YOMEDIA
NONE

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu cho bên dưới

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu cho bên dưới:

    Nhận định về Truyện Kiều, nhà phê bình Hoài Thanh có viết: "Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung". Truyện Kiều không những có nội dung sâu sắc mà nghệ thuật của nó cũng đạt đến một thành tựu rực rỡ. Nói đến thành công trong nghệ thuật Truyện Kiều trước hết người ta thường nói đến việc vận dụng tiếng Việt và thể thơ lục bát của dân tộc. Trong Truyện Kiều có sự kết hợp hết sức nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Truyện Kiều có không ít từ Hán Việt và điển cố lấy trong sách vở với lối diễn đạt đài các quý phái nhưng tất cả đều được sử dụng có liều lượng đúng nơi đúng lúc nên đều hợp lý. Mặt khác trong Truyện Kiều lại có nhiều lời ăn tiếng nói hằng ngày như ca dao, tục ngữ nhưng tất cả cũng được sử dụng có chọn lọc tinh vi khéo léo kết hợp hài hòa với ngôn ngữ bác học. Thể thơ lục bát trong Truyện Kiều được nhà thơ khai thác triệt để khả năng biểu hiện của nó tinh tế giản dị mà có âm vang có thể diễn đạt được nhiều sắc thái của cuộc sống và những nét tinh vi tế nhị trong tình cảm của con người.

                             (https://wwwFacebook.com/ Truyện Kiều trong lòng thế hệ trẻ)

a/ Nêu nội dung chính và phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. (1 điểm)

b/ Em hãy chép thuộc lòng 4 câu thơ tả người trong Truyện Kiều để minh họa cho nhận xét trong đoạn trích trên? (1 điểm )

c/ Tìm một lời dẫn trong đoạn trích và cho biết được dẫn theo cách nào? (1 điểm)

d/ “Truyện Kiều có không ít từ Hán Việt và điển cố lấy trong sách vở…”. Dựa vào bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích đã học”, em hãy tìm 2 “điển cố”. (1điểm)

e/ Qua các đoạn trích trong Truyện Kiều  đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 – tập 1, em hãy cho biết giá trị nhân đạo của Truyện Kiều. (1 điểm )

f/ Nhìn lại tác phẩm Truyện Kiều, chúng ta thấy Nguyễn Du là bậc thầy trong việc dùng ngôn từ. Thật đáng buồn ngày nay tình trạng sử dụng tiếng Việt rất xô bồ. Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của các bạn trẻ trong việc gìn giữ tiếng Việt.  (trả lời bằng vài câu văn từ 4 - 6 dòng). (1 điểm )

 

Câu 2: 6 điểm

Đọc truyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Người ăn xin

          Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông lão đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

          Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì để cho ông cả.

          Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

          Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

                                                   (Theo Tuốc-ghê-nhép)

a/ Nêu nội dung chính và phương thức biểu đạt của văn bản trên. (1 điểm )

b/ Văn bản liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học? Vì sao em xác định như vậy? (1 điểm )

c/ Tìm ít nhất 2 từ tượng hình có trong văn bản trên. (0.5 điểm )

d/ Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? (1 điểm )

e/ Tìm những  chi tiết miêu tả hình ảnh của “người ăn xin” và cho biết những chi tiết miêu tả đó mang lại tác dụng gì? (1 điểm)

f/ Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 6 dòng) trình bày suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu chuyện trên. (1.5 điểm )

 

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (0)

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON