YOMEDIA
NONE

Kể lại câu chuyện Mây và Sóng

Kể lại câu chuyện mây và sóng

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Bài thơ là lời kể hồn nhiên, chân thành của em bé với mẹ về những cuộc đối
    thoại tưởng tượng giữa em và các nhân vật sống trên mây và trong sóng. Mặc dù
    người mẹ không xuất hiện, không phát ngôn nhưng đối tượng để bày tỏ tình cảm
    của em bé chính là Mẹ.
    Bài thơ gồm hai cảnh.
    Cảnh một : mây rủ bé đi chơi
    xa.
    Cảnh hai : sóng rủ bé đi chơi
    xa.
    Bé tưởng tượng ra hai cảnh. Tưởng
    tượng mà rất thực.
    Em bé từ chối lời rủ rê của mây. Em ở nhà và bày ra trò chơi làm mây với mẹ
    (mẹ làm mặt trăng).
    Em bé từ chối lời rủ rê của sóng. Em ở nhà và bày ra trò chơi làm sóng với mẹ
    (mẹ làm mặt biển).
    Nhân hóa mây và sóng thành con người, tác giả có dụng ý nói lên sự hòa hợp, gắn bó
    giữa thiên nhiên với con người.
    Hai cảnh là hai lời thoại. Mỗi lời thoại là một đợt sóng cảm xúc trào dâng trong lòng
    em bé, lần sau cao hơn lần trước. Đây không phải là sự thổ lộ tình cảm bình thường mà
    là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống có thử thách. Phải trải qua những thử thách khác
    nhau thì tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện trọn vẹn.
    Hai cảnh là hai lời thoại. Mỗi lời thoại là một đợt sóng cảm xúc trào dâng trong lòng
    em bé, lần sau cao hơn lần trước. Đây không phải là sự thổ lộ tình cảm bình thường mà
    là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống có thử thách. Phải trải qua những thử thách khác
    nhau thì tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện trọn vẹn.

    Tứ thơ đơn giản, cấu trúc trùng lặp nhưng lời thơ và hình ảnh thơ rất khác nhau. Mây
    và sóng đều là những cảnh vật tự nhiên vô cùng hấp dẫn, song sự hấp dẫn của chúng
    khác hẳn nhau. Sự hấp dẫn của trò chơi trên mây và trò chơi trong sóng cũng khác
    nhau.
    Mây, trăng, bầu trời, sóng nước và biển cả… vốn là những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ
    và thơ mộng. Những hình ảnh đó trong bài thơ đều do trí tưởng tượng phong phú của
    em bé tạo ra cho nên chúng lại càng lung linh, kì ảo. Ai sống trên mây, ai sống trong
    sóng vậy? Những Tiên đồng, Tiên nữ hay những nàng Tiên cá? Em bé tha hồ mà tưởng
    tượng… Lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động, chân thực. Những hình ảnh, âm
    thanh, màu sắc được dùng để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ đều rất đúng với thiên
    nhiên muôn màu sắc.
    Chúng ta hãy theo dõi cuộc trò chuyện của em bé với người mẹ thân yêu:
    Mẹ ơi, trên mây có người gọi con :
    “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn
    tớ chơi với vầng trăng bạc".
    Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?"
    Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận
    tầng mây”
    “Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo “Làm sao cổ thể rời mẹ mà đến được”.
    Thế là họ mỉm cười bay đi.

    Chú bé ngồi trong lòng mẹ mà thủ thỉ tâm tình. Chú đang để cho trí tưởng tượng của
    mình bay bổng. Chú hình dung ra trên mây kia có người gọi chú, rủ chú tham gia
    những trò chơi thú vị với bình minh vàng, với vầng trăng bạc và khuyên chú hãy đến
    nơi tận cùng trái đất. Cuộc đi chơi như thế thật hấp dẫn đối với tuổi thơ. Chú bé thích
    lắm! Thử hỏi có chú bé nào trên trái đất này mà không thích đi chơi?! Em bé cũng
    thích được theo Mây đi chơi nên mới hỏi : Nhưng làm thế nào mình lên đó được ? Tuy
    vậy, bé vẫn băn khoăn vì mẹ đang đợi ở nhà. Mặc dù Mây đã tận tình chỉ dẫn: Hãy đến
    tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây. Nhưng chú
    bé đã khước từ sự cám dỗ ngọt ngào đó vì chú biết rằng nếu vắng mình, mẹ sẽ buồn
    biết bao nhiêu!
    Thay thế cho cuộc đi chơi không thành ấy, chú bé nghĩ ra trò chơi cũng hấp dẫn như
    được đi chơi với mây mà lại không phải xa rời mẹ:
    Con là mây và mẹ sẽ là mặt trăng,
    Hai tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
    Hai tay em ôm lấy mặt mẹ và tưởng tượng em làm mây, mẹ làm mặt trăng, mái nhà là
    bầu trời xanh thẳm. Em được mẹ ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng diệu kì từ mẹ. Thú vị
    biết bao khi em hóa thành mây mà vẫn được gần mẹ, được chơi với mẹ.
    Ở cảnh hai, chú bé hồn nhiên kể tiếp:
    Trong sóng có người gọi con:
    “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà
    không biết từng đến nơi nao"
    Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

    Họ nói : “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.
    Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?".
    Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
    Cuộc chơi này có lẽ thú vị hơn vì những người sống trong sóng rủ chú bé ra biển chơi,
    mà có cậu bé nào lại không thích biển? Sóng biển rì rào, nâng người bồng bềnh trên
    mặt nước, cũng giống như tay mẹ âu yếm, vỗ về.
    Cuộc đi chơi cũng sẽ thú vị biết bao! Em bé sẽ cùng sóng ca hát sớm chiều và đi mãi,
    đi mãi. Thực ra, bé cũng thích được theo sóng đi chơi nên mới hỏi: Nhưng làm thế nào
    mình ra ngoài đó được?
    Nhưng em không đi mặc dù sóng cũng đã hướng dẫn chu đáo: Hãy đến rìa biển cả,
    nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi.
    Nhưng chú bé không đi vì phân vân, do dự: Buổi chiều, mẹ luôn muốn mình ở nhà,
    làm sao có thể rời mẹ mà đi được ?
    Và chú bé lại nghĩ ra một trò chơi khác để thay thế. Trò chơi mà bé nghĩ ra lần này quả
    là thú vị hơn nhiều ! Em là sóng còn mẹ là bến bờ kì lạ rộng mở, bao dung.
    Trò chơi này thể hiện tình thương yêu mẹ thắm thiết, nồng nàn của chú bé. Em không
    những không phải xa rời mẹ mà còn được choàng lên người mẹ, được lăn, lăn, lăn mãi,
    rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
    Câu cuối bài : Không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào khẳng định mẹ con
    ta ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời, chia cắt được tình mẹ đối với con và tình
    con đối với mẹ. Không ai có thể biết được mẹ con ta đang ở đâu trong đại dương dạt
    dào hạnh phúc của tình mẹ con. Điều đó cũng có nghĩa là tình mẫu tử thiêng liêng hiện
    diện ở khắp mọi nơi và muôn đời bất diệt.

    Trong bài thơ, Mây và sóng hòa hợp với người, thông cảm và hiểu biết tấm lòng của
    em bé đối với mẹ. Còn em bé là một đứa trẻ yêu thiên nhiên, yêu mẹ và giàu trí tưởng
    tượng.
    Trước những lời rủ rê hấp dẫn, chú bé đã kiềm chế được ham muốn nhất thời. Không
    tìm cách lên mây hay nương theo làn sóng, không có nghĩa là chú ghét mây và sóng.
    Ngược lại, chú bé đã nghĩ ra những trò chơi tuyệt diệu để hòa hợp tình yêu thiên nhiên
    với tình mẫu tử bằng cách biến mình thành mây rồi thành sóng còn mẹ thành mặt trăng
    và bến bờ kì lạ.
    Dẫu được miêu tả sinh động và chân thực, nhưng hình ảnh mây và sóng trong bài thơ
    chỉ là tượng trưng. Những thú chơi trên mây trong sóng tượng trưng cho bao quyến rũ
    của cuộc đời. Bãi biển tượng trưng cho tấm lòng bao dung của mẹ… Bài thơ đã tạo ra
    những hình ảnh đậm đà màu sắc triết lí.
    Chỉ có hai mẹ con âu yếm bên nhau trong một túp nhà mà đủ cả trời xanh, trăng sáng,
    đủ cả mây bay, sóng vỗ. Cám ơn thi hào Ta-go đã nâng tình mẫu tử của nhân loại lên
    tầm vu trụ!
    Thi hào Ta-go từng nói : Bao giờ tôi cũng trẻ hay cũng già như người trẻ nhất và người
    già nhất trong làng.
    Cái thần tình của bài thơ nằm ở chỗ là Ta-go đã biến mình thành con trẻ. Con trẻ trong
    sự ngạc nhiên trước tạo vật chung quanh, con trẻ trong sự tưởng tượng kì thú, con trẻ
    trong sự gần gũi với trái tim người mẹ. Khi đọc bài thơ, người đọc dường như biết
    mình bị lạc vào thế giới tưởng tượng nhưng vẫn nghe và tin những lời trò chuyện
    huyễn hoặc của mây những lời rủ rê của sóng. Đọc xong bài thơ, chiêm nghiệm từ từ,
    rồi đọc đi đọc lại, sống mũi bỗng thấy cay cay, không khóc mà mắt đỏ hoe, tâm hồn
    rung động lạ thường khi nghe lời khước từ hồn nhiên của chú bé trước những lời mời

    mọc, rủ rê của mây và sóng y vì là lời của con trẻ, nhưng lại thốt ra từ một trái tim
    nồng nàn, tha thiết yêu thương.
    Bài thơ có giá trị nghệ thuật điêu luyện bởi tác giả đã sử dụng những hình ảnh
    thiên nhiên tuyệt đẹp và gửi gắm vào đó những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Bên
    cạnh đó là thủ pháp trùng điệp và những liên tưởng, so sánh thú vị. Mây và sóng
    đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ, song cũng nhắc nhở mọi người
    rằng, hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai đó ban cho mà hạnh
    phúc ở ngay trong cuộc sống bình thường và do chính con người tạo dựng nên.
    Bài thơ Mây và sóng thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, những ước mơ bay bổng
    của tuổi thơ và đặc biệt là tình mẹ con đằm thắm, ấm áp và chứa chan hạnh phúc. Bài
    thơ còn gợi cho chúng ta suy ngẫm về nhiều điều khác nữa. Trong cuộc sống, con
    người thường gặp những cám dỗ ghê gớm. Muốn khước từ, chúng ta cần có điểm tựa
    vững chắc là tình mẫu tử. Bài thơ là lời kể hồn nhiên, chân thành của em bé với mẹ về những cuộc đối
    thoại tưởng tượng giữa em và các nhân vật sống trên mây và trong sóng. Mặc dù
    người mẹ không xuất hiện, không phát ngôn nhưng đối tượng để bày tỏ tình cảm
    của em bé chính là Mẹ.
    Bài thơ gồm hai cảnh.
    Cảnh một : mây rủ bé đi chơi
    xa.
    Cảnh hai : sóng rủ bé đi chơi
    xa.
    Bé tưởng tượng ra hai cảnh. Tưởng
    tượng mà rất thực.
    Em bé từ chối lời rủ rê của mây. Em ở nhà và bày ra trò chơi làm mây với mẹ
    (mẹ làm mặt trăng).
    Em bé từ chối lời rủ rê của sóng. Em ở nhà và bày ra trò chơi làm sóng với mẹ
    (mẹ làm mặt biển).
    Nhân hóa mây và sóng thành con người, tác giả có dụng ý nói lên sự hòa hợp, gắn bó
    giữa thiên nhiên với con người.
    Hai cảnh là hai lời thoại. Mỗi lời thoại là một đợt sóng cảm xúc trào dâng trong lòng
    em bé, lần sau cao hơn lần trước. Đây không phải là sự thổ lộ tình cảm bình thường mà
    là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống có thử thách. Phải trải qua những thử thách khác
    nhau thì tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện trọn vẹn.
    Hai cảnh là hai lời thoại. Mỗi lời thoại là một đợt sóng cảm xúc trào dâng trong lòng
    em bé, lần sau cao hơn lần trước. Đây không phải là sự thổ lộ tình cảm bình thường mà
    là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống có thử thách. Phải trải qua những thử thách khác
    nhau thì tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện trọn vẹn.

    Tứ thơ đơn giản, cấu trúc trùng lặp nhưng lời thơ và hình ảnh thơ rất khác nhau. Mây
    và sóng đều là những cảnh vật tự nhiên vô cùng hấp dẫn, song sự hấp dẫn của chúng
    khác hẳn nhau. Sự hấp dẫn của trò chơi trên mây và trò chơi trong sóng cũng khác
    nhau.
    Mây, trăng, bầu trời, sóng nước và biển cả… vốn là những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ
    và thơ mộng. Những hình ảnh đó trong bài thơ đều do trí tưởng tượng phong phú của
    em bé tạo ra cho nên chúng lại càng lung linh, kì ảo. Ai sống trên mây, ai sống trong
    sóng vậy? Những Tiên đồng, Tiên nữ hay những nàng Tiên cá? Em bé tha hồ mà tưởng
    tượng… Lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động, chân thực. Những hình ảnh, âm
    thanh, màu sắc được dùng để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ đều rất đúng với thiên
    nhiên muôn màu sắc.
    Chúng ta hãy theo dõi cuộc trò chuyện của em bé với người mẹ thân yêu:
    Mẹ ơi, trên mây có người gọi con :
    “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn
    tớ chơi với vầng trăng bạc".
    Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?"
    Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận
    tầng mây”
    “Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo “Làm sao cổ thể rời mẹ mà đến được”.
    Thế là họ mỉm cười bay đi.

    Chú bé ngồi trong lòng mẹ mà thủ thỉ tâm tình. Chú đang để cho trí tưởng tượng của
    mình bay bổng. Chú hình dung ra trên mây kia có người gọi chú, rủ chú tham gia
    những trò chơi thú vị với bình minh vàng, với vầng trăng bạc và khuyên chú hãy đến
    nơi tận cùng trái đất. Cuộc đi chơi như thế thật hấp dẫn đối với tuổi thơ. Chú bé thích
    lắm! Thử hỏi có chú bé nào trên trái đất này mà không thích đi chơi?! Em bé cũng
    thích được theo Mây đi chơi nên mới hỏi : Nhưng làm thế nào mình lên đó được ? Tuy
    vậy, bé vẫn băn khoăn vì mẹ đang đợi ở nhà. Mặc dù Mây đã tận tình chỉ dẫn: Hãy đến
    tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây. Nhưng chú
    bé đã khước từ sự cám dỗ ngọt ngào đó vì chú biết rằng nếu vắng mình, mẹ sẽ buồn
    biết bao nhiêu!
    Thay thế cho cuộc đi chơi không thành ấy, chú bé nghĩ ra trò chơi cũng hấp dẫn như
    được đi chơi với mây mà lại không phải xa rời mẹ:
    Con là mây và mẹ sẽ là mặt trăng,
    Hai tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
    Hai tay em ôm lấy mặt mẹ và tưởng tượng em làm mây, mẹ làm mặt trăng, mái nhà là
    bầu trời xanh thẳm. Em được mẹ ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng diệu kì từ mẹ. Thú vị
    biết bao khi em hóa thành mây mà vẫn được gần mẹ, được chơi với mẹ.
    Ở cảnh hai, chú bé hồn nhiên kể tiếp:
    Trong sóng có người gọi con:
    “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà
    không biết từng đến nơi nao"
    Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

    Họ nói : “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.
    Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?".
    Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
    Cuộc chơi này có lẽ thú vị hơn vì những người sống trong sóng rủ chú bé ra biển chơi,
    mà có cậu bé nào lại không thích biển? Sóng biển rì rào, nâng người bồng bềnh trên
    mặt nước, cũng giống như tay mẹ âu yếm, vỗ về.
    Cuộc đi chơi cũng sẽ thú vị biết bao! Em bé sẽ cùng sóng ca hát sớm chiều và đi mãi,
    đi mãi. Thực ra, bé cũng thích được theo sóng đi chơi nên mới hỏi: Nhưng làm thế nào
    mình ra ngoài đó được?
    Nhưng em không đi mặc dù sóng cũng đã hướng dẫn chu đáo: Hãy đến rìa biển cả,
    nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi.
    Nhưng chú bé không đi vì phân vân, do dự: Buổi chiều, mẹ luôn muốn mình ở nhà,
    làm sao có thể rời mẹ mà đi được ?
    Và chú bé lại nghĩ ra một trò chơi khác để thay thế. Trò chơi mà bé nghĩ ra lần này quả
    là thú vị hơn nhiều ! Em là sóng còn mẹ là bến bờ kì lạ rộng mở, bao dung.
    Trò chơi này thể hiện tình thương yêu mẹ thắm thiết, nồng nàn của chú bé. Em không
    những không phải xa rời mẹ mà còn được choàng lên người mẹ, được lăn, lăn, lăn mãi,
    rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
    Câu cuối bài : Không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào khẳng định mẹ con
    ta ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời, chia cắt được tình mẹ đối với con và tình
    con đối với mẹ. Không ai có thể biết được mẹ con ta đang ở đâu trong đại dương dạt
    dào hạnh phúc của tình mẹ con. Điều đó cũng có nghĩa là tình mẫu tử thiêng liêng hiện
    diện ở khắp mọi nơi và muôn đời bất diệt.

    Trong bài thơ, Mây và sóng hòa hợp với người, thông cảm và hiểu biết tấm lòng của
    em bé đối với mẹ. Còn em bé là một đứa trẻ yêu thiên nhiên, yêu mẹ và giàu trí tưởng
    tượng.
    Trước những lời rủ rê hấp dẫn, chú bé đã kiềm chế được ham muốn nhất thời. Không
    tìm cách lên mây hay nương theo làn sóng, không có nghĩa là chú ghét mây và sóng.
    Ngược lại, chú bé đã nghĩ ra những trò chơi tuyệt diệu để hòa hợp tình yêu thiên nhiên
    với tình mẫu tử bằng cách biến mình thành mây rồi thành sóng còn mẹ thành mặt trăng
    và bến bờ kì lạ.
    Dẫu được miêu tả sinh động và chân thực, nhưng hình ảnh mây và sóng trong bài thơ
    chỉ là tượng trưng. Những thú chơi trên mây trong sóng tượng trưng cho bao quyến rũ
    của cuộc đời. Bãi biển tượng trưng cho tấm lòng bao dung của mẹ… Bài thơ đã tạo ra
    những hình ảnh đậm đà màu sắc triết lí.
    Chỉ có hai mẹ con âu yếm bên nhau trong một túp nhà mà đủ cả trời xanh, trăng sáng,
    đủ cả mây bay, sóng vỗ. Cám ơn thi hào Ta-go đã nâng tình mẫu tử của nhân loại lên
    tầm vu trụ!
    Thi hào Ta-go từng nói : Bao giờ tôi cũng trẻ hay cũng già như người trẻ nhất và người
    già nhất trong làng.
    Cái thần tình của bài thơ nằm ở chỗ là Ta-go đã biến mình thành con trẻ. Con trẻ trong
    sự ngạc nhiên trước tạo vật chung quanh, con trẻ trong sự tưởng tượng kì thú, con trẻ
    trong sự gần gũi với trái tim người mẹ. Khi đọc bài thơ, người đọc dường như biết
    mình bị lạc vào thế giới tưởng tượng nhưng vẫn nghe và tin những lời trò chuyện
    huyễn hoặc của mây những lời rủ rê của sóng. Đọc xong bài thơ, chiêm nghiệm từ từ,
    rồi đọc đi đọc lại, sống mũi bỗng thấy cay cay, không khóc mà mắt đỏ hoe, tâm hồn
    rung động lạ thường khi nghe lời khước từ hồn nhiên của chú bé trước những lời mời

    mọc, rủ rê của mây và sóng y vì là lời của con trẻ, nhưng lại thốt ra từ một trái tim
    nồng nàn, tha thiết yêu thương.
    Bài thơ có giá trị nghệ thuật điêu luyện bởi tác giả đã sử dụng những hình ảnh
    thiên nhiên tuyệt đẹp và gửi gắm vào đó những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Bên
    cạnh đó là thủ pháp trùng điệp và những liên tưởng, so sánh thú vị. Mây và sóng
    đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ, song cũng nhắc nhở mọi người
    rằng, hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai đó ban cho mà hạnh
    phúc ở ngay trong cuộc sống bình thường và do chính con người tạo dựng nên.
    Bài thơ Mây và sóng thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, những ước mơ bay bổng
    của tuổi thơ và đặc biệt là tình mẹ con đằm thắm, ấm áp và chứa chan hạnh phúc. Bài
    thơ còn gợi cho chúng ta suy ngẫm về nhiều điều khác nữa. Trong cuộc sống, con
    người thường gặp những cám dỗ ghê gớm. Muốn khước từ, chúng ta cần có điểm tựa
    vững chắc là tình mẫu tử.

      bởi Nguyễn David 13/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON