YOMEDIA
NONE

Phân tích lòng hiếu thảo của Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.

Phân tích lòng hiếu thảo của Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Nguyễn Dữ là một tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. ”Truyền kỳ mạn lục”của ông là một tác phẩm đỉnh cao của thể loại truyện truyền kì. Tác phẩm gồm 20 thiên truyện, trong đó ”Chuyện người con gái Nam Xương” là một truyện ngắn xuất sắc viết về số phận người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ. Đọc truyện, em vô cùng cảm phục trước lòng hiếu thảo của Vũ Nương.

    Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, đây là thời kì xã hội phong kiến suy tàn, các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh-Mạc tranh giành quyền binh gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. Cuộc sống của nhân dân vô cùng lầm than, cực khổ. Quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ bị chà đạp, bị coi rẻ, coi khinh. Nguyễn Dữ đã gửi gắm tinh thần nhân đạo vào tác phẩm mình viết. Một trong số đó là “Chuyện người con gái Nam Xương”. Tác phẩm đã thể hiện được lòng hiếu thảo của Vũ Nương như sau:

    Chuyện kể về người con gái xinh đẹp, nết na tên là Vũ Thị Thiết. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, người cùng làng. Trương Sinh đi lính, để lại Vũ Nương ở nhà. Nàng một mình sinh con, nuôi con, chăm sóc mẹ già khi bà bị ốm, lấy lời ngọt ngào khuyên lơn mong bà sớm khỏi bệnh và lo ma chay chu tất khi bà cụ qua đời.

    Qua chuyện, ta có thể thấy Vũ Nương là một người con vô cùng hiếu thảo. Nàng hết sức hiếu thảo với mẹ chồng. Nàng chăm sóc bà rất chu đáo, nhất là khi bà ốm, nàng “hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào, không khéo khuyên lơn. Với người ốm đau bệnh tật, chăm lo thuốc thang là việc làm quan trọng đầu tiên phải có. Khi mẹ chồng ốm, Vũ Nương đã lo lắng thuốc thang hết sức mình chăm sóc mẹ chồng. Nàng cầu cúng mong cho mẹ chồng khỏi bệnh. Hành động lễ bái thần phật là hành động an ủi tâm linh cho mẹ chồng. Nàng dùng “lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, đó là lời của tình cảm chân thành, ân cần, động viên, an ủi người ốm. Khi mẹ chồng ốm, Vũ Nương đã chăm sóc cả về mặt vật chất, tinh thần, tình cảm. Nàng thấu hiểu bệnh của mẹ chồng chủ yếu là do tâm bệnh, do thương nhớ và lo lắng cho con trai. Do đó cách chăm sóc của nàng chủ yếu hướng tới chăm sóc tinh thần cho bà cụ. Trước khi mất, lời trăng trối của mẹ chồng càng khắc sâu lòng hiếu thảo của nàng: “Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Lời trăng trối của mẹ chồng đã khách quan ghi nhận lòng hiếu thảo của Vun Nương. Bà cầu phúc cho con dâu với ý niệm: con dâu bà hiếu thảo, sống tốt thì nhân nào quả nấy. Bà tin rằng sau này trời sẽ cho con dâu được hưởng phúc đức. Mối quan hệ mẹ chồng làng dâu trong xã hội phong kiến thường nặng nề, căng thẳng. Mẹ chồng thường rất cay nghiệt với nàng dâu. Chúng ta chắc chưa quên sự cay nghiệt của Sùng bà đối với con dâu trong vở chèo “Quan âm Thị Kính”. Chỉ vì gia đình Thị Kính không môn đăng hộ đối mà Sùng bà đuổi Thị Kính ra khỏi nhà. Còn mẹ chồng Vũ Nương trong truyện cầu phúc cho con dâu như thế chứng tỏ bà cụ không hề cay nghiệt mà cảm nhận được lòng hiếu thảo của con dâu. Vũ Nương rất chân thành với mẹ chòng ngay cả khi bà mất, nàng”hết lời thương xót”và đã báo hiếu rất chu toàn “lo ma chay, tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình”. Nàng báo hiếu mẹ chồng như đối với đấng sinh thành ra mình vậy. Đó là tình cảm rất đáng nể trọng. Khi ở dưới thủy cung nghe lời Phan Lang kể về cảnh nhà cây cối mọc thành rừng, phần mộ tổ tiên cỏ gai rợp mắt thì Vũ Nương đã ứa nước mắt, quả quyết ”tôi tất phải tìm về có ngày để khỏi mang tiếng xấu xa”. Dù sống bình yên ở cõi khác, nàng vẫn quan tâm lo lắng về nhà cửa, phần mộ tổ tiên. Tất cả mọi hành động, cử chỉ, lời nói của Vũ Nương đã thể hiện tình cảm nàng dành cho mẹ chồng là vô cùng chân thành. Nàng thật sự là một người con dâu hiếu thảo.

    Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật Vũ Nương điển hình cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Nguyễn Dữ đã có sáng tạo so với cổ tích, thêm, bớt, thay đổi tình tiết để nhấn mạnh, làm nổi bật lòng hiểu thảo, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ. Nhà văn đã thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật qua củ chỉ, hành động, lời nói. Qua hình tượng nhân vật, tác giả đã thể hiện tinh thần nhan đạo cao cả, đó chính là trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp lòng hiếu thảo của Vũ Nương. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận và nhận biết rằng mình nên hiếu thảo với cha mẹ.

    Sau khi đọc “Chuyện người con gái Nam Xương”, em càng thêm trân trọng và cảm phục Nguyễn Dữ và nhận ra rằng bản thân mình nên biết sống tốt và hiếu thảo hơn với cha mẹ, ông bà.

      bởi thúy ngọc 15/01/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF