YOMEDIA
NONE

Phân tích 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.

Phân tích 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Trong nền văn học Việt Nam, hiếm có một tác phẩm nào nhận được nhiều sự ngưỡng vọng như Truyện Kiều. Người ta ngưỡng vọng bởi giá trị tư tưởng, cách xây dựng nhân vật, cách miêu tả tâm lý và cách miêu tả bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động mà Nguyễn Du đã vận dụng bút lực đưa vào tác phẩm. Trong 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” có thể coi là một trong những đoạn thơ hay nhất khi vẽ nên bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, náo nhiệt.

    Ngay từ những câu thơ đầu tiên, thi nhân không chỉ gợi tả thời gian ngày xuân mà còn gợi tả cả không gian bừng sáng trong khí trời thanh tân những ngày đầu năm mới:

    “Ngày xuân con én đưa thoi,

    Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.”

    Nghệ thuật hoán dụ kết hợp với bút pháp chấm phá, vừa gợi ảnh mà lại vừa gợi tình. Bức tranh xuân được Nguyễn Du miêu tả không hề tĩnh lặng mà lại rất sống động bởi hình ảnh “con én đưa thoi”. Trước hết, hình ảnh này là hình ảnh tả thực, cũng giống như hoa cúc là đặc trưng của mùa thu, khi nhắc đến những cánh chim én là người ta nghĩ ngay đến tiết trời mùa xuân mát mẻ. Vào những ngày cuối xuân, những cánh chim chao liệng giữa nền trời như tận hưởng trọn vẹn khoảng thời gian đẹp nhất trong năm. Những cánh chim không ngừng chao liệng tựa như con thoi trên khung dệt ẩn dụ chỉ thời gian trôi qua nhanh chóng. Thoắt cái “đã ngoài sáu mươi”, nghĩa là ánh sáng ấm áp của ngày xuân đang trong những ngày cuối cùng còn vương lại. Từ nền trời cao rộng ấy, thi nhân chuyển điểm nhìn sang thiên nhiên mở ra trước mắt, đó là mặt đất, là cuộc đời trần thế với bức tranh tuyệt bút:

    “Cỏ non xanh tận chân trời,

    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

    Trong bức tranh ấy xuất hiện hai hình ảnh, hai màu sắc, hai cá tính tạo nên bức tranh sơn thủy đượm vẻ xanh non đầy sức sống: “cỏ non xanh”, “cành lê trắng”. Chữ “tận”, như miêu tả một vùng đất đầy cỏ xanh kéo mãi đến chân trời, màu xanh mát ấy làm ta liên tưởng đến câu thơ “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” của Hàn Mặc Tử sau này. Nhưng trong bức tranh của mình, Nguyễn Du đã để những bông hoa lê trắng muốt tự điểm xuyết trên nền cỏ xanh ấy. Chỉ bằng một từ “điểm”, nhà thơ đã làm cho bức tranh sinh động hơn, cảnh vật có hồn hơn, chứ không tĩnh tại, lặng lẽ. Cách thay đổi trật tự từ trong câu thơ làm cho màu trắng hoa lê càng thêm sống động và nổi bật trên cái nền màu xanh bất tận của đất trời cuối xuân. Cách ngắt nhịp câu thơ theo nhịp 3/1/4 cũng độc đáo vô cùng, nhấn mạnh màu sắc của cành lê, tạo nên vẻ đẹp cho một bức tranh ngày xuân thanh tân, thanh khiết.

    Tám câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục gợi tả về sự nhộn nhịp và tấp nập của con người giữa tiết trời đầu năm. Đó là lễ tảo mộ và hội đạp thanh:

    “Thanh minh trong tiết tháng ba,

    Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.”

    Giữa không gian rợn ngợp cùng không khí thanh tân của đất trời, tâm hồn con người cũng rộn ràng và nô nức hẳn lên. Trai thanh, gái lịch chuẩn bị trẩy hội, trước là viếng mộ ông bà, sau là du xuân mong điều tốt lành cho một năm trọn vẹn. Cái rợn ngợp của đất trời hòa vào tâm trạng khiến con người ta cũng nô nức bộ hành, tìm người kết tóc se duyên:

    “Gần xa nô nức yến anh,

    Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

    Dập dìu tài tử giai nhân,

    Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.”

    Bằng việc sử dụng nhiều từ láy, từ ghép và các từ loại giàu sắc thái biểu cảm, Nguyễn Du đã rất tinh tế vẽ nên khung cảnh ngày xuân sống động và nhộn nhịp. Nhiều danh từ ghép chỉ đối tượng như “yến anh”, “tài tử”, “giai nhân”, “chị em”, “ngựa xe”,” áo quần” gợi tả sự đông vui tấp nập kết hợp cùng các tính từ “nô nức”, “gần xa”, động từ “sắm sửa”, “dập dìu” làm rõ hơn tâm trạng phấn khởi, rộn ràng, đông vui của những người đi trẩy hội. Những từ ngữ ấy khi kết hợp với nhau lại tạo nên hiệu quả nghệ thuật theo cấp độ tăng tiến. Hình ảnh “nô nức yến anh” là một ẩn dụ gợi lên hình ảnh từng đoàn nam thanh, nữ tú nô nức đi chơi xuân như những đàn chim én, chim oanh bay ríu rít. Những so sánh rất giản dị “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” gợi tả sự đông vui.

    Du xuân không chỉ là cuộc chơi, mà còn là dịp người ta sắm sửa lễ vật viếng người đã khuất. Trong tiết thanh minh, giữa lúc nô nức, náo nhiệt, mọi người rắc những con thoi vàng vó, đốt giấy tiền vàng để tưởng nhớ hương hồn và cầu mong sự bình an dành cho những người đã khuất:

    “Ngổn ngang gò đống kéo lên,

    Thoi vàng gió rắc, tro tiền giấy bay.”

    Nguyễn Du đã rất tài tình khi tách hai từ Lễ hội ra làm đôi để gợi tả hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: Lễ tảo mộ, Hội đạp thanh. “Lễ” là hồi ức và tưởng niệm quá khứ theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “hội” là khát khao và hoài vọng nhìn về phía trước của cuộc đời. Lễ và hội trong tiết Thanh minh là một sự giao hoà độc đáo. Chứng tỏ nhà thơ rất yêu quý, trân trọng vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hoá dân tộc.

    Đoạn thơ là một trong những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Bút pháp tả cảnh giàu chất tạo hình, miêu tả cảnh sắc mùa xuân bằng việc huy động sự đa dạng của các từ loại cùng các biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, so sánh v.v… càng chứng minh được tài năng và tầm vóc của Nguyễn Du xứng đáng được mệnh danh là thi hào dân tộc

      bởi thu trang 15/01/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF