo trên má ông Sáu thì không cần nghĩ, em vẫn không tin đó là cha, yêu cha bởi vì chỉ có thương nhớ người cha mà em không chấp nhận ai khác làm cha của mình.
Rồi trong những ngày nghĩ phép của ông Sáu, đáp lại một niềm mong mỏi kêu lên tiếng "Ba" của ông, Thu chỉ tỏ ra thờ ơ với ông, nói trống không và kiên quyết không kêu lên tiếng "Ba" nào mà tự mình làm công việc chắt nước.
"Vô ăn cơm!... Cơm chín rồi!... Con kêu rồi mà người ta không nghe.... Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái.... Cơm sôi rồi nhão bây giờ!"
Hàng loạt những câu nói của bé Thu cho thấy một sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của cô bé. Từ "người ta" mà em dùng để gọi ông Sáu cho thấy một sự nhất quyết không lên bất cứ tiếng "Ba" nào. Nhưng ta lại cảm thấy đáng thương hơn là đáng trách bé Thu, xuất phát từ lòng yêu cha, nhớ cha và mong mỏi gặp cha, cô bé chắc chắn không gọi bất cứ ai là "Ba" nếu như chưa tin chắc đó là "Ba" mình, chính vì xa lánh ông Sáu ta mới thấy bé Thu yêu ba mình, thật là một tâm hồn ngây thơ của trẻ con. Và rồi, sự ngang ngạnh đã đến mức đỉnh điểm, dẫn đến phản ứng quyết liệt, Thu hất trứng cá ra khỏi bát khi được ông Sáu gắp cho và bị ông Sáu đánh thật mạnh vào mông. Tưởng chừng sau cái đánh đó, cô bé sẽ khóc lên nhưng không "...nó cầm đũa, gắp lại trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.... mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật, rồi lấy dầm bởi qua sông" , hành động bất ngờ nhưng cũng thật tự nhiên, bé Thu mạnh mẽ khi không khóc tiếng nào, thay vào đó như là một việc làm trút giận lên chiếc dây lòi tói, nhưng bên trong đó, ta còn cảm thấy rằng, dường như tâm trí bé Thu đã có suy nghĩ ông Sáu là ba của mình, bởi vì thế mà em mới không cãi lại ông Sáu, em khua lòi tói để ông Sáu nếu là cha thì phải đi tìm để dỗ dành mình, toàn bộ hành động tuy thật trẻ con nhưng lại rất đáng thương cho một cô bé như Thu. Và sau khi nghe được bà giải thích, Thu mới hối hận nghĩ lại, trăn trở suốt đêm, thở dài và không ngủ được. Đến khi ông Sáu ra đi, cô bé mới để cho cảm xúc của mình được bộc lộ ra hết.
"...kêu thét lên: Ba...a...a...ba!....
...Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con.
...Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa"
Đó là một tình cảm đã dồn nén từ rất lâu rồi, hơn tám năm rồi, Thu chỉ mong được biểu lộ tình cảm với ba thôi, tình cảm ấy được thể hiện thật mãnh liệt nhưng lại hòa lẫn sự hối hận của bé Thu. Cái trẻ con trong bé Thu còn được thể hiện lần cuối khi xin ông Sáu mua chiếc lược cho mình. Đó là kết thúc cho một cuộc gặp gỡ cảm động và thật thiêng liêng.
Qua cuộc gặp gỡ ấy, ta thấy Nguyễn Quang Sáng tuy không đề cập đến chiến tranh nhưng chiến tranh vẫn luôn hiện lên qua vết sẹo của ông Sáu. Kết quả của tám năm đi lính xa nhà của ông sáu cũng là nguyên nhân khiến bé Thu không nhận ra cha mình, giá như không có vết sẹo ấy thì bé Thu đã được hưởng ba ngày tuyệt vời trong tình yêu thương của cha mình, nhưng nếu không có vết sẹo ấy, tình cảm gia đình cũng không được thử thách và bộc lộ lên được, tình cảm cha con mà vì thế đã trở nên thiêng liêng cao đẹp hơn trong tình cảnh chiến tranh.
Câu chuyện với tình huống bất ngờ độc đáo, khi bé Thu không nhận ra cha mình, qua đó làm nổi bật lên tính cách, tình cảm cha con thực sự giữa ông Sáu và cả bé Thu. Ngôi kể bằng nhân vật bác Ba tạo nên sự chân thực, khách quan và tự nhiên làm tăng thêm yếu tố cảm xúc.
"Chiếc lược ngà" là một câu chuyện cảm động và rất chân thực của Nguyễn Quang Sáng. Bằng một sự cảm nhận chân thực về tình cảm gia đình trong chiến tranh, ông đã gợi lên một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng, đẹp đẽ, và trên thực tế còn rất nhiều tình cảm khác mà ta cần phải trân trọng và giữ gìn.
Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một truyện cảm động về tình cha con của những gia đình Việt Nam mà ở đó "lớp cha trước, lớp con sau, đã thành đồng chí chung câu quân hành". Trong truyện đoạn cảm động nhất là đoạn "ba ngày nghỉ phép về quê của anh Sáu".
Năm 1946, năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, anh Sáu lên đường theo tiếng gọi của quê hương. Bấy giờ, bé Thu, con gái anh chưa đầy một tuổi. Chín năm đằng đẵng xa quê, xa nhà, anh Sáu vẫn mong có một ngày trở về quê gặp lại vợ con.
Thế rồi, kháng chiến thắng lợi, anh được nghỉ 3 ngày phép về thăm quê, một làng nhỏ bên bờ sông Cửu Long. Về đến nhà, anh tưởng tượng bé Thu - con gái anh sẽ rất vui mừng khi được gặp cha. Giờ đây, nó cũng đã mười tuổi rồi còn gì. Mang một nỗi niềm rạo rực, phấn chấn, anh nôn nóng cho mau về đến nhà.
Không chờ xuồng cập bến, anh đã nhảy lên bờ vừa bước, vừa gọi: "Thu! Con!" thật tha thiết. Ta có thể tưởng tượng nỗi vui sướng của anh như thế nào. Khi anh vừa bước đi, vừa lom khom người xuống đưa tay chờ con. Thế nhưng ngược lại với những điều anh Sáu mong chờ. Bé Thu tròn mắt nhìn anh ngạc nhiên rồi bỏ chạy. Phản ứng của bé Thu khiến anh Sáu sững sờ, đau khổ. Còn gì đáng buồn hơn khi đứa con mà anh hết lòng thương yêu và khắc khoải từng ngày để được gặp mặt, giờ đây trở nên xa lạ đến mức phũ phàng ấy.
Thế rồi, anh Sáu tìm mọi cách gặp con để làm quen dần vì anh nghĩ rằng khi anh đi nó vừa mấy tháng tuổi nên nó lạ. Anh mong sao nó gọi một tiếng "ba", vào ăn cơm nó chỉ nói trống không "Vô ăn cơm!"
Bữa sau, cũng là ngày phép thứ hai, bé Thu trông hộ mẹ nồi cơm để chị Sáu chạy mua thức ăn. Trước khi đi, chị Sáu dặn nó có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nồi cơm quá to mà bé Thu thì còn nhỏ, vậy mà khi nồi cơm sôi không tìm được cách nào để chắt nước, loay hoay mãi, nó nhìn anh Sáu một lúc rồi kêu lên: "Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái!" anh Sáu vẫn ngồi im, chờ đợi sự thay đổi của nó. Thế nhưng, nó nghĩ ra cách lấy vá múc ra từng vá nước chứ nhất định không chịu gọi anh Sáu bằng "Ba". Con bé thật đáo để!
Đến bữa ăn cơm, anh Sáu gắp cho bé Thu một cái trứng cá to, vàng bỏ vào chén. Lúc đầu nó để đó rồi bất thần hất cái trứng ra làm cơm đổ tung toé. Giận quá, không kìm được nữa, anh Sáu vung tay đánh vào mông nó. Thế là bé Thu vội chạy ra xuồng mở "lòi tói" rồi bơi qua sông lên nhà bà ngoại.
Phép chỉ còn ngày cuối cùng, anh Sáu phải trở về đơn vị để nhận nhiệm vụ mới. Bao nhiêu mơ ước được hôn, ôm con vào lòng từ bấy lâu nay của anh Sáu giờ chỉ càng làm cho anh thêm đau lòng và gần như anh không còn để ý đến nó nữa.
Thân nhân, họ hàng đến chia tay anh cũng khá đông nên anh cứ bịn rịn mãi. Chị Sáu cũng lo sắp xếp đồ đạc cho chồng, không ai quan tâm bé Thu đang đứng bơ vơ một mình bên cửa nhà. Thì ra nó theo bà ngoại trở về vì bà ngoại sang đây để tiễn chân anh Sáu. Giờ này, trên gương mặt Thu không còn cái vẻ bướng bỉnh, ương ngạnh nữa, mà thoáng một nét buồn trông đến dễ thương. Nó nhìn mọi người, nhìn anh Sáu. Đến lúc mang ba lô và bắt tay với mọi người, anh Sáu mới nhìn quanh tìm bé Thu. Thấy con, dường như mọi việc trong ba ngày phép hiện lên trong anh nên anh chỉ đứng nhìn con với bao nỗi xót xa ... cuối cùng, anh cũng phải nói lên lời chia tay với con mà không hy vọng bé Thu sẽ gọi một tiếng "ba" thiêng liêng ấy. Thật là đột ngột và không ngờ, bé Thu chạy đến bên anh Sáu và tiếng "Ba!" được thốt lên thật cảm động biết nhường nào. Nó ôm chầm thật chặt như không muốn rời ba nữa. Nó khóc, khóc thật nhiều và thét lên những lời khiến mọi người xung quanh đều xúc động: "Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con!"
Sung sướng, hạnh phúc và cũng thật đau lòng, anh Sáu cũng chỉ biết ôm con và khóc cùng với con. Rồi cũng đến lúc phải chia tay, thật bịn rịn vô cùng. Vừa mới nhận được tiếng "ba" của đứa con thân yêu cũng là lúc phải nghẹn ngào chia tay với con để trở về đơn vị làm tròn trách nhiệm khi đang ở quân ngũ.
Trước kia anh Sáu đã thương con, giờ đây anh càng thương con gấp bội. Bởi lẽ anh đã hiểu lí do vì sao bé Thu quyết định từ chối không gọi anh bằng "ba" từ ba hôm nay.
Làm sao chấp nhận một người xa lạ mà khuôn mặt không giống trong tấm ảnh mà mẹ nó thường ngày vẫn nói với nó đó là "ba" được. Chính vết sẹo quái ác kia đã làm cho bé Thu không nhận anh Sáu, hằn học với anh Sáu. Sau khi hiểu rõ nguyên nhân của vết sẹo hằn trên gương mặt của ba, bé Thu mới thấy hổ thẹn và ăn năn. Tình cảm cha con bỗng dâng đầy, tràn ngập trong lòng em. Tình cảm đó được thể hiện bằng thái độ, cử chỉ dồn dập, gấp rút khi nó gọi và ôm chầm lấy anh Sáu. Ba ngày phép ngắn ngủi nhưng lại rất nặng nề với anh Sáu và bé Thu. Nghịch cảnh này là một trong muôn ngàn nghịch cảnh khác mà đã có biết bao gia đình phải ngậm ngùi vì những ngộ nhận đáng thương. Đó cũng là một sự thật đau lòng của nước Việt Nam ta trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Chiến tranh đã đi qua nhưng qua tài liệu chúng ta có thể thấy được chiến tranh tàn ác như thế nào và khiến đời sống của chúng ta nhà tan, cửa nát, mất mát và chia li. Đọc truyện ngắn Chiếc Lược Ngà chúng ta có thể thấy được lòng yêu thương con sau bao nhiêu năm xa cách như thế nào, nó đã làm rung động biết bao trái tim khi đọc qua tác phẩm này.
Bài tham khảo 2
Chiến tranh! Hai tiếng vang lên nghe thật thương tâm, cũng chính vì hai tiếng đó mà bao người phải khổ đau. Chiến tranh tàn khốc, gây ra các cuộc sinh ly tử biệt, vợ xa chồng, cha xa con, con xa nhà. Chiến tranh không thể tha thứ khi đã cướp đi sinh mạng, xương máu của biết bao người con Việt Nam, nhưng một phần nào, ta cũng càm ơn chiến tranh, bởi vì không có nó, những tình cảm thiêng liêng nhất của cuộc đời không thể nào bộc lộ ra hết được, tình yêu đôi lứa, tình đồng chí đồng đội, tình yêu quê hương và đặc biệt nhất là tình cảm gia đình. Nguyễn Quang Sáng một nhà văn của thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đã ngưỡng mộ trước thứ tình cảm cao đẹp này, ông đã khai thác và xây dụng nên câu chuyện về cuộc gặp gỡ của hai cha con đầy xúc động, đó là "Chiếc lược ngà" được ông viết vào năm 1966.
Câu chuyện kể về cha con ông Sáu và bé Thu sau hơn tám năm xa cách mới có dịp gặp lại nhau, nhưng Thu đã không nhận ra cha mình chỉ vì một vết sẹo dài trên má, thay vào đó là sự vô cảm, thờ ơ như căm ghét ông. Nhưng rồi thật bất ngờ, khi ông Sáu chuẩn bị lại đi, Thu mới chịu kêu lên tiếng "ba" với ông Sáu, không còn đủ thời gian để yêu thương nhau, ông Sáu đã ra chiến khu và làm chiếc lược cho con mình. Nhưng cũng sau khi ông làm sau, ông đã hy sinh bởi bọn giặc, trong vài giây cuối cuộc đời, ông đã kịp trao lại chiếc lược cho bác Ba - người bạn của ông và nhờ đưa lại cho Thu, rồi ông mới ra đi.
Đọc qua truyện ngắn này, ta mới thấy được tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm cha con thiêng liêng và cao đẹp biết nhường nào. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất đó là chiến tranh, tình cảm ấy vẫn không biến mất mà vẫn còn ẩn chứa trong mỗi con người. Điều đó đã được thể hiện một cách sâu sắc qua nhân vật ông Sáu.
Ông Sáu cũng như bao người nông dân Việt Nam khác, ông phải đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc, mà đành bỏ lại phía sau những gì thân thương nhất của đời mình, ruộng nương, nhà cửa, vợ và cả người con chưa đầy tuổi của mình. Xa nhà suốt tám năm, từng nỗi nhớ lại càng lớn thêm và ngày càng chồng chất:
"Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương"Nhớ quê, nhớ nhà, nhớ tình làng nghĩa xóm, và ông nhớ da diết đứa con gái của mình. Bởi vì xa con đến tám năm, chưa một lần ông được nghe thấy tiếng nói của con, chưa một lần tận mắt thấy người con bé bỏng, có chăng chỉ là một tấm hình mà vợ ông đã gửi, hòa bình lập lại, được về nhà chỉ có ba ngày ngắn ngủi, ông vô cùng hạnh phúc. Cùng người bạn, bác Ba, ông về thăm nhà, cốt là để gặp con mình, đã xa con quá lâu nên lòng ông cứ nôn nao khi đến gần hơn với nhà, "...cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh". Và lòng háo hức, niềm khát khao được thấy con, đã thúc giục ông không thể chậm trễ được nữa khi nhìn thấy đứa bé giống đứa con mà mình đã nhìn qua tấm ảnh, "...không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với". Rồi hành động đã chuyển thành tiếng nói và những biểu hiện trên khuôn mặt ông, ông kêu to một tiếng: Thu! Con, lại gần con ông xúc động vô cùng".. vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ", bật lên hai câu với giọng run run: "Ba đây con!". Qua tất cả những điều đó, ta thấy được ở ông là một niềm thương con da diết, nhớ con và khao khát gặp con, chính vì thế ông đã không ngăn cản được cảm xúc của mình dâng trào. Nhưng con người ta lại hy vọng quá mức vào một điều để rồi thất vọng cũng vì điều đó, từ một cảm giác vui sướng tột cùng, thay vào đấy là sự hụt hẫng vô bờ của cảm xúc, ông bàng hoàng trước sự sợ hãi, lạnh lùng, xa lánh của bé Thu, niềm háo hức đã trở thành nỗi đau, "...nỗi đau như khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy". Đó chắc chắn là một cảm giác rất đau đớn và thất vọng, nỗi đau ấy có lẽ còn đau hơn khi ông phải hy sinh trên mặt trận, khi ông mong quay về sẽ được nghe lại tiếng gọi: "Ba" mà ông chưa từng được nghe từ đứa con bé bỏng của mình, qua đó ta thấy lòng yêu thương con của ông Sáu là rất chân thực và vô cùng to lớn.
Nhưng tình phụ tử không cho phép ông khóc ngay lúc này, chính vì yêu con, mà trong mấy ngày nghỉ phép ông không ghét con mà tiếp tục vỗ về và chăm sóc con, làm mọi cách để con có thể kêu lên một tiếng: "Ba" duy nhất. Nhưng trớ trêu thay, ông càng tỏ ra yêu thương bé Thu, cố gắng xóa bỏ một đoạn ngăn cách giữa hai cha con, thì Thu lại nới rộng thêm khoảng cách đó ra. Thứ ông nhận được chỉ là những lời nói trống không, sự vô cảm tàn nhẫn của bé Thu. Nỗi đau tinh thần lại càng lớn dần, khiến ông không thể khóc mà chỉ cười được thôi "Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh cười vậy thôi", nụ cười mang trong đó là sự ngượng ngạo, sự bất đắc dĩ, cười chỉ để quên đi nỗi đau vô bờ bến nhưng nỗi đau vẫn còn trong lòng. Và từ tâm trạng thất vọng, ông đã trở thành tuyệt vọng khi bé Thu hất trứng cá ra khỏi bát, không thể kìm nén được nữa, bây giờ cũng không thể cười được, nên ông đành giận dữ và đánh thật mạnh vào mông bé Thu rồi hét lên rằng: "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?". Thật là khổ tâm cho ông, tình yêu chưa thể hiện được bao nhiều, đã phải đánh con, nỗi đau đánh con còn lớn hơn cả nỗi đau con không nhận ra cha, bởi vì đánh con tức là phủ nhận tất cả niềm yêu thương mà ông đã dành cho con mình, nhưng ông đành thế, vì ông muốn con biết ông chính là người cha của em.
Và rồi, nỗi tuyệt vọng càng kéo dài không nguôi đi được, nhưng ông vẫn không ghét con, chào tạm biệt con ông cũng chỉ nói nhỏ nhẹ: "Thôi! Ba đi nghe con!". Nhưng một lần nữa, chuyện lại càng trớ trêu và đầy bất ngờ, lúc ông cảm thấy không còn một chút hy vọng gì thì bé Thu lại kêu dài một tiếng như xé toang cả khoảng không gian im lặng: " Ba...a...a...Ba" và điều đó là một món quá vô cũng ý nghĩa đối với ông, yêu con mà phải chịu cảnh thờ ơ của con đến mức giận dữ không kìm nén được thì giờ đây còn gì bất ngờ và hạnh phúc hơn nữa. Chính tiếng kêu tha thiết của bé Thu đã làm một người lính như ông phải tỏ ra mềm yếu, và xúc động vô cùng, không thể nào ngăn được ông trào nước mắt "...anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con" Niềm vui sướng có pha lẫn một chút tiếc nuối vì giờ đây ông không thể dành thời gian yêu thương con được nữa, ông phải đi rồi, bởi vậy, mang theo lời hứa "chiếc lược" cũng là lời hứa sẽ quay về nhà để được ở bên con nhiều hơn. Nhưng ước sao ông hãy ở lại bên bé Thu một lúc mà đừng ra đi quá sớm, bởi vì lúc ông lần đầu nghe tiếng gọi "Ba" của Thu cũng là lần cuối cùng mà ông được nghe và thấy mặt con.
Ở chiến khu, lòng nhớ con lại càng lớn dần lên, chính vì nhớ con mà ông rất ân hận vì đã trót đánh con, và lòng yêu thương con càng thôi thúc ông làm chiếc lược tặng con mình. Hãy thử cảm nhận được sự vui sướng khi ông tìm thấy chiếc ngà voi làm chiếc lược cho con mình, bằng một vỏ đạn ông "...cưa từng chiếc răng lược, thân trọng tỉ mỉ cố công như người thợ bạc", giờ đây ta có thể thấy được chính tình phụ tử, tình cảm gia đình khiến chúng ta như biến thành một con người khác, cũng như ông Sáu là một người lính, nhưng với sự nhớ con vô bờ bến, ông đã trở thành một nghệ nhân kiệt xuất với dụng cụ chỉ là một vỏ đạn và thứ ông chỉ có thể làm duy nhất là chiếc lược ngà cho riêng con gái mình. Không chỉ vậy, thời gian ông làm chiếc lược là thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, khắc lên trên cây lược dòng chữ: " Yêu nhớ tặng Thu con của ba", ông muốn ghi dấu thời khắc quan trọng này, chính tình cha con đã làm ông thêm mạnh mẽ để có thể quên đi mùi đạn khói của chiến tranh mà vẫn tiếp tục nâng niu chiếc lược cho con gái. Nhưng rồi mọi chuyện thật tồi tệ, chiến tranh tàn ác hơn thế, tạo ra vết sẹo để Thu không nhận ra cha, lại còn dập tắt một niềm khao khát nhỏ nho là được tận tay trao chiếc lược cho đứa con gái của mình, ông Sáu đã bị chiến tranh giết chết, một vỏ máy bay giặc bắn vào người ông. Tưởng như một vết thương nặng có thể khiến ông ra đi lập tức, nhưng ông trút hết những hơi thở cuối cùng bằng việc thò tay vào chiếc túi đẫm máu để lấy ra chiếc lược ngà và trao lại cho người đồng đội nhờ đưa cho bé Thu, đến lúc đó, ông mới chịu "...nhắm mắt đi xuôi". Một hành động thật thiêng liêng cao đẹp, chính tình phụ tử đã góp sức cho ông làm công việc cuối cùng này, "...tình cha con là không thể chết được", tình cha con được khẳng định là một tình cảm bất diệt, cao quý, chiến tranh có thể làm sứt mẻ tình cảm gia đình, những không thể làm tổn thương đến tình cảm cha con, bởi vì trong chiến tranh, tình cha con lại càng sâu nặng và thắm thiết hơn, chiếc lược ngà mà ông Sáu đã gửi lại ở cuối đoạn trích chính là một nhân chứng chân thực nhất về tình cảm đẹp đẽ này.
Tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu là vô bờ bến nhưng với bé Thu, em cũng rất yêu cha mình. Xa cha từ khi còn nhỏ, mới khi biết nói và biết cảm nhận, em đã có thể thấy thiếu vằng hình ảnh của người cha, người trụ cột trong gia đình mình. Cha là ai? Cha trông thế nào? Chắc những câu hỏi đó vẫn hay vương vấn trong tâm trí em, hình ảnh người cha duy nhất mà em thấy được là qua bức ảnh cũ kĩ mà ông Sáu đã chụp với vợ. Chính vì vậy, một hình ảnh người cha trong tấm ảnh đã ăn sâu vào tâm trí và suy nghĩ của em, nên không có gì quá ngạc nhiên khi em tỏ ra "ngơ ngác, lạ lùng" khi mới gặp ông Sáu, phản ứng đầu tiên là "mặt bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má!", đó là một cảm giác sợ hãi, cảm giác như thế mình mất ba rồi, qua đấy, ta thấy bé Thu thật trẻ con và thật yêu cha, chính vì trẻ con mà khi thấy vết sẹo trên má ông Sáu thì không cần nghĩ, em vẫn không tin đó là cha, yêu cha bởi vì chỉ có thương nhớ người cha mà em không chấp nhận ai khác làm cha của mình.
Rồi trong những ngày nghĩ phép của ông Sáu, đáp lại một niềm mong mỏi kêu lên tiếng "Ba" của ông, Thu chỉ tỏ ra thờ ơ với ông, nói trống không và kiên quyết không kêu lên tiếng "Ba" nào mà tự mình làm công việc chắt nước.
"Vô ăn cơm!... Cơm chín rồi!... Con kêu rồi mà người ta không nghe.... Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái.... Cơm sôi rồi nhão bây giờ!"
Hàng loạt những câu nói của bé Thu cho thấy một sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của cô bé. Từ "người ta" mà em dùng để gọi ông Sáu cho thấy một sự nhất quyết không lên bất cứ tiếng "Ba" nào. Nhưng ta lại cảm thấy đáng thương hơn là đáng trách bé Thu, xuất phát từ lòng yêu cha, nhớ cha và mong mỏi gặp cha, cô bé chắc chắn không gọi bất cứ ai là "Ba" nếu như chưa tin chắc đó là "Ba" mình, chính vì xa lánh ông Sáu ta mới thấy bé Thu yêu ba mình, thật là một tâm hồn ngây thơ của trẻ con. Và rồi, sự ngang ngạnh đã đến mức đỉnh điểm, dẫn đến phản ứng quyết liệt, Thu hất trứng cá ra khỏi bát khi được ông Sáu gắp cho và bị ông Sáu đánh thật mạnh vào mông. Tưởng chừng sau cái đánh đó, cô bé sẽ khóc lên nhưng không "...nó cầm đũa, gắp lại trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.... mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật, rồi lấy dầm bởi qua sông" , hành động bất ngờ nhưng cũng thật tự nhiên, bé Thu mạnh mẽ khi không khóc tiếng nào, thay vào đó như là một việc làm trút giận lên chiếc dây lòi tói, nhưng bên trong đó, ta còn cảm thấy rằng, dường như tâm trí bé Thu đã có suy nghĩ ông Sáu là ba của mình, bởi vì thế mà em mới không cãi lại ông Sáu, em khua lòi tói để ông Sáu nếu là cha thì phải đi tìm để dỗ dành mình, toàn bộ hành động tuy thật trẻ con nhưng lại rất đáng thương cho một cô bé như Thu. Và sau khi nghe được bà giải thích, Thu mới hối hận nghĩ lại, trăn trở suốt đêm, thở dài và không ngủ được. Đến khi ông Sáu ra đi, cô bé mới để cho cảm xúc của mình được bộc lộ ra hết.
"...kêu thét lên: Ba...a...a...ba!....
...Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con.
...Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa"
Đó là một tình cảm đã dồn nén từ rất lâu rồi, hơn tám năm rồi, Thu chỉ mong được biểu lộ tình cảm với ba thôi, tình cảm ấy được thể hiện thật mãnh liệt nhưng lại hòa lẫn sự hối hận của bé Thu. Cái trẻ con trong bé Thu còn được thể hiện lần cuối khi xin ông Sáu mua chiếc lược cho mình. Đó là kết thúc cho một cuộc gặp gỡ cảm động và thật thiêng liêng.
Qua cuộc gặp gỡ ấy, ta thấy Nguyễn Quang Sáng tuy không đề cập đến chiến tranh nhưng chiến tranh vẫn luôn hiện lên qua vết sẹo của ông Sáu. Kết quả của tám năm đi lính xa nhà của ông sáu cũng là nguyên nhân khiến bé Thu không nhận ra cha mình, giá như không có vết sẹo ấy thì bé Thu đã được hưởng ba ngày tuyệt vời trong tình yêu thương của cha mình, nhưng nếu không có vết sẹo ấy, tình cảm gia đình cũng không được thử thách và bộc lộ lên được, tình cảm cha con mà vì thế đã trở nên thiêng liêng cao đẹp hơn trong tình cảnh chiến tranh.
Câu chuyện với tình huống bất ngờ độc đáo, khi bé Thu không nhận ra cha mình, qua đó làm nổi bật lên tính cách, tình cảm cha con thực sự giữa ông Sáu và cả bé Thu. Ngôi kể bằng nhân vật bác Ba tạo nên sự chân thực, khách quan và tự nhiên làm tăng thêm yếu tố cảm xúc.
"Chiếc lược ngà" là một câu chuyện cảm động và rất chân thực của Nguyễn Quang Sáng. Bằng một sự cảm nhận chân thực về tình cảm gia đình trong chiến tranh, ông đã gợi lên một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng, đẹp đẽ, và trên thực tế còn rất nhiều tình cảm khác mà ta cần phải trân trọng và giữ gìn.
bởi minh vương 16/01/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Tóm tắt tác phẩm Làng của Kim Lân
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết một đoạn văn từ 6-8 câu nên cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua bài thơ "Đồng Chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
Mọi người giúp em với ạ em cảm ơn ạ
Mong mn đừng chép mạng
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Bản thân em cần làm gì để thể hiện lòng nhân ái trong cuộc sống (khoảng 3 đến 5 câu)
05/12/2022 | 0 Trả lời
-
Dàn ý kể về một câu chuyện cảm động ở xóm em
10/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chú ý không chép mạng không quá dài đầy đủ các yếu tố trên đề là được ạ cỡ 2 trang giấy thi
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Làm bài 3 cho mình nhé
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Có lẽ bởi vậy mà khi cặp đôi học trò Minh Hiếu - Tất Minh (trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa) suốt 10 năm liền cõng nhau đến trường bất kể nắng mưa, bất kể giông bão, người ta bỗng thấy sao mà kỳ diệu quá.”
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Có một người phụ nữ nọ vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói: "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?". Người phụ nữ tham nghĩ: Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ở lại mất". Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có”. Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đen sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ". Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, rồi bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng.
Câu 1 .Xác định phương thức biểu đạt chỉnh được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Tìm và ghi lại 01 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.
Câu 3. Theo em, vì sao người phụ nữ lại vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt?
Câu 4. Bài học nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (Trả lời khoảng 3 đến 5
dòng )cho xin đáp án ạ
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Ý nghĩa nhan đề
04/01/2023 | 1 Trả lời
-
Câu 1 (8,0 điểm)
Khi vua bóng đá Pêlêlập được kì tích ghi một ngàn bàn thắng trong cuộc đời cầu thủ
của mình, một kỉ lục cho đến lúc đó chưa ai đạt tới, có người hỏi: "Trong số một ngàn
bàn thắng đã ghi được vào lưới đối thủ, bàn thắng nào làm ông cảm thấy hài lòng nhất?".
"Bàn thẳng thứ 1001!" – Pêlê vui vẻ trả lời với thái độ nghiêm túc, Đố
-
(Trích
99 câu chuyện về triết li, Nguyễn Kim Lân sưu tầm và biên soạn,
NXB Văn hóa Thông tin, 2008, tr.185)
Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề được gợi ra từ câu chuyện trên.Cho tớ hỏiii vấn đề của bài này là gi được k ặ??
05/01/2023 | 0 Trả lời
-
hinh anh nhung nguoi linh lai khong chi the hien qua so dung cam qua tinh thuong
07/01/2023 | 0 Trả lời
-
nêu cảm nhận về tình cảm của con đối với cha trong chiến tranh qua văn bản "chiếc lược ngà"
12/01/2023 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn quy nạp 12 câu phân tích tình cảm yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong văn bản Làng
14/01/2023 | 0 Trả lời
-
hiện tượng đốt pháo ngày tết
29/01/2023 | 0 Trả lời
-
Chỉ ra dấu hiệu nghệ thuật và cho biết nỗi dung diễn đạt ở các đoạn thơ sau:
a) "Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn"
b) "Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"
c) "Người dồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đòng mình tự đục dá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục"
17/02/2023 | 0 Trả lời
-
Nêu ý nghĩa của câu chuyện cô thompson và cậu teddy
18/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết bài văn nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của ước mơ đối với tuổi trẻ
22/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết một đoạn văn sử dụng ít nhất 2 phép liên kết và chỉ rõ các pháp liên kết đó
cần gấp ạaaaaaaaaaaaaaa
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
Trong văn bản, tác giả khẳng định: Chúng ta tự để mình bị hạn chế một số mặt đáng kể do môi trường sống, nền giáo dục và việc tin vào những điều không đúng về bản thân mình và thế giới xung quanh....Còn có ý kiến khác cho rằng: Trường học đã giết chết sự sáng tạo của học sinh. Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này? Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị!
giúp em với ạ
25/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em ve ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị quanh ta
giúp vớiiiiii
26/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn không quá 15 câu văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề sau "bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta" trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ ( gạch chân thành phần khởi ngữ)
07/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Ông hai trong truyện ngắn
2. Làng Bé Thu / Ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà
3. Vũ nương trong chuyện người con gái nam xương
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Ông hai trong truyện ngắn Làng
2. Bé Thu / Ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà
3. Vũ nương trong chuyện người con gái nam xương
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
Làm hộ mình bài này với bài này khó quá mình ko làm đc
Lấy tựa đề "Gia đình và quê hương"là" chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời con. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về cội nguồn yêu thương của mỗi người
Làm hộ mình cái luận cứ này nhé:
Liên hệ mở rộng tới những tác phẩm viết về gia đình và quê hương để thấy được ý nghĩa của quê hương trong đời sống tinh thần mỗi người.VD: Quê hương (Đỗ Trung Quan) Quê hương (Tế Hanh
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Đi từ sáng không ngủ. Tôi cũng đi bây giờ. Các bạn cố gắng nhé. (NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI)
Trong các câu văn trên câu nào được dùng với nghĩa hàm ý? Chỉ rõ hàm ý được chứa trong câu văn mà em vừa xác định. Hàm ý đó thể hiện vẻ đẹp gì ở nhân vật đại đội trưởng?19/03/2023 | 0 Trả lời