Làm rõ ý kiến Viết về hình tượng người lính...
Có ý kiến cho rằng:''Viết về hình tượng người lính trong 2 cuộc kháng chiến chống Phấp và chống Mĩ các nhà thơ chủ yếu đi vào khai thác cái đẹp,chất thơ trong bình dị,bình thường không nhấn mạnh cái phi thường'' Qua 2 tác phẩm 'Đồng chí' của Chính Hữu và 'bài thơ tiểu đội xe không kính' của Phạm Tiến Duật.Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Giúp mình với.....
Trả lời (1)
-
A. Mở bài:
Đoàn giải phóng quân một lần ra đi.
Nào có sá chi đâu ngày trở về.
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi.
Ra đi ra đi thà chết cho vinh.
Khúc hát quen thuộc từ xa chợt vọng lại gợi trong lòng chúng ta biết bao suy tưởng. Chúng ta như được sống lại một thời hào hùng của dân tộc theo tiếng hát sôi nổi trẻ trung và cũng bình dị như cuộc đời người lính. Không biết đã có bao nhiêu bài thơ nói về họ - những chàng Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. Tiêu biểu cho hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ là hai bài thơ: “Đồng chí” của Chính Hữu và “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
- Những người lính trong hai bài thơ thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng ở họ có nhiều nét đẹp chung của người lính cách mạng và của con người Việt Nam trong các cuộc kháng chiến cứu nước.
B.Thân bài.
1. Họ đều là những con người bình dị, mộc mạc, thấm nhuần tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do để đi vào cuộc chiến đấu.
- Người lính trong bài thơ “Đồng chí” xuất thân từ những cảnh ngộ nghèo khó: “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. Họ là những người nông dân vừa được cách mạng giải phóng khỏi kiếp nô lệ lầm than. Bởi vậy, tình nguyện ra nhập bộ đội cầm lấy khẩu súng của cách mạng cũng chính là cầm vũ khí để giải phóng triệt để cho thân phận của mình, cho quần chúng và cho cả dân tộc. Vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà họ “mặc kệ” tất cả, sẵn sàng từ biệt làng quê với ruộng nương, nhà cửa vốn hết sức thân thiết, gắn bó để ra đi, dấn thân vào cuộc đời người chiến sĩ: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
- Còn người lính trong thơ Phạm Tiến Duật là những chàng trai còn rất trẻ, có tri thức, họ sẵn sàng gác lại những ước vọng tương lai của mình để cống hiến tuổi thanh xuân theo tiếng gọi thiêng liêng của miền Nam yêu dấu:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
2.Nhờ có tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó bền chặt, chan hoà và nhờ lòng dũng cảm, hiên ngang, mà họ đã bất chấp những gian khổ, thiếu thốn đến tột cùng để hoàn thành nhiệm vụ.
- Trên trận tuyến gay go ác liệt, các anh phải cùng chịu biết bao khó khăn gian khổ, thiếu thốn.
+ Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian nan vất vả, các anh đã từng chịu những cơn “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, cùng cảnh “áo rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”, “chân không giầy”… Cũng chính từ trong gian khổ và thiếu thốn của những ngày đầu tiên bước vào quân ngũ ấy đã nẩy sinh ở họ mối tình cao đẹp – tình đồng chí! Và chính có tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, chia bùi sẻ ngọt mà họ có đủ sức mạnh lớn lao để vượt qua tất cả: “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đẹp làm sao giữa đêm rừng hoang đầy sương muối, ở nơi mà sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc, những người chiến sĩ vẫn ôm súng đứng canh gác quân thù trong đêm trăng sáng. Các anh vẫn chiến đấu và vẫn cứ tin có ngày chiến thắng. Ta thấy được ở các anh một tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường, một niềm lạc quan bất diệt. Đời lính gian khổ nhưng luôn giữ mãi nụ cười dẫu cho nó cận kề cái chết. “Đầu súng trăng treo”, một biểu tượng đẹp của hình ảnh người lính, biểu tượng cao quý của mối tình đồng chí đã khắc sâu trong tâm trí mọi người.
(Nhà thơ Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến cũng cho ta thấy rõ điều đó:
Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”
Chính điều đó đã giúp ta hiểu được sự quyết tâm của người lính và ta thêm cảm phục sự hi sinh ấy hơn. Tấm lòng của các anh thật cao đẹp và lớn lao biết chừng nào! Đó cũng là hình ảnh chung của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp - những con người bình dị mà cũng thật anh dũng, hiên ngang.
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp đã giành được thắng lợi vẻ vang với trận Điện Biên Phủ lẫy lừng. Đất nước vẫn chưa được bình yên, cả Miền Nam lại chìm vào máu lửa và những người con của quê hương lại tiếp tục lên đường. Những anh chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn hiện lên trong trang thơ của Phạm Tiến Duật là những anh lính thật ngang tàng, yêu đời, dũng cảm, hóm hỉnh. Từng giây, từng phút, các anh phải đối mặt với nhiều gian khổ và sự ác liệt, dữ dội của bom đạn quân thù hằng ngày trút xuống con đường và nhằm vào những chiếc xe của họ. Những gian khổ và ác liệt hiện hình trong hình ảnh những chiếc xe không kính rồi không cả đèn, cả mui xe, thùng xe có xước, méo mó. Gian khổ tưởng chừng như không thể vượt qua được, cái chết như kề bên, vậy mà lúc nào các anh cũng “ung dung buồng lái ta ngồi. Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”.
Mở đường Trường Sơn để xe tăng tiến vào phía Nam thực hiện chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là giai đoạn gay go nhất, ác liệt nhất và cũng hào hùng nhất. Có lẽ chỉ có những chàng trai tuổi trẻ ngạo nghễ ngang tàng kia mới có sức thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng cao cả này. Những chiếc xe tưởng chừng như không thể sử dụng được vậy mà nó vẫn tiến lên phía trước bởi có những nụ cười rất ngang tàng, rất nghịch ngợm của những anh lái xe rất phớt đời:
“Không có kính, ừ thì có bụi.
Bụi phun tóc trắng như người già.
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc.
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha…”
Bằng sự đồng cảm của một người lính và cảm xúc của một nhà thơ, Phạm Tiến Duật đã xây dựng nên hình ảnh những chiến sĩ lái xe thật hào hùng, thật tếu táo. Cái cử chỉ: “phì phèo châm điếu thuốc” và tiếng cười “ha ha” như một lời thách thức của họ đối với quân thù. Đó là sức mạnh thứ nhất, còn sức mạnh nào nữa khiến cho những chiếc xe ấy vẫn băng băng lên phía trước? Tác giả đã trả lời một cách mạnh mẽ và dứt khoát, trong những chiếc xe không kính có những trái tim yêu nước, luôn hướng về Miền Nam phía trước với là khát vọng cháy bỏng là giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước:
“Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
3. Qua hình ảnh anh chiến sĩ Trường Sơn, chúng ta chợt nhận ra sự gần gũi, thân quen giữa những người lính qua các thời kì. Từ anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp trong thơ Chính Hữu đến anh chiến sĩ Trường Sơn thời chống Mĩ trong thơ PTD đều có chung một nét đẹp truyền thống kiên cường, bất khuất, dũng cảm và đầy tinh thần lạc quan yêu đời. Với điều kiện thuận lợi hơn, người lính thời chống Mĩ đã được trau rèn, huấn luyện. Các anh đã kế thừa và phát huy được tinh thần cách mạng vốn đã vững vàng nay lại vững vàng hơn.
- Tuy cùng khai thác chất liệu thơ từ đời sống thực với những chi tiết thật đến trần trụi của cuộc sống người lính nhưng hai bài thơ còn khác nhau bởi bút pháp và giọng điệu riêng của mỗi tác giả và cảm hứng nổi bật ở mỗi bài. Cảm hứng của Chính Hữu hướng vào vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của người lính, còn PTD thì lại tập trung làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn và bom đạn kẻ thù của những người lính lái xe.
C. Kết bài:
Nhìn lại những chặng đường lịch sử đã đi qua, đọc lại hai bài thơ về người lính qua hai thời kì, trong ta bỗng dấy lên niềm xúc động lẫn tự hào. Hình ảnh những người lính ấy trở nên bất tử và đẹp rực rỡ. Dù lớp bụi thời gian có phủ đầy những trang sách và những đổi mới của cuộc sống làm biến chuyển đi tất cả, nhưng hình ảnh những anh lính cụ Hồ, anh giải phóng quân đến các anh chiến sĩ Trường Sơn vẫn sống mãi trong lòng mọi người với một niềm cảm xúc trào dâng mạnhbởi Dương Thùy 18/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Tóm tắt tác phẩm Làng của Kim Lân
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết một đoạn văn từ 6-8 câu nên cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua bài thơ "Đồng Chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
Mọi người giúp em với ạ em cảm ơn ạ
Mong mn đừng chép mạng
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Bản thân em cần làm gì để thể hiện lòng nhân ái trong cuộc sống (khoảng 3 đến 5 câu)
05/12/2022 | 0 Trả lời
-
Dàn ý kể về một câu chuyện cảm động ở xóm em
10/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chú ý không chép mạng không quá dài đầy đủ các yếu tố trên đề là được ạ cỡ 2 trang giấy thi
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Làm bài 3 cho mình nhé
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Có lẽ bởi vậy mà khi cặp đôi học trò Minh Hiếu - Tất Minh (trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa) suốt 10 năm liền cõng nhau đến trường bất kể nắng mưa, bất kể giông bão, người ta bỗng thấy sao mà kỳ diệu quá.”
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Có một người phụ nữ nọ vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói: "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?". Người phụ nữ tham nghĩ: Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ở lại mất". Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có”. Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đen sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ". Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, rồi bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng.
Câu 1 .Xác định phương thức biểu đạt chỉnh được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Tìm và ghi lại 01 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.
Câu 3. Theo em, vì sao người phụ nữ lại vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt?
Câu 4. Bài học nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (Trả lời khoảng 3 đến 5
dòng )cho xin đáp án ạ
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Ý nghĩa nhan đề
04/01/2023 | 1 Trả lời
-
Câu 1 (8,0 điểm)
Khi vua bóng đá Pêlêlập được kì tích ghi một ngàn bàn thắng trong cuộc đời cầu thủ
của mình, một kỉ lục cho đến lúc đó chưa ai đạt tới, có người hỏi: "Trong số một ngàn
bàn thắng đã ghi được vào lưới đối thủ, bàn thắng nào làm ông cảm thấy hài lòng nhất?".
"Bàn thẳng thứ 1001!" – Pêlê vui vẻ trả lời với thái độ nghiêm túc, Đố
-
(Trích
99 câu chuyện về triết li, Nguyễn Kim Lân sưu tầm và biên soạn,
NXB Văn hóa Thông tin, 2008, tr.185)
Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề được gợi ra từ câu chuyện trên.Cho tớ hỏiii vấn đề của bài này là gi được k ặ??
05/01/2023 | 0 Trả lời
-
hinh anh nhung nguoi linh lai khong chi the hien qua so dung cam qua tinh thuong
07/01/2023 | 0 Trả lời
-
nêu cảm nhận về tình cảm của con đối với cha trong chiến tranh qua văn bản "chiếc lược ngà"
12/01/2023 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn quy nạp 12 câu phân tích tình cảm yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong văn bản Làng
14/01/2023 | 0 Trả lời
-
hiện tượng đốt pháo ngày tết
29/01/2023 | 0 Trả lời
-
Chỉ ra dấu hiệu nghệ thuật và cho biết nỗi dung diễn đạt ở các đoạn thơ sau:
a) "Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn"
b) "Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"
c) "Người dồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đòng mình tự đục dá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục"
17/02/2023 | 0 Trả lời
-
Nêu ý nghĩa của câu chuyện cô thompson và cậu teddy
18/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết bài văn nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của ước mơ đối với tuổi trẻ
22/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết một đoạn văn sử dụng ít nhất 2 phép liên kết và chỉ rõ các pháp liên kết đó
cần gấp ạaaaaaaaaaaaaaa
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
Trong văn bản, tác giả khẳng định: Chúng ta tự để mình bị hạn chế một số mặt đáng kể do môi trường sống, nền giáo dục và việc tin vào những điều không đúng về bản thân mình và thế giới xung quanh....Còn có ý kiến khác cho rằng: Trường học đã giết chết sự sáng tạo của học sinh. Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này? Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị!
giúp em với ạ
25/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em ve ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị quanh ta
giúp vớiiiiii
26/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn không quá 15 câu văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề sau "bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta" trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ ( gạch chân thành phần khởi ngữ)
07/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Ông hai trong truyện ngắn
2. Làng Bé Thu / Ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà
3. Vũ nương trong chuyện người con gái nam xương
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Ông hai trong truyện ngắn Làng
2. Bé Thu / Ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà
3. Vũ nương trong chuyện người con gái nam xương
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
Làm hộ mình bài này với bài này khó quá mình ko làm đc
Lấy tựa đề "Gia đình và quê hương"là" chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời con. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về cội nguồn yêu thương của mỗi người
Làm hộ mình cái luận cứ này nhé:
Liên hệ mở rộng tới những tác phẩm viết về gia đình và quê hương để thấy được ý nghĩa của quê hương trong đời sống tinh thần mỗi người.VD: Quê hương (Đỗ Trung Quan) Quê hương (Tế Hanh
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Đi từ sáng không ngủ. Tôi cũng đi bây giờ. Các bạn cố gắng nhé. (NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI)
Trong các câu văn trên câu nào được dùng với nghĩa hàm ý? Chỉ rõ hàm ý được chứa trong câu văn mà em vừa xác định. Hàm ý đó thể hiện vẻ đẹp gì ở nhân vật đại đội trưởng?19/03/2023 | 0 Trả lời