YOMEDIA
NONE

Lập dàn ý Bầu ơi thương lấy bí cùng...

lap dan i :Bau oi thuong lay bi cung

Tuy rang khac giong nhung chun mot gian

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • I- MỞ BÀI:

    – Nếu tục ngữ đúc kết trí tuệ, kinh nghiệm sống thì ca dao chính là kho tàng tình cảm của cha ông.

    – Dẫn câu ca dao:

    “Bầu ơi thương lấy bí cùng

    Tuy rằng khúc giống nhưng chung một giàn”

    – Kêu gọi mọi người hãy thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

    II- THÂN BÀI:

    a) Giải thích:

    – Nghĩa đen: Bầu và bí dù có khác nhau về tên gọi, về cây trái nhưng đều thuộc loại dây leo, cùng phát triển, trưởng thành trên cái giàn – ngôi nhà quê hương của loài ấy.

    – Nghĩa bóng: Mượn hình ảnh có thực mà con người dễ nhện thấy ấy, ông cha ta nhắc nhở con cháu: “bầu, bí” tượng trưng cho những người cùng sống chung với nhau trên một mảnh đất, cùng dân tộc… Vì vậy phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

    “Bầu ơi thương lấy bí cùng

    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

    b) Tại sao ta phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau?

    – Là người Việt Nam, cùng một mẹ Âu Cơ, mang chung dòng máu Rồng Tiên dù ở bất cứ nơi đâu, miền ngược hay xuôi, đồng bằng hay rừng núi., cũng đều là ruột thịt, là anh em.

    – Sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi mà cần có sự giúp đỡ nhau nhất là khi hoạn nạn khó khăn “Lá lành đùm lá rách”. Đó là tình người.

    – Trong những khi đất nước bị giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã đoàn kết, chung lòng, chung sức, gắn bó với nhau, tiếp sức cho nhau để chiến thắng quân thù.

    – Những lúc gặp thiên tai, lũ lụt, “Miếng khi đói bằng gói khi no” nên kẻ giàu, người nghèo quyên góp lại để tiếp ứng cho những nạn nhân không may mắn chia sẻ phần nào những mất mát đau thương của họ. Đó là truyền thống từ ngàn đời của dân tộc ta.

    – Yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một nghĩa cử, một việc làm tốt không những thể hiện đạo đức của con người mà nó còn là cơ sở của tình yêu quê hương. Bởi lẽ giúp đỡ cho những người bị thiên tai địch họa tức là góp phần trong việc “xóa đói giảm nghèo”, góp phần ổn định cuộc sống của người dân.

    III- KẾT BÀI:

    – Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau là một đạo lí, thể hiện nhân cách của con người. Mỗi người chúng ta cần hiểu đúng ý nghĩa và cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.

      bởi Nguyễn Thương 17/09/2018
    Like (2) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • I. Mở bài

    - Người Việt Nam có truyền thống yêu thương, đoàn kết.

    - Ca dao luôn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn đó.

    - Trích dẫn câu ca dao:

    “Bầu ơi, thương lấy bí cùng
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

    II. Thân bài

    1. Giải thích

    - Nghĩa đen: Giàn bầu bí quấn quýt vào nhau, dù khác giống nhưng sống trên một giàn.

    - Nghĩa bóng: Người Việt Nam cũng như dây bầu bí, luôn yêu quý, đoàn kết với nhau.

    2. Chứng minh

    - Trong canh tác nông nghiệp, phòng chống thiên tai, hệ thống đê điều được xây dựng từ tinh thần đoàn kết của nhân dân lao động.

    - Trong chống giặc ngoại xâm: Thời Lý, thời Trần, thời Lê, giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đều giành thắng lợi từ truyền thống yêu nước và gắn kết thành một khối tạo sức mạnh vô địch.

    - Hôm nay, trong công cuộc xây dựng quê hương, tinh thần đoàn kết, “lá lành đùm là rách”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương…” vẫn phát huy.

    3. Bình luận

    - Cần phát huy được truyền thống tốt đẹp đó

    - Bên cạnh đó còn có những con người sống thờ ơ với cộng động...

    III. Kết bài

    - Vẻ đẹp bất diệt của lòng nhân ái.

    - Thế hệ trẻ cần bồi đắp yêu thương cho trái tim mình.

      bởi Ha Quynh Anh 02/05/2021
    Like (3) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON