YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn Người con gái Nam Xương

Hướng dẫn soạn bài " Người con gái Nam Xương " - Trích "Truyền kì mạn lục" - Nguyễn Dữ - Văn lớp 9

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • I. Vài nét về tác giả, tác phẩm Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỷ XVI trong hoàn cảnh loạn lạc của chế độ phong kiến suy tàn. Các tập đoàn cầm quyền tranh giành chém giết nhau kéo dài. Chán nản trước thực tế trên, Nguyễn Dữ đã xin thôi làm quan, về ẩn cư và sáng tác. Truyền kì mạn lục (ghi chép những chuyện lạ) là một tập truyện viết bằng chữ Hán, theo lối văn xuôi cổ, có nhiều câu biền ngẫu. Tuy tác giả có khiêm tốn nói là “lục” nghĩa là sao chép nhưng thật ra ông đã lấy hướng ta những sự tích có sẵn mà viết lại thành một tác phẩm có giá trị văn chương thì có gọi đó là một sáng tác cũng không có gì là không xác đáng. Chuyện người con gái Nam Xương là thiên 16 trong 20 truyện của Truyện kỳ mạn lục. Nguyễn Dữ tái tạo truyện này trên cơ sở một truyện cổ tích của Việt Nam. II. Đọc – hiểu văn bản Câu 1.  a. Đại ý: Câu chuyện của người phụ nữ đức hạnh: “đẹp nết, đẹp người” lẽ ra phải được hạnh phúc nhưng trái lại, bị oan khuất phũ phàng đành phải mượn làn nước bạc chứng minh cho sự trong trắng của mình. b. Bố cục: truyện có thể chia thành ba đoạn. - Đoạn 1: Từ đầu đến “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”. Hoàn cảnh xa cách chồng vì chiến tranh của Vũ Nương và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách. - Đoạn 2: “Qua năm sau… nhưng việc trót đã qua rồi”. Nỗi oan uất về cái chết bi thảm của người con gái Nam Xương. - Đoạn 3: phần còn lại. Ở chốn làng mây cung nước, Vũ Nương ao ước được quay về để giải nỗi oan. Câu 2. Về nhân vật Vũ Nương Thông qua nhân vật Vũ Nương, độc giả thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Nhân vật chính của truyện là Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, là một người phụ nữ tính tình “thùy mị nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp” lấy phải chàng họ Trương con nhà hào phóng nhưng vô học lại có tính đa nghi. Trong cuộc sống thường nhật, trước tính hay ghen của Trương Sinh, Vũ Nương “giữ gìn khuôn phép, không từng lúc nào để vợ chồng phải đến thất hòa”. Tình cảm chung thủy gắn bó với chồng còn được thể hiện trong lời dặn dò đầy tình nghĩa của nàng lúc tiễn chồng đi lính: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yêu là đủ rồi…”. Những lời nói ân tình đằm thắm của Vũ Nương đã làm mọi người đều ứa hai hàng lệ. Khi xa chồng, Vũ Nương thủy chung buồn nhớ dài theo năm tháng. Nàng là mẹ hiền dâu thảo, một mình vừa dưỡng nuôi con nhỏ, vừa tận tâm chăm sóc mẹ chồng những khi đau yếu đã “hết sức thuốc thang lễ bái thần Phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Nàng “hết sức thương xót” khi mẹ chàng mất “việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”. Khi bị chồng ngờ oan, Vũ Nương phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liệu tường hoa chưa hề bén gót” nhưng chồng vẫn không tin. Vũ Nương đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao lại bị đối xử bất công bị “mắng nhiếc… và đánh đuổi đi”, không có quyền được tự bảo vệ, ngay cả khi  “họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng”. Trước tình cảnh “bình rơi tram gãy” “sen rũ liễu tàn”, cả nỗi đau khổ chờ chồng đến hóa đá trước đây cũng không còn thể làm được nữa, Vũ Nương thất vọng đến tột cùng. Không còn cách nào khác, nàng phải đành mượn dòng nước con sông quê hương để giải tỏ tấm lòng trong trắng của mình. Vũ Nương “tắm gội cho sạch ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời” than thở rồi “gieo mình xuống sông mà chết”. Lời than thở của nàng như thể một lời nguyền xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất và tấm lòng tiết sạch giá trong của mình. Có thể nói những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương được tác giả khắc họa một cách cụ thể sinh động thông qua từng việc làm, lời cụ thể của nàng. Một người xinh đẹp nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vác, hiếu thảo, thủy chung như thế mà phải chết một cách oan uổng, đau đớn. Câu 3. Về nhân vật Trương Sinh Nhà có của, Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về. Sau này, chính Vũ Nương cũng nhắc lại ý đó: “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Như vậy, ngoài vị trí người chồng trong xã hội phong kiến phụ quyền, Trương Sinh còn cộng thêm cái vị thế của sự cách bức giàu nghèo. Đã thế, người đàn ông này lại “có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức”. Đây là hai chi tiết tác giả đưa ra nhằm chuẩn bị cho hành động thắt nút cho câu chuyện giàu kịch tính này. Rời quân ngũ về tới nhà, tâm trạng của Trương Sinh không yên ổn “được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói” chàng bộc lộ điều này khi dỗ dành con: “Nín đi con, đừng khóc cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi”. Chính trong tâm trạng nặng nề vừa nói, lời ngây ngô của con trẻ còn kích động tính đa nghi ghen tuông quá sức của Trương Sinh. Đứa trẻ thoạt đầu ngạc nhiên: “Thế ông cũng là cha tôi ư?”. Rồi nó tiết lộ thêm về người cha mà nó đã có: “Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít”. Trương Sinh gạn hỏi, đứa trẻ nói thêm: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Tuy đứa trẻ nói rất thật nhưng những chi tiết ấy cộng thêm tính hay ghen tuông lại đang có tâm trạng nặng nề nên Trương Sinh đã “đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ càng sâu không có gì gỡ ra được”. Đúng là như kể chuyện tác giả rất chú ý đến quá trình tâm lí của nhân vật. Điều đáng trách Trương Sinh hơn cả là lối xử sự hồ đồ, độc đoán, chủ quan, thiếu bình tâm suy xét, phán đoán, khư khư gạt bỏ ngoài tai mọi lời phân trần của vợ và không đếm xỉa đến mọi lời lẽ bênh vực và biện bạch của họ hàng làng xóm. Chàng cũng chẳng chịu cho biết nguyên cớ để vợ mình có cơ hội nói rõ trắng  đen mọi việc hòng minh oan cho mình. Chính vì vậy nút oan nghiệt đã thắt ngày một chặt thêm và kịch tính của câu chuyện này cũng tăng cao. Trương Sinh đã mắng nhiếc, đánh đuổi vợ. Hành động vũ phu, thô bạo của  chàng đã dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. Cái chết của Vũ Nương chính là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, thô bạo, vũ phu của đàn ông và luật lệ của chế độ phong kiến đã nuôi dưỡng và dung túng cho sự độc ác đen tối. Câu 4. Về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện của tác giả và giá trị nghệ thuật của những đoạn đối thoại. a. Về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện của tác giả. Nguyễn Dữ đã lấy tích truyện từ cổ tíc nhưng ông đã tái tạo để truyền kì của ông trở thành một sáng tác văn học đích thực. Trước hết, nhà văn đã chú trọng đến khắc họa tâm lí nhân vật. Vũ Nương trong truyền kì mạn lục của ông đẹp hơn. Còn Trương Sinh thì thụ động hơn, thiếu bản lĩnh hơn và đối với vợ nhạt tình hơn so với truyện dân gian. Nguyễn Dữ cũng đã sắp xếp lại và thêm bớt một số tình tiết: thêm chi tiết Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ làm cho cuộc hôn nhân của hai người trở nên có tính chất mua bán. Tuy tâm lí Vũ Nương vì thế có chút mặc cảm, tự thấy mình yếu thế: “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Tác giả thêm chi tiết lời trăng trối của bà mẹ chồng để khẳng định nhân cách và công lao của Vũ Nương đối với nhà chồng, rồi những lời phân trần giãi bày của nàng khi bị ngờ oan và nhất là hành động hết sức bình tĩnh và quyết liệt của nàng khi tìm đến cái chết, mượn nước sông quê rửa sạch nỗi oan khuất của mình. Thêm nữa là lời ngây thơ của đứa trẻ ngày một kích động tính ghen tuông của Trương Sinh từng chi tiết làm cho nút thắt ngày một chặt hơn để cuối cùng sự thật phải bày tỏ rõ sau khi Vũ Nương không còn nữa. Nhờ đó truyện của tác giả trở nên giàu kịch tính hơn đặc biệt gợi cảm hơn. b. Giá trị nghệ thuật của những đoạn đối thoại Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có những đoạn đối thoại và lời tự bạch của nhân vật được xếp đặt thật xác hợp làm cho câu chuyện tăng thêm phần sinh động, góp phần đáng kể vào việc khắc họa tâm lí và tính cách các nhân vật. Qua lời thoại ta hiểu được đôi nét tâm lí và tính cách của nhân vật ấy. Chẳng hạn lời thoại của bà mẹ Trương Sin cho thấy bà là một con người nhân hậu nếm trải nhiều. Lời của Vũ Nương thì lúc nào cũng mềm mỏng, dịu dàng, thuần hậu, nết na, có lí, có tình. Câu 5. Những yếu tố truyền kì được đưa vào truyện Đó chính là đoạn kết có hậu mà tác giả đã thêm vào truyện dân gian. Những tình tiết kì ảo đó là: Phan Lang nằm mộng, thả con rùa mai xanh; Phan Lang chạy trốn giặc Minh lạc vào động rùa của Linh Phi, con rùa xưa cứu sống, được đãi tiệc. Trong buổi tiệc ấy, Phan Lang được gặp Vũ Nương vốn người cùng làng đã chết, rồi được sứ giả của Linh Phi đưa về dương thế. Và hình ảnh cuối cùng: “Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, võng lọng rực rỡ đầy sông lúc ẩn lúc hiện… Rồi trong chốc lát bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”. Đây cũng chính là những chuyện huyền ảo kì lạ, không có thực nhưng tác giả đưa vào tạo ra một thế giới lung linh hấp dẫn. Các yếu tố kì ảo vừa nói được nhà văn gắn với những sự kiện có thực và sử dụng những chi tiết thực để cấu tạo nên như các địa danh bến đò Hoàng Giang, ải Chi Lăng. Như thời điểm lịch sử (Trần Thiêm Bình), sự kiện lịch sử “quân Minh xâm lược, nhiều người chạy trốn ra bể, bị đắm thuyền”. Như những chi tiết thực về trang phục lộng lẫy của các gái đẹp và trong đó chỉ có một người “mặt chỉ hơi điểm qua chút phấn son”. Như nhà cửa vườn tược của Vũ Nương hoang rậm, mồ mà, cỏ gai rợp mắt. Kết gắn những chi tiết có thực này với các chi tiết huyền ảo tác giả nhằm tăng độ tin cậy, tạo cảm giác thực cho các tình tiết truyện. Tạo những yếu tố truyền kì này, tác giả nhằm tạo nên một kết thúc có hậu. Ông muốn hoàn chỉnh thêm những nét đẹp của Vũ Nương. Tuy đã sang thế giới khác nhưng nàng vẫn không quên chồng con, phần mộ ông bà tổ tiên và nhất là vẫn khát khao được khôi phục danh dự. Kết thúc có hậu cho tác phẩm như thế cũng là thể hiện ước mơ nghìn đời của nhân dân ta về sự công bằng ở đó. Nghĩa là người ngay, người tốt dù gặp hoạn nạn, oan khuất nhưng cuối cùng sẽ được đền đáp, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng. Tác giả sắp đặt cho Vũ Nương, con người chịu oan khuất trở lại dương thế uy nghi rực rỡ nhưng cũng chỉ thấy thoáng lúc tỏ lúc mờ khi ẩn thi hiện nói lời từ tạ chồng thật ngậm ngùi: “Đa tạo tình chàng, thiếp chẳng thể ở nhân gian được nữa” và rồi chỉ “trong chốc lát bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần và biến mất”. Đó chỉ là niềm cảm thương của tác giả đối với bi kịch của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.

      bởi vũ thị thảo 17/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON