YOMEDIA
NONE

Phân tích khổ 1 bài Nói vơi con

Phân tích khổ 1
Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Mở đầu bài thơ , bằng những lời tâm tình với con , Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người .

    Chân phải bước tới cha

    Chân trải bước tới mẹ

    Một bước chạm tiếng nói

    Hai bước tới tiếng cười

    Với nhịp thơ 2/3 , cấu trúc đối xứng , nhiều từ dược lấy lại , âm điệu tươi vui đoạn thơ gợi lên hình ảnh đứa con đang lẫm chẫm tập đi , bi bô tập nói trong vòng tay yêu thương , nâng đỡ , trong sự hân hoan , mong chờ và hạnh phúc của cha mẹ . Những hình ảnh ấm êm với cha và mẹ những âm thanh sống động , vui tươi với tiếng nói tiếng cười là những biểu hiện của một không khí gia đình đầm ấm , quấn quýt , hạnh phúc tràn đầy . Hình ảnh ấm lòng này muôn thuở vẫn là khát vọng hạnh phúc của con người .

    Yêu con , cha muốn nói với con về dân tộc minh

    Người đồng mình yêu lắm con ơi

    Đan lờ cài nan hoa

    Vách nhà ken câu hát

    Y Phương có cách gọi rất độc đáo về những con người quê hương : “ người đồng mình ” , một cách gọi rất gần gũi và thân thương mang đậm màu sắc dân tộc miền núi , thể hiện sự gắn bó sâu đậm đối với buôn làng . Cách gọi ấy gắn liền với lời đối thoại tha thiết “ con ơi " . Người cha đã có cách lí giải rất cụ thể để con có thể hiểu được “ người đồng minh ” đáng yêu như thế nào . Họ sống rất đẹp . Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui hiện lên qua các hình ảnh đẹp, đậm màu sắc dân tộc. Họ “ đan lờ ” để bắt cá , dưới bàn tay họ những nạn nứa , nan trúc , nan tre đã trở thành nan hoa ” ; vách nhà không chỉ ken , kết bằng gỗ mà còn được ken bằng những câu hát then , hát lượn của quê hương , bản làng . Những động từ “ đan , ken , cài” rất gợi cảm . Bên cạnh việc giúp cho người đọc hình dung được những công việc cụ thể của con người còn gợi ra tính chất gắn bó , hoà quyện , quấn quýt của “ người đồng minh ” với quê hương , xứ sở .

    Cuộc sống lao động ấy , sinh hoạt gia đình đầy niềm vui ấy được đặt trong cả một quê hương giàu đẹp , nghĩa tình . Quê hương của “ người đồng mình ” với hình ảnh rừng , một hình ảnh gắn liền với cảnh quan miền núi :

    Rừng cho hoa

    Con đường cho cả tấm lòng

    Rừng nửi thiên nhiên ban tặng cho con người những gì đẹp nhất . Vì vậy , tâm hồn họ nhìn khá Con đường cho những tấm lòng ” . quà lãng mạn . Người miền núi vốn dĩ đơn sơ , không nói những lời hoa mĩ, bóng bẩy, không ví von cao xa  mà chỉ lấy nưhnxg gì gần gũi nhất cũng chính là sự khái quát hình ảnh của bản làng. Từ đó, “hoa” “những tấm lòng” chính là ân nghĩa của quê hương. Điệp ngữ “cho” vang lên mang nặng bao nghĩa bao tình. Chính thiên nhiên thơ mộng đã che chở, nươi dưỡng , bồi đắp tâm hòn cũng như lối sống của con ngừoi.

    Bài thơ đnag viết về những giả trị chung của quê hương thì đột ngột tác giả chuyển sang cảm xúc riêng tư:

    Cha mẹ mãi nhơ svề ngày cứoi

    Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời

    Ý thơ là sự phát triển của cảm xúc : Cuộc sống lao động trên quê hương , thiên nhiên , dân tộc cho con người hạnh phúc . Con ra đời từ tình yêu của cha mẹ , từ sự che chở và nuôi dưỡng của quê hương .

    Như vậy , qua đoạn thơ , ta cảm nhận được , cha mẹ không chỉ nuôi con về thể chất mà còn nuôi dưỡng tâm hồn con bằng những bài học vỡ lòng từ thuở còn nằm nôi . Từ tình yêu con , cha đã dạy con phải ghi khắc cội nguồn sinh dưỡng đời mình chính là gia đình và quê hương ; dạy con phải biết yêu gia đình , yêu quê hương ; dạy con phải biết sống đậm nghĩa đận tình .

      bởi Lê Thái Uyên 12/04/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON