YOMEDIA
NONE

Giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương

phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong " chuyện người con gái Nam Xương"

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • A. Mở bài

    – Giới thiệu về Nguyễn Dữ: là nhà văn nổi tiếng ở thế kỉ XVI. Sinh ra trong xã hội loạn lạc, phải chứng kiến cảnh xã hội bắt đầu suy tàn, thối nát, đời sống
    nhân dân khổ cực —> ghi lại những trang văn đầy ắp giá trị hiện thực từ trái tim nhân đạo của mình.
    – Giới thiệu tác phẩm: là một tác phẩm tiêu biểu trong Truyền kì mạn lục, phản ánh số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiên.

    B. Thân bài
    1. Giá trị nội dung trong Chuyện người con gái Nam Xương
    a) Giả trị hiện thực Chuyện người con gái Nam Xương

    – Tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống, quyền làm người của người phụ nữ, gây nhiều đau khổ, oan trái cho họ.
    – Chiến tranh loạn lạc làm cho gia đình tan nát, con người phải chịu nhiều bất hạnh. Gia đình Trương Sinh không nằm ngoài điều đó: Chiến tranh, Trương Sinh phải đi lính, ở nhà mẹ già vì nhớ con ốm mà chết. Vũ Nương một mình lo toan gánh vác mọi công việc, chăm sóc mẹ chồng, nuôi dạy con thơ, vò võ chờ chồng giữa đêm khuya thanh vắng… Vì chiến tranh xa cách nên sau này mới có nỗi oan tày trời cho Vũ Nương.
    => Tất cả mọi người trong xã hội đó đều là nạn nhân của cuộc chiến phi nghĩa.
    – Tố cáo lễ giáo phong kiến, người đàn ông có nhiều quyền hành đã đẩy người phụ nữ đến cái chết oan uổng mà Trương Sinh là người đại diện: Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương dặn dò ân cần đằm thắm nhưng chàng dửng dưng. Khi trở về, nghe bé Đản nói, Trương Sinh nghi là vợ hư, không hề suy xét, cố tình làm to chuyện, mắng nhiếc vợ, đuổi đi, không hề động lòng trước những lời van xin tha thiết của Vũ Nương -> Vũ Nương đành gửi thân vào dòng nước để tẩy rửa nổi oan. Với hình ảnh này, Nguyễn Dữ còn tố cáo chế độ nam quyền độc đoán. Vũ Nương chưa một ngày sống hạnh phúc, nay lại phải ôm nỗi oan đến mức phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử.
    – Chi tiết Trương Sinh hiểu ra mọi chuyện và giải oan cho Vũ Nương là chi tiết có giá trị hiện thực nhất. Nỗi oan được giải nhưng con người vĩnh viễn không còn nữa, “bình rơi, trâm gãy”, hạnh phúc đã vỡ tan, nỗi đau không hàn gắn được, Trương Sinh mất vợ, bé Đản mất mẹ, Vũ Nương xa lìa trần thế…
    -> xã hội phong kiến đã dồn đẩy con người đến tận ngõ cụt của cuộc đời.

    b) Giá trị nhân đạo Chuyện người con gái Nam Xương

    Là nhà văn đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam quan tâm đến số phận của người phụ nữ: chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh, hiểu thâu những nỗi oan trái mà người phụ nữ phải gánh chịu. Nguyễn Dữ đã tìm đến với họ, đồng cảm trước nỗi đau và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Vì vậy mỗi hình ảnh câu chữ chính là Lấm lòng, tình thương của ông. Chuyện người con Nam Xương là một minh chứng cho trái tim giàu tình yêu thương của Nguyễn Dữ.

    Trong truyện, ông đã ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương. Là người phụ nữ thuỳ mị, nết na, đảm đang, tháo vát. Là người con hiếu nghĩa. Là người vợ thủy chung, khi chồng ở nhà: giữ gìn khuôn phép; khi chồng đi lính: thương nhớ, không ham danh vọng tiền tài, chỉ mong “hai chữ bình yên” với thú vui “nghi gia, nghi thất”; nhớ chồng, chỉ bóng của mình trên vách để an ủi mình và con lúc vắng chồng; “ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. Khi bị chồng nghi oan, không thể giãi bày, nàng đã lấy cái chết để chứng minh cho lấm lòng trong trắng, thủy chung. Trong lòng nàng không gì khác ngoài lòng yêu chồng, thương con.

    Tác giả còn xót thương, thông cảm với nỗi oan ức của người phụ nữ. Trong khi chế độ phong kiến coi thường quyền sống của người phụ nữ, không hề quan tâm đến nỗi khổ của họ, nguyện vọng của họ thì Nguyễn Dữ đã đề cập đến nỗi khổ ấy, xót thương cho nỗi oan ấy. Tác giả đề cao khát vọng của họ, muốn họ được tôn trọng. Chi tiết cuối truyện, việc Vũ Nương trở về trên bến Hoàng Giang lộng lẫy, sang trọng, lúc ẩn, lúc hiện sau đó mờ dần rồi biến mất, đã phản ánh ước mơ, nguyện vọng của nhân dân lao động về lẽ sống công bằng: người bị oan thì phải được minh oan, dù việc đó xảy muộn màng khi họ đã chết. Chi tiết còn khẳng định cái tốt, cái thiện được tôn vinh, cái đẹp được khẳng định.

    2. Giá trị nghệ thuật Chuyện người con gái Nam Xương.

    – Xây dựng tình huống bất ngờ, độc đáo nhưng hợp lí. Cuộc đời của Vũ Nương xoay quanh cái bóng: nó là nỗi nhớ, là tình yêu, là hạnh phúc, nhưng nó cũng là nỗi bất hạnh, oan trái, là cái chết bi thảm… Cái bóng được tác giả xây dựng khi Trương Sinh trở về, không đưa ngay từ đầu -> làm cho câu chuyện hấp dẫn, hồi hộp, hợp với tâm trạng của Trương Sinh lúc bấy giờ để câu chuyện phát triển đến đỉnh điểm của bi kịch.
    – Cách gỡ nút câu chuyện cũng rất bất ngờ.
    – Cách kể chuyện giàu kịch tính, kết hợp giữa hiện thực và mộng tưởng
    => ám ảnh nỗi đau.

    c. Kết bài.

    – Khẳng định tác phẩm thực sự là áng văn mẫu mực tiêu biểu cho Truyền kì man lục của Nguyễn Dữ, vừa mang giá ưị hiện thực lại vừa chứa chan tinh than nhân đạo.
    – Suy nghĩ của bản thân.

      bởi Trần Nhi 11/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON